Đất chưa sử dụng 144,97 514,1 69,16 602,47 457,

Một phần của tài liệu download-(8) (Trang 44 - 46)

IV CHỈ TIÊU XÂY DỰNG ĐẢNG

3 Đất chưa sử dụng 144,97 514,1 69,16 602,47 457,

Nguồn: Quy hoạch sử dung đât huyện 2020

Quỹ đất của huyện đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. Chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất thương mại – dịch vụ, cơ sở sản xuất kinh doanh, đất có mục đích cơng cộng); trong giai đoạn 2015 – 2020 đất chưa sử dụng được khai thác triệt để, điều này cho thấy sử dụng đất phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển kinh tế của huyện: tăng tỷ trọng ngành, lĩnh vực Dịch vụ - Thương mại và Công nghiệp – Xây dựng, giảm tỷ trọng ngành Nông – Lâm nghiệp - Thủy sản. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội của huyện trong thời kỳ qua và phù hợp với định hướng sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất huyện.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 72.186,01 ha, hiện nay diện tích đất sử dụng cho mục đích nơng nghiệp là 67.319,77 ha, mục đích phi nơng nghiệp là 4.721,27 ha, đất được đưa vào sử dụng chiếm 99,80% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, cơ cấu sử dụng đất phân theo đối tượng sử dụng đất, đối tượng quản lý đất theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai là:

52,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp và đất ở;

Tổ chức kinh tế; cơ quan, đơn vị của Nhà nước; tổ chức sự nghiệp cơng lập; tổ chức khác: sử dụng diện tích 31.430,3 ha, chiếm 43,5% tổng diện tích tự nhiên; Trên địa bàn huyện có các Cơng ty nơng – lâm nghiệp là chủ yếu, như: Công ty TNHH MTV 72, Công ty TNHH MTV 74, Công ty TNHH MTV Tổng Công ty 15 – chi nhánh Công ty 75, doanh nghiệp, Hợp tác xã... sử dụng.

Ngoài ra là các cơ quan, đơn vị của Nhà nước, hay tổ chức sự nghiệp như Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý Khu kinh tế sử dụng và quản lý các loại đất xây dựng trụ sở, đất khu kinh tế, khu công nghiệp, đất lâm nghiệp - nông nghiệp... theo địa phận đất đai được giao quản lý.

Cộng đồng dân cư và cơ sở tơn giáo sử dụng diện tích 15,5 ha đất sinh hoạt cộng đồng và đất cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng của cộng đồng dân cư;

Ủy ban nhân dân cấp xã; cộng đồng dân cư và tổ chức khác trên địa bàn huyện quản lý diện tích 2.998,3 ha, chiếm 4,2% tổng diện tích tự nhiên. Chủ yếu là quản lý đất rừng, đất công cộng và đất chưa sử dụng theo địa phận giao quản lý.

Về mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội có thể khái quát như sau:

Đối với đất đang sử dụng cho mục đích nơng nghiệp có thể tăng hiệu quả theo hướng đầu tư thâm canh, tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni đa dạng hóa nâng cao năng suất, chất lượng và phù hợp với điều kiện phát triển của huyện. Diện tích đất phi nơng nghiệp hiệu quả sử dụng chưa cao, nhất là đất xây dựng các cơng trình cơng cộng; đất ở cần phải được bố trí, sắp xếp lại theo hướng tiết kiệm đất đai, tận dụng khơng gian xây dựng, một số cơng trình nên kết hợp sử dụng đa mục đích.

Đối với đất khu cơng nghiệp, các khu đất chưa sử dụng có nguồn gốc từ đất các tổ chức, cơ quan đơn vị trả về địa phương quản lý cần có chính sách thu hút đầu tư để tránh lãng phí quỹ đất “sạch”.

Tỷ lệ đất đai dành cho phát triển các lĩnh vực xã hội hóa đã đáp ứng được các nhu cầu phát triển, tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với nông nghiệp, trên địa bàn huyện đã hình thành các khu nơng nghiệp “sạch”, các cánh đồng sản xuất, các khu chuyên canh cây công nghiệp lâu năm được phân vùng sản xuất theo định hướng phát triển theo chiều sâu. Tuy nhiên, tình hình đầu tư về vốn, vật tư khoa học kỹ thuật chủ yếu được hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình 135, chương trình 134, Xây dựng nơng thơn mới, giảm nghèo bền vững khu vực Tây Nguyên, nguồn ngân

sách đầu tư từ Tỉnh, Trung ương vào Khu Kinh tế… còn nguồn vốn tiềm lực từ địa phương chưa chủ động phát huy được do điều kiện về tự nhiên và trình độ nguồn nhân lực cịn hạn chế.

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong sử dụng đất

Quỹ đất sản xuất kinh doanh trong các khu chợ thương mại, khu công nghiệp; đất được các cơ quan, đơn vị giao về địa phương quản lý, một số khu vực dự kiến đấu giá đất hiện còn nhiều nhưng chưa được sử dụng hết, cần có chính sách thu hút đầu tư để sử dụng triệt để quỹ đất này, tránh lãng phí đất sạch. Một số dự án được phê duyệt nhưng kéo dài thời gian triển khai, cịn có tình trạng khơng tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện của người sử dụng đất. Người dân không thể yên tâm đầu tư, sản xuất, ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân.

Tại khu công nghiệp, các khu chế xuất, khu chăn nuôi hay khu vực thu mủ quy mô lớn, chế biến cao su cần giám sát xả thải, lắp đặt trạm quan trắc tự động để tránh xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý. Đối với các khu chế xuất, cần yêu cầu đánh giá tác động môi trường, quan trắc để đưa ra phương án xử lý triệt để.

Đối với vấn đề đất ở: cần quy hoạch lại các khu dân cư tự phát, xây dựng lại các khu dân cư mới để đáp ứng được nhu cầu nhà ở của dân nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp, khu sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Quỹ đất nơng nghiệp tại huyện có xu hướng ngày càng giảm dần do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích sản xuất nơng nghiệp, khuyến khích đưa diện tích đất chưa sử dụng vào cho các mục đích sử dụng đất phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của huyện.

Đất trồng lúa chưa hiệu quả cao, năng suất cây lúa trên địa bàn huyện còn thấp so với năng suất trung bình chung của tỉnh. Theo Niên giám Thống kê 2019, năng suất lúa cả năm huyện đạt 28,49 tạ/ha, trong đó năng suất lúa đơng xn là 47 tạ/ha.

Đối với đất lâm nghiệp cần có biện pháp mạnh tay để bảo vệ nghiêm ngặt hơn. Tại các khu vực đã được khảo sát, cần thực hiện nghiêm các chính sách giao đất giao rừng, bên cạnh đó cần kết hợp các biện pháp giám sát cụ thể để có hiệu quả.

Một phần của tài liệu download-(8) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)