CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đánh giá hiện trạng bảo tồn tại VQG Cát Tiên
3.3.1. Khảo sát hiện trạng bảo tồn tại Bàu Sấu
Với việc thu mẫu phân, chúng tôi thu đƣợc phân cá sấu con vì cá sấu trƣởng thành thƣờng khơng đi vệ sinh tại các chỗ phơi nắng và đƣờng đi. Chúng tôi không thể thu mẫu sâu bên trong các trảng cỏ nổi bởi nguy cơ bị cá sấu tấn cơng cao. Cũng vì thế chúng tơi khơng thể quan sát và thu đƣợc mẫu vỏ trứng.
Sau q trình khảo sát, chúng tơi đƣa một số kết quả về điều kiện sống của cá sấu Xiêm tại khu vực này:
Thời điểm khảo sát là mới chớm vào mùa mƣa nên mực nƣớc tại bàu gần tƣơng tự mùa khô tức là diện tích mặt nƣớc khoảng 150ha [44]. Mặt nƣớc bị các trảng cỏ nổi che phủ, lan rộng và có thể dẫn đến lấp đầy diện tích mặt nƣớc. Các trảng cỏ nổi hình thành bởi các loại cỏ liên kết bèo lại với nhau, tạo ra các đám cỏ di chuyển trên mặt nƣớc. Khảo sát quanh các trảng dễ dàng ghi nhận các dấu vết phơi nắng, lối đi lên của cá sấu (Hình 4, Phụ lục). Sự phát triển mạnh mẽ của các trảng cỏ nổi có hai mặt. Đây là nơi sinh sống và trú ẩn lý tƣởng cho lồi nhƣng cũng chiếm diện tích mặt nƣớc và nếu khơng có biện pháp hợp lí có thể tích tụ dần nhiều chất lắng đọng ở đáy bàu, làm cho bàu bị nông dần và biến dần thành vùng đất trũng.
Do có trạm kiểm lâm và hoạt động của khách du lịch nên cá sấu rất ít khi bơi lên các bãi đất gần trạm kiểm lâm - khu vực có địa hình tƣơng đối bằng phẳng. Tuy nhiên khu vực trƣớc của trạm kiểm lâm (Bàu Sấu nhỏ) là nơi tập trung nhiều cá thể (Hình 12).
-
- Hình 12. Phần bàu trƣớc cửa trạm (Bàu Sấu nhỏ)
Một diện tích lớn của Bàu Sấu bị che phủ bởi mai dƣơng, một lồi xâm lấn có khả năng lan rộng rất nhanh. Mặc dù vấn đề đƣợc khắc phục bằng hoạt động tình nguyện của một số tổ chức nhƣng vẫn chƣa triệt để (Hình 6, Phụ lục). Mai dƣơng có gai nên cá sấu không thể lên các khu vực bằng phẳng này để phơi nắng hay đẻ trứng. Nhƣ vậy một phần sinh cảnh sống của cá sấu tại đây đang bị thu hẹp.
Nguồn thức ăn của cá sấu tại đây khá dồi dào, chủ yếu là cá rơ phi (Hình12). Hiện nay, ngƣời dân từ các khu vực lân cận vẫn vào khu vực này để đánh cá trái phép. Tuy nhiên, trạm kiểm lâm Bàu Sấu đƣợc đặt gần mặt nƣớc nên nguồn thức ăn của lồi tại khu vực này ít bị ảnh hƣởng.
Hình 13. Nguồn thức ăn dồi dào tại Bàu Sấu, VQG Cát Tiên
Theo ghi nhận của các cán bộ kiểm lâm tại đây tồn tại một số kẻ thù của lồi có thể ăn thịt cá sấu con nhƣ: cá lóc bơng lớn, chim ó cá. Tuy vậy, điều này chƣa đủ ảnh hƣởng đến sự tồn tại của quần thể tại đây bởi kích thƣớc quần thể vẫn tăng qua các năm.
Khu vực bờ quanh Bàu Sấu nhỏ khá rộng rãi, thoáng và bằng phẳng. Tuy nhiên tại đây chúng tôi chỉ phát hiện ra một vài mẫu phân khô, nhỏ mà khơng có mẫu phân tƣơi. Từ đó cho thấy cá sấu rất ít lên bờ mà chủ yếu nằm trong các trảng cỏ nổi trên mặt nƣớc.
Nhƣ vậy, Bàu Sấu có nhiều điều kiện lý tƣởng cho sự tồn tại của loài. Tuy nhiên tại đây vẫn còn tồn tại một số vấn đề về loài xâm lấn và các trảng cỏ nổi sẽ ảnh hƣởng đến sinh cảnh sống của loài. Những vấn đề này cần đƣợc cân nhắc và khắc phục để tạo điều kiện tốt nhất cho việc tồn tại và phát triển quần thể cá sấu Xiêm tại đây.