Đặc điểm thủy văn, hải văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 60 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.4.2. Đặc điểm thủy văn, hải văn

a) Mạng lưới thủy văn trên phần lục địa: khu vực nghiên cứu có mạng lƣới

dịng chảy khá dày, bao gồm các sông tự nhiên nhƣ sông Giang Thành, sông Cái Lớn, Cái Bé, Cái Đôi Vàm, Kênh Hội, Sông Đốc…và hệ thống kênh mƣơng chằng chịt thƣờng bắt nguồn từ sông Hậu và toả ra các kênh cấp II, cấp III vào nội đồng. Chế độ thủy văn sông Hậu chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của lƣu lƣợng nƣớc ở thƣợng nguồn và thủy triều biển Đông. Từ tháng VII đến tháng XII hầu nhƣ khơng có dịng chảy ngƣợc. Cuối tháng XI, đầu tháng XII, lƣợng nƣớc thƣợng nguồn giảm dần, trong khi bán nhật triều ở biển Đông hoạt động mạnh hơn, trên sơng Hậu bắt đầu có dòng chảy ngƣợc đến Châu Đốc.

Chế độ mƣa ảnh hƣởng khá mạnh đến chế độ dịng chảy trong vùng, có tác động làm tăng thêm mức ngập và thay đổi mức độ chua phèn trong kênh rạch, đặc biệt trong nửa đầu mùa mƣa. Chế độ thủy văn của Phú Quốc đƣợc chi phối bởi đặc điểm địa hình, chế độ mƣa, thảm phủ thực vật và triều biển Tây. Nhìn chung tác động của chế độ thủy văn lên phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Quốc là không lớn.

Cùng với lƣợng mƣa, hệ thống sông và kênh mƣơng khu vực cung cấp nguồn nƣớc mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của vùng nghiên cứu.

b) Đặc điểm hải văn

- Thủy triều: khu vực nghiên cứu chịu tác động trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và của Vịnh Thái Lan (nhật triều không đều). Biên độ triều biển Đông tƣơng đối lớn, từ 3-3,5 m vào ngày triều cƣờng, trong khi triều Vịnh Thái Lan thấp hơn, có biên độ triều từ 0,8m đến 1m. Hai đỉnh triều trong ngày chênh nhau không đáng kể, từ 0,5-0,7m. Biên độ lớn nhất của triều biển Tây tại Rạch Giá là 118cm vào tháng I và biên độ nhỏ nhất tại Rạch Giá là 2cm vào tháng X. Do ảnh hƣởng của 2 chế độ thủy triều và có nhiều cửa sơng ăn thơng ra biển, nên tồn bộ diện tích đất liền của khu vực nghiên cứu đều bị nhiễm mặn và chế độ truyền triều rất phức tạp. Chế độ thủy triều đã đƣợc ngƣời dân tận dụng trong đời sống, sản xuất nhƣ giao thông đi lại theo con nƣớc, lấy nƣớc và thoát nƣớc cho các vùng đầm nuôi tôm… Nhƣng do chế độ truyền triều không đều của Biển Đông và Vịnh Thái Lan đã hình thành một số vùng giáp nƣớc, là những khó khăn cho giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất.

Hình 2.5. Bản đồ phân bố chế độ thủy triều vịnh Thái Lan [16]

- Sóng: Khu vực nghiên cứu, nhìn chung khơng chịu ảnh hƣởng của trƣờng sóng trong gió mùa đơng bắc. Gió mùa tây nam và bão là hai nguồn động lực sóng duy nhất tác động đến vùng ven bờ biển Tây Nam. Đây là một vùng động lực sóng yếu do đặc điểm địa hình đáy biển rất nơng. Độ cao sóng hữu hiệu cực đại năm khoảng 2.5-3m với hai hƣớng sóng nguy hiểm là hƣớng SW và NW. Hai tháng có sóng mạnh nhất là tháng VII và tháng VIII. Tần suất các sóng trong khoảng hƣớng S-W chiếm 39% và theo các hƣớng WNW-N chiếm 19%, còn lại 42% tổng số trƣờng hợp là lặng sóng. Phân bố hai chiều trung bình năm giữa độ cao và chu kỳ sóng là 0.5-0.75m và 3-5s. Tần suất sóng bão tại khu vực này rất hiếm và độ cao sóng trong bão cũng khơng lớn.

- Dịng chảy: dịng chảy do gió ở khu vực nghiên cứu biến đổi theo mùa mùa gió đơng bắc và mùa gió tây nam. Vào thời kỳ mùa gió đơng bắc từ tháng XI đến tháng III năm sau, dòng chảy phát triển mạnh nhất vào tháng I, có hƣớng chảy từ

nam lên bắc. Hệ thống dịng chảy trong vùng biển ven bờ nằm trong hồn lƣu chung xốy thuận trong tồn vịnh Thái Lan.Thời kỳ mùa gió tây nam, bắt đầu từ tháng V đến tháng IX, dòng chảy mạnh nhất vào tháng VII. Vận tốc dịng chảy có tăng so với thời kỳ mùa gió đơng bắc, nhƣng khơng nhiều, chỉ gia tăng thêm vài cm/s. Ngƣợc với thời kỳ mùa gió đơng bắc, dịng chảy trong vùng nghiên cứu có xu thế chảy ngƣợc lạị, nghĩa là chảy từ bắc xuống nam. Hệ thống dòng chảy này nằm trong tồn lƣu chung xốy nghịch trong tồn vịnh Thái Lan. Các tháng IV và tháng X có thể nói là các tháng chuyển tiếp. Đặc điểm dòng chảy trong các tháng này là dòng chảy giảm đi rõ rệt. Sau tháng chuyển tiếp, dòng chảy theo mùa mới bắt đầu xác lập và vận tốc theo từng tháng lớn dần lên, tới tháng cực đại, sau đó vận tốc lại giảm dần tới tháng chuyển mùa tiếp theo. Vịng tuần hồn biến đổi trong năm cứ thế tiếp diễn. Do đặc điểm địa hình đáy từng khu vực và hình thái bờ và đảo đã hình thành những vùng nhỏ có tính chất riêng làm thay đổi bức tranh dịng chảy chung và tạo ra những đặc điểm biến động riêng về dòng chảy. Ở khu vực quanh mũi Cà Mau, hay khu vực phía đơng và nam đảo Phú Quốc tạo nên những biến động đáng kể đến bức tranh dòng chảy ở đây, làm cho trƣờng dòng chảy ở các khu vực này khơng cịn thuần nhất nhƣ những nơi khác.

- Nhiệt độ nƣớc biển: Trong những tháng gió mùa đơng bắc, từ khoảng tháng XI đến tháng III năm sau, khi trƣờng gió đơng bắc ổn định và phát triển tới tận phía nam biển Đông, các đƣờng đẳng nhiệt độ biểu hiện sự xâm nhập của nƣớc từ ngồi biển Đơng vào vịnh Thái Lan. Các đƣờng đẳng nhiệt độ gần song song với nhau, giá trị nhiệt độ tăng dần theo hƣớng tiến vào vịnh tới khoảng giữa vịnh. Phía bờ Việt Nam, các đƣờng đẳng nhiệt độ thƣờng dày hơn so với phía bờ đối diện, gradient nhiệt độ hƣớng lên phía tây bắc. Nhiệt độ nƣớc cao nhất trong mùa đông, khoảng 27,80C vào tháng I, chênh lệch nhiệt độ trên khoảng cách ngắn giữa cận nam mũi Cà Mau và đảo Phú Quốc có thể tới khoảng trên dƣới 10

C . Trong các tháng gió mùa tây nam, từ tháng V đến tháng IX, xu thế các đƣờng đẳng nhiệt độ xoay sang song song với trục vịnh, nhiệt độ tăng dần từ phía bờ Việt Nam - Thái Lan tới bờ Malaixia. nhiệt độ nƣớc tầng mặt cao nhất trong năm diễn ra vào tháng 5 (tại mặt biển 30,20

Tình hình phân bố nhiệt độ tại các tầng dƣới bề mặt, cho tới tầng sâu hơn 20m, giống nhƣ trên bề mặt, với mức độ chênh nhiệt độ theo khoảng cách ngang ít hơn so với trên bề mặt.

- Độ muối: Nhìn chung, dịng tồn phần vận chuyển nƣớc trong gió mùa đơng bắc ổn định hƣớng từ ngoài cửa vào trong vịnh quyết định bức tranh phân bố độ muối. Cả trong hai mùa gió, độ muối trong vịnh Thái Lan nói chung cao, trên 30‰. Trong mùa gió đơng bắc, độ muối giảm theo hƣớng từ cửa vịnh vào trong vịnh tới khoảng quá giữa vịnh. Các đƣờng đẳng trị độ muối tầng mặt ở phía bờ phía đơng dày hơn so với ở bờ phía tây trong cả hai mùa. Tại vị trí cửa vịnh, độ muối trên 33‰, thuộc loại cao nhƣ độ muối của nƣớc mặt ngồi khơi biển Đơng. Trong mùa gió tây nam, phân bố độ muối trong vịnh Thái Lan chủ yếu do quá trình sắp xếp lại nƣớc của vịnh và nƣớc từ lục địa trong vịnh quyết định. Q trình này bắt đầu có biểu hiện từ tháng VI và phát triển nhất ở tháng VIII và IX. Độ muối tầng mặt tháng VIII cao nhất khoảng 32,8‰ xuất hiện ở bờ phía tây. Độ muối tại đỉnh vịnh đạt giá trị thấp nhất, tới giá trị 29,4‰.

Tình hình phân bố độ muối ở các tầng dƣới bề mặt cho thấy bức tranh phân bố độ muối lặp lại phân bố nhiệt độ. Chỉ vài tháng gió yếu chuyển mùa (tháng IV- VI) mới có biểu hiện phân tầng theo chiều thẳng đứng. Thời gian còn lại thấy nƣớc xáo trộn mạnh giữa bề mặt và dƣới sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)