tiêu, cao su, gần đây được phát triển thêm cây dược liệu, hiện có khoảng 58.957,33 ha, chiếm 81,67% tổng diện tích tự nhiên. Các khu vực có tiềm năng phát triển cây lâu năm cần phải có tầng dày đủ, độ dốc khơng q lớn và phải đảm bảo các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Đặc biệt đối với khu vực trồng cây cơng nghiệp cần có điều kiện chủ động tưới tiêu. Chủ yếu là các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, điều, và các loại cây ăn trái, phát triển thêm các loại cây dược liệu như cây đinh lăng, xả, ... Bên cạnh đó huyện cịn triển khai cho các địa phương khuyến khích, đầu tư trồng cây phân tán như keo lai, bời lời, sao xanh tại các thôn, làng, tại khuôn viên các trường học. Vùng chuyên canh cây công nghiệp phân bố ở tất cả các xã, tập trung nhiều
nhất là các xã Ia Dom, xã Ia Kriêng, xã Ia Pnôn, xã Ia Nan (phát triển cây cao su) ..., các xã thị trấn cịn lại phát triển ở mức trung bình cho các loại cây cao su, tiêu, điều, cà phê, dược liệu... Những vùng này, trong tương lai cần bám sát đảm bảo theo đúng quy hoạch, tập trung chú trọng về chất lượng, không phát triển chạy theo số lượng;
Vùng 4: phát triển lâm nghiệp. Hiện nay huyện Đức Cơ có khoảng 5.417,0 ha đất lâm nghiệp, chiếm 7,5% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên địa bàn xã Ia Dom và Ia Pnơn, cịn lại phân bố trên địa bàn xã Ia Kriêng, Ia Din, Ia Lang, Ia Nan. Diện tích này cần có các biện pháp mạnh tay nhằm duy trì và nâng cao độ che phủ của thảm xanh tự nhiên hiện có.
- Phương hướng sắp xếp, tổ chức không gian phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản
Thời kỳ 2021 – 2030, ổn định khu vực đất trồng lúa. Đối với diện tích đất chun trồng lúa có năng suất và chất lượng cần bảo vệ nghiêm ngặt; xây dựng các cánh đồng lớn chuyên canh, có thể thâm canh; tăng cường sử dụng các loại giống lúa chất lượng (giống xác nhận, lúa lai) để đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho cộng đồng dân cư tại địa phương.
Đến năm 2030 tiếp tục duy trì khu chức năng chun trồng lúa có diện tích khoảng gần 500 ha (trong đó khu chuyên trồng lúa nước, phân bố trên vùng thích hợp cao tại các xã Ia Dơk, vùng xã Ia Din, Ia Krêl, xã Ia Lang, Ia Pnôn).
Vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm phân bố ở tất cả các xã, tập trung nhiều nhất là các xã Ia Dom, xã Ia Kriêng, xã Ia Pnôn, xã Ia Nan (phát triển cây cao su) ..., các xã thị trấn cịn lại phát triển ở mức trung bình cho các loại cây cao su, tiêu, điều, cà phê, dược liệu... Những vùng này, trong tương lai cần bám sát đảm bảo theo đúng quy hoạch, tập trung chú trọng về chất lượng, không phát triển chạy theo số lượng;
Đến năm 2030, khu vực chuyên trồng cây cơng nghiệp lâu năm hình thành trên địa bàn các xã với diện tích đạt khoảng hơn 31.800 ha. Trong đó:
- Vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung phát triển cây cao su nhiều nhất là các xã Ia Dom, Ia Kriêng, Ia Pnôn, Ia Nan.
- Cây điều, cà phê, tiêu thích hợp trên địa bàn các xã có nguồn nước tưới chủ động hơn. Duy trì diện tích tập trung trên địa bàn xã Ia Dom, Ia Pnôn, Ia Nan với diện tích hiện trạng là 2.370,30 ha. Đến năm 2030 đất rừng phịng hộ có khoảng 2.565,30 ha.