Khái niệm chung về đƣờng bờ biển và biến động đƣờng bờ biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 25 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG ĐƢỜNG BỜ

1.2.1. Khái niệm chung về đƣờng bờ biển và biến động đƣờng bờ biển

Bờ biển là một môi trƣờng rất độc đáo, do bờ biển là nơi tiếp giáp gữa đất liền và biển, đây là không gian vừa chịu tác động của các yếu tố tự nhiên trên lục địa vừa chịu ảnh hƣởng của các yếu tố hải văn biển. Với vai trò rất quan trọng về cả kinh tế - xã hội, mơi trƣờng và an ninh quốc phịng, đồng thời cũng là nơi tập trung đông dân cƣ nên những vấn đề môi trƣờng cấp thiết ở đới bờ biển cũng xảy ra mạnh mẽ và đƣợc quan tâm nhiều hơn những khu vực khác. Hiện tƣợng xói lở bờ biển đã trở thành vấn đề rất nghiêm trọng và đƣợc các quốc gia có biển, các tổ chức và các nhà khoa học quan tâm. Các kết quả nghiên cứu biến động địa hình (nghĩa là các quá trình địa mạo) cả trên đất liền cũng nhƣ ở bờ biển đều đƣợc thừa nhận là một

trong những nguồn tài liệu quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển và quản lý môi trƣờng đới bờ biển [14,25]. Để hiểu rõ về bản chất đối tƣợng nghiên cứu, dƣới đây sẽ trình bày các khái niệm cơ bản.

- Đường bờ biển: theo nghĩa chung, đƣợc định nghĩa là một đƣờng ranh giới

tiếp xúc giữa đất liền và các thủy vực [30], nó là một trong những đối tƣợng dạng tuyến quan trọng nhất trên bề mặt Trái đất và có tính chất ln biến động [59].

Trong nghiên cứu địa mạo bờ biển, các khái niệm về bờ và đƣờng bờ có sự khác biệt so với bờ sông hoặc bờ hồ trong lục địa, do bờ biển, đƣờng bờ biển bị tác động của các yếu tố mang tính quy luật nhƣ thủy triều và sóng, do vậy các khái niệm về bờ biển và đƣờng bờ biển cũng đƣợc hiểu theo những cách khác nhau, các thuật ngữ đƣợc thể hiện trên hình 1.1 đƣợc giải thích dƣới đây[32,41]:

- Vùng đất phía trong dải ven biển (Coastal hinterland): là vùng đất phía

trong ranh giới phía lục địa của bờ biển và khơng bị ảnh hƣởng bởi các q trình ven biển.

- Đới xa bờ (Offshore zone): là khu vực ngồi khơi khơng đƣợc phân định rõ

ràng. Liên quan đến thuật ngữ bãi biển, đới xa bờ thƣờng đƣợc định nghĩa là khu vực ngoài của đới gần bờ (nearshore zone).

- Dải ven biển (Coastal area): là vùng đất và biển tiếp giáp với đƣờng bờ

ngoài (shoreline) bao gồm bờ trong (coast), bờ ngoài/bãi biễn (shore hoặc beach) và đới gần bờ (nearshore area).

- Bờ trong (Coast) là dải đất hẹp đƣợc mở rộng từ đƣờng bờ trong (coastline)

về phía lục địa, đến sự thay đổi lớn đầu tiên của đặc điểm địa hình, mà ở đó khơng cịn bị ảnh hƣởng bởi các quá trình ven biển. Các loại đối tƣợng chính ven biển là các cồn cát, vách đá và các khu vực trũng thấp, có thể đƣợc bảo vệ bằng đê điều hoặc tƣờng chắn sóng.

- Bờ ngoài hoặc Bãi biển (Shore hoặc Beach): là khu vực có vật liệu chƣa

hợp nhất, đƣợc mở rộng từ mực nƣớc triều thấp trung bình nhiều năm (MLWL) đến nơi có sự thay đổi rõ rệt về vật liệu hoặc đối tƣợng địa lý (chân đụn cát - dunefoot), hoặc đến đƣờng thảm thực vật vĩnh viễn (giới hạn bởi sự tác động của sóng do bão), tức là đến đƣờng bờ trong (coastline). Bờ ngồi hoặc Bãi biển có thể đƣợc chia thành bờ trƣớc (foreshore) và bờ sau (backshore). Cấu tạo của bãi biển thƣờng là tích tụ trầm tích bở rời, nhƣ cát, cuội sỏi hoặc tảng, đôi khi nằm tại bờ sau, nhƣng thƣờng mở rộng qua cả bờ nƣớc. Một số bãi mở rộng xuống dƣới tới mực thủy triều thấp.

- Bờ trước (Foreshore hoặc Beach face): là khu vực nằm giữa mực nƣớc triều thấp trung bình nhiều năm và giới hạn trên của sóng tại mức triều cao. Bờ trƣớc là một phần của bờ ngoài/bãi biển, thƣờng bị ẩm ƣớt do sự thay đổi của thủy triều và tác động của sóng trong điều kiện bình thƣờng, tức là khơng bao gồm tác động của sóng bão.

- Bờ sau (Backshore): là một phần của bờ ngoài/bãi biển nằm giữa bờ trƣớc

và đƣờng bờ trong (coastline), bờ sau thƣờng khô trong điều kiện bình thƣờng, nhƣng vẫn bị ngập khi thủy triều đặc biệt cao hoặc do sóng bão.

- Đới triều (Littoral zone hoặc Shoreface): là một phần của khu vực ven biển

nằm về phía biển của đƣờng mực nƣớc triều thấp trung bình nhiều năm. Khu vực này mở rộng ra phía biển tính từ bờ trƣớc đến một khoảng cách vƣợt ra ngồi đới sóng vỡ (breaker zone). Đới triều là một đới mà tại đó các q trình hình thái động lực diễn ra, chủ yếu liên quan đến vận chuyển trầm tích dọc bờ và vng góc với bờ. Chiều rộng của đới triều phụ thuộc vào điều kiện sóng.

- Đường bờ trong (Coastline): Về mặt kỹ thuật, là đƣờng tạo thành ranh giới

giữa bờ trong (coast) và bờ ngoài (shore), tức là chân vách đá hoặc chân đụn cát. Thơng thƣờng, nó đƣợc coi là đƣờng tạo thành ranh giới giữa đất và nƣớc, nơi có tác động cao nhất của sóng trong năm (thƣờng là sóng bão).

- Đường bờ ngồi (Shoreline): là nơi có sự giao nhau giữa đƣờng mực nƣớc

triều cao trung bình nhiều năm (MHWL) và bờ ngồi (shore). Đƣờng bờ ngoài trên các hải đồ (bản đồ biển) xấp xỉ mực nƣớc triều cao trung bình này. Đƣờng bờ ngồi

không dễ xác định trong tự nhiên và trái ngƣợc với đƣờng bờ trong, nơi mà dựa trên sự chuyển đổi hình thái rõ ràng giữa bờ ngồi (shore) và bờ trong (coast).

Trong trƣờng hợp khó khăn trong việc xác định vị trí mực nƣớc triều cao trung bình thì các chỉ thị để xác định đƣờng bờ biển đƣợc sử dụng là “đƣờng thực vật” hoặc “vách xói lở” [35]. Ở các vị trí bờ dốc đứng thì đƣờng bờ trong và đƣờng bờ ngồi có thể trùng nhau [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)