Kết quả phỏng vấn người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ thuần chủng của cá thể loài cá sấu xiêm (crocodylus siamensis) bằng sinh học phân tử nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Kết quả phỏng vấn người dân

Chúng tôi đã phỏng vấn đƣợc 28 ngƣời dân là những ngƣời dân thuộc xã Đăk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Những ngƣời dân này đã từng hoặc vẫn đang vào rừng với những mục đích khác nhau nhƣ đánh cá, đặt bẫy săn thú, lấy gỗ

trái phép. Các câu hỏi sẽ tập trung vào các vấn đề: sinh kế ngƣời dân, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm từ cá sấu Xiêm, khả năng tiếp cận với các khu vực có cá sấu Xiêm trong VQG Cát Tiên, các phƣơng thức đánh cá ảnh hƣởng đến sự tồn tại của cá sấu Xiêm, nhận thức của ngƣời dân về mức độ quan trọng trong việc bảo tồn loài. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

 Sinh kế ngƣời dân: 28/28 ngƣời dân có nghề chủ yếu dựa vào nông nghiệp,

trồng ngô, trồng dâu. Săn bắt là nghề phụ đã hoặc vẫn đang làm.

 Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm từ cá sấu Xiêm: 28/28 ngƣời trả lời là khơng thể tự lột da, thuộc da, và khơng có nguồn tiêu thụ. Thêm vào đó có trại cá sấu ở gần đó nên việc săn bắt trái phép cá sấu tự nhiên gần nhƣ không diễn ra.  Sự tiếp cận của ngƣời dân với khu vực: 7/28 ngƣời gần đây vẫn vào trong khu vực Bàu Sấu. Ngƣời dân vào rừng từ nhiều cửa khác nhau. Tuy nhiên có một vài trƣờng hợp bị cá sấu cắn nên việc đi đánh cá cũng giảm dần. Ngƣời dân thi thoảng bắt gặp đƣợc cá sấu con ở nhiều kích thƣớc, độ tuổi khác nhau từ mới sinh cho đến vài tháng tuổi.

 Phƣơng thức đánh cá: 3/28 ngƣời đánh cá bằng cách dùng các lƣỡi câu trùm,

4/28 ngƣời đánh cá bằng phƣơng pháp chích điện. Việc sử dụng các lƣỡi câu trùm và chích điện có nguy cơ ảnh hƣởng lớn do các các sấu con dễ bị mắc lƣỡi câu.

 Thực trạng cá sấu theo ngƣời dân: 28/28 ngƣời trả lời là số lƣợng cá sấu tại

VQG Cát Tiên tăng dần theo thời gian và lan ra các bàu khác. Có sự mở rộng khu vực phân bố của cá sấu ra các khu vực lên phía bắc Bàu Sấu (khu vực có độ cao vừa phải và khơng bị tách biệt với Bàu Sấu bởi các vùng đất cao). Các bàu có thể nhắc đến nhƣ bàu Chim, bàu Thái Bình Dƣơng, bàu C4, bàu Ngang, bàu Sen, bàu Cá. Tuy nhiên từ khi khơng cịn nƣớc lũ, sự trao đổi giữa các khu vực hạn chế. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là tác động của việc xây thuỷ điện Trị An. Nhƣ vậy hiện tại việc mở rộng khu vực phân bố loài từ Bàu Sấu ra các khu vực lân cận là ít.

 Nhận thức về việc cần bảo vệ cá sấu Xiêm: 28/28 ngƣời dân biết mức độ xử

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy ngƣời dân có hiểu biết về hiện trạng lồi và biết đƣợc mức xử phạt đối với săn bắt trái phép với cá sấu riêng và các loài khác nói chung nhờ vào cơng tác tun truyền từ chính quyền địa phƣơng và lực lƣợng kiểm lâm. Tuy nhiên do sinh kế chủ yếu vẫn là nông nghiệp nên ngƣời dân cần các nguồn lợi từ rừng. Do đó cần có những biện pháp thích hợp để phát triển kinh tế địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định mức độ thuần chủng của cá thể loài cá sấu xiêm (crocodylus siamensis) bằng sinh học phân tử nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn (Trang 51 - 53)