Đặc điểm thổ nhƣỡng, sinh vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 51)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng, sinh vật

2.1.3.1. Đặc điểm thổ nhưỡng

Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau đến năm 2020 [15,27] thì khu vực nghiên cứu có các nhóm đất chính và tài ngun đất nhƣ sau:

- Nhóm đất mặn: phân bố ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời (Cà Mau) và các huyện ven biển An Biên, An Minh (Kiên Giang). Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới mịn, khơng có tầng phèn tiềm tàng hoặc phèn hoạt động. Nhóm đất này chủ yếu đƣợc sử dụng cho phát triền rừng ngập mặn ven biển, nuôi tôm nƣớc mặn và nƣớc lợ, một số ít diện tích đƣợc lên liếp trồng cây ăn trái, bao gồm 3 loại đất chính: Đất mặn sú vẹt đƣớc, phân bố chủ yếu ở chân đất ngập triều, thảm thực vật chính là rừng đƣớc, sú vẹt; Đất mặn nhiều, thƣờng mặn nặng vào mùa khô

và giảm độ mặn vào mùa mƣa, phân bố ở phía trong đất mặn sú vẹt, chủ yếu đƣợc khai thác cho ni trồng thủy sản; Đất mặn ít và trung bình, phân bố tập trung ở vùng U Minh Thƣợng đƣợc khai thác để sản xuất mơ hình lúa - tơm.

- Nhóm đất phèn: phân bố chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần

Văn Thời, Ngọc Hiển, Năm Căn, Cái Nƣớc (Cà Mau), tiểu vùng Tứ Giác Long Xun, U Minh Thƣợng, Tây Sơng Hậu (Kiên Giang). Nhóm đất phèn bao gồm 2 nhóm phụ: (1). Đất phèn tiềm tàng bao gồm 3 loại đất chính là đất phèn tiềm tàng sâu dƣới rừng ngập mặn, đất phèn tiềm tàng nông mặn và đất phèn tiềm tàng sâu mặn. Đất có độ phì tiềm tàng cao, nhƣng bị hạn chế bởi phèn và mặn, hiện sử dụng ni tơm, lên líp trồng khóm và số ít là rừng ngập mặn; (2). Đất phèn hoạt động bao gồm 4 loại đất chính: Đất phèn hoạt động nơng mặn, đất phèn hoạt động sâu mặn, đất phèn hoạt động nông và đất phèn hoạt động sâu. Đáng chú ý là độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn và chiều dày tầng sinh phèn rất khác nhau ở từng khu vực, hoặc ngay trong một khu vực cũng khác nhau (tầng phèn xuất hiện từ 0-50cm là tầng phèn nông, xuất hiện từ 50-100cm là tầng phèn sâu). Vì vậy trong sử dụng đất canh tác nơng nghiệp, ni thủy sản cần có những điều tra thổ nhƣỡng cụ thể để hạn chế tác động đến tầng sinh phèn, gây độc hại cho cây trồng vật nuôi và ô nhiễm nguồn nƣớc. Nhìn chung, đây là loại đất cần hết sức chú ý trong quá trình khai thác sử dụng để hạn chế những tác hại của phèn hoạt động. Hiện nay nhóm đất phèn đã đang đƣợc khai thác sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhƣ trồng rừng ngập mặn, rừng tràm, trồng cây hàng năm, cây ăn quả, lúa 2-3 vụ, một phần là lúa -tơm, lúa-cá, số ít đƣợc sử dụng trồng khóm, mía và ni tơm.

- Nhóm đất lầy và than bùn: Phân bố ở các huyện An Minh, U Minh Thƣợng, Vĩnh Thuận, Hòn Đất, Kiên Lƣơng, Giang Thành, Hà Tiên, vƣờn quốc gia U Minh hạ. Đất than bùn có các hợp chất chính là xenluloz và hemixenluloz (40%), lignin (10-20%), hợp chất ni tơ (0,3-4,0%), tanin (5-10%), sáp, axit béo, cacbonhydrat (5- 15%), tro, cát, sét, mùn và các khoáng chất. Than bùn ở Kiên Giang có chất lƣợng tốt, là nguyên liệu cho sản xuất phân hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học. Hiện nay, hầu hết diện tích đất than bùn có thảm phủ là rừng tự nhiên và rừng trồng, số ít đang đƣợc khai thác chế biến phân bón và các chế phẩm sinh học.

- Nhóm đất phù sa: bao gồm 2 loại đất chính là đất phù sa glây và đất phù sa

có tầng loang lỗ đỏ vàng. Đây là nhóm đất tốt nhất ở Kiên Giang, thích hợp với nhiều loại cây trồng và thủy sản nƣớc ngọt. Nhóm đất này phân bố tập trung ở khu vực phía Nam vùng tứ giác Long Xuyên và phía Tây Nam vùng Tây Sông Hậu, thuộc các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao và Tp. Rạch Giá. Hầu hết diện tích đƣợc sử dụng trồng lúa 03 vụ năng suất cao.

- Nhóm đất bãi bồi: chủ yếu ở vùng bãi bồi phía Tây Nam huyện Ngọc Hiển

và huyện Năm Căn, huyện Phú Tân. Đây là vùng đất cịn rất non trẻ, tồn bộ là lớp đất bùn non mềm yếu, thành phần lẫn nhiều xác bã hữu cơ. Hƣớng sử dụng chủ yếu là phát triển rừng phòng hộ theo diễn thế tự nhiên.

- Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và

số ít ở Hà Tiên, Kiên Lƣơng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thô, phù hợp cho phát triển du lịch biển.

- Nhóm đất xám và bạc màu: bao gồm 2 loại đất chính: Số ít là đất xám trên

phù sa cổ phân bố tập trung ở khu vực biên giới thuộc huyện Giang Thành; còn lại là đất xám trên đá cát, phân bố tập trung ở đảo Phú Quốc, đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, phần lớn hiện cịn rừng, số ít đƣợc sử dụng trồng điều, rau.

- Nhóm đất đỏ vàng: bao gồm 2 loại đất chính: Đất vàng đỏ trên đá macma

axít: diện tích 1.787 ha, phân bố chủ yếu ở Phú Quốc và trên dạng địa hình đồi núi ở khu vực ven biển từ Hòn Đất đến Hà Tiên. Đất có độ dốc lớn, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp, hiện trạng chủ yếu là đất rừng; Đất vàng nhạt trên đá cát: phân bố chủ yếu ở Phú Quốc. Trên 95% diện tích có độ dốc trên 150, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì kém, khơng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng chủ yếu là đất rừng, số ít là đất trống và chuyên dùng.

- Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá: phân bố chủ yếu ở Kiên Lƣơng, phần lớn là

núi đá vơi và có độ dốc lớn. Nhóm đất này khơng thích hợp với phát triển nơng nghiệp, nhƣng có giá trị lớn về khai thác khoáng sản và phát triển du lịch.

- Nhóm đất líp: phân bố rải rác trên phạm vi phần đất liền. Đất có nguồn gốc

từ các loại đất phèn, phù sa, mặn, nhƣng đã đƣợc lên líp làm vƣờn, xây dựng nhà cửa và các mục đích phi nơng nghiệp.

- Nhóm đất thung lũng: chỉ có ở Phú Quốc, phân bố rải rác ở các vị trí thấp

trũng ven suối. Đất tốt, thích hợp cho mục đích nơng lâm nghiệp.

- Đất sông, suối và các loại đất khác: gồm đất sông rạch và mặt nƣớc chuyên

dùng và kênh mƣơng thủy lợi.

2.1.3.2. Đặc điểm sinh vật

*) Các hệ sinh thái ven biển và vùng biển ven bờ

Vùng biển Tây Nam có các kiểu hệ sinh thái đặc trƣng: hệ sinh thái vùng triều cửa sông; hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái vùng nƣớc ven các đảo (hệ sinh thái san hơ, cỏ biển...). Bên cạnh đó, hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn gồm có Vƣờn quốc gia mũi Cà Mau, khu Bảo tồn thiên nhiên Kiên - Hà - Hải và khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang. Còn hệ thống các khu bảo tồn biển mới đƣợc Chính phủ phê duyệt gồm khu Bảo tồn biển Phú Quốc.

a) Hệ sinh thái cửa sơng

Vùng biển Tây Nam khơng có hệ thống các sơng lớn mà chỉ gồm các sông nhỏ, các kênh rạch, đặc biệt các kênh rạch thoát nƣớc ra biển miền tây từ vùng Tứ giác Long Xuyên. Tại vùng cửa sơng, có hệ sinh vật pha trộn nƣớc ngọt, lợ và nƣớc mặn.

b) Hệ sinh thái vùng triều

Hệ sinh thái vùng triều ven biển Tây Nam bao gồm:

- Bãi triều lầy có thực vật ngập mặn: Bãi triều lầy Tây Nam có thực vật ngập mặn phát triển với các lồi cây ngập mặn có kích thƣớc lớn, cao, có giá trị khai thác gỗ.

- Bãi triều thấp khơng có rừng ngập mặn: Các bãi triều thấp, bằng phẳng từ 0m hải đồ đến mực biển trung bình thƣờng là bãi triều dá, bãi triều cát, cát - bùn. Đây là sinh cảnh có rất nhiều nhóm động vật vùng triều phân bố và là nơi có giá trị để phát triển nghề ni các nhóm động vật thân mềm.

- Bãi triều lầy dừa nƣớc: phát triển chủ yếu trên bãi triều cao dọc theo hai bên sông, là mơi trƣờng thuận lợi cho nhiều nhóm hải sản ven biển.

c) Hệ sinh thái vùng biển ven bờ

Hệ sinh thái vùng biển ven bờ Tây Nam bao gồm vùng nƣớc tới độ sâu trên dƣới 20m, là một trong những nơi có nguồn lợi hải sản và có các ngƣ trƣờng khai thác hải sản quan trọng bậc nhất Việt Nam.

d) Hệ sinh thái các đảo ven bờ

Trong vùng biển Tây Nam có một số quần đảo, đảo quan trọng nhƣ: quần đảo Phú Quốc - An Thới, quần đảo Thổ Chu và quần đảo Nam Du... Do các đảo nằm khá xa đất liền nên ít chịu ảnh hƣởng của khối nƣớc ngọt đổ ra từ lục địa. Hầu hết các đảo có hai loại bãi triều rạn đá và bãi triều cát.

Đặc biệt, tại vùng nƣớc ven đảo của cả ba quần đảo trên đều có những kiểu hệ sinh thái ven biển rất quan trọng và nhạy cảm với tính đa dạng sinh học rất cao: rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển. Riêng đảo Phú Quốc, một trong những đảo ven bờ lớn nhất Việt Nam cịn có hệ sinh thái rừng trên đảo với phức hệ động thực vật hoang dại phong phú và đa dạng.

e) Vƣờn Quốc gia mũi Cà Mau

Vƣờn Quốc gia Đất Mũi đƣợc bồi đắp và sự phát triển liên tục với các bãi bồi tiến ra phía biển. Vƣờn Quốc gia Đất Mũi có các bãi bồi ngập triều và rừng ngập mặn. Đã xác định có 60 lồi thực vật có mạch trong 45 chi thuộc 23 họ thực vật có trong rừng ngập mặn. Sự đa dạng của các bãi bồi và diện tích rừng ngập mặn tái sinh tạo ra các sinh cảnh lý tƣởng cho các loài chim nƣớc di cƣ nhƣ Diệc, Cò, Hải âu, Nhàn.

Các khảo sát của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật trong các năm 2003, 2005 đã xác định có 88 lồi thực vật nổi, 80 lồi động vật khơng xƣơng sống, 93 lồi cá thuộc 61 họ, 20 bộ trong các thủy vực nội địa Vƣờn Quốc gia Đất Mũi. Dẫn liệu điều tra nguồn lợi cá biển ở vùng biển thuộc Vƣờn Quốc gia mũi Cà Mau đã thống kê có 139 lồi cá thuộc 28 bộ, 55 họ, 89 giống, trong đó phát hiện thêm 60 lồi thuộc 22 bộ, 40 họ, 60 giống. Trong đó, cá đáy chiếm 67% và cá nổi chiếm 33% tổng số loài.

f) Khu bảo tồn thiên nhiên Kiên - Hà - Hải

Khu rừng đặc dụng và phòng hộ Kiên - Hà - Hải là một tổ hợp của các khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên Hịn Chơng, Kiên Lƣơng, Hà Tiên và Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang.

Khu Kiên Lƣơng phần lớn là vùng trảng cỏ ngập nƣớc theo mùa, chỉ có một diện tích nhỏ rừng Tràm trồng ở phía tây nam. Khu đề xuất có sinh cảnh đặc biệt

thích hợp đối với lồi Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpii. Một đàn có ít nhất là 135 con đã đƣợc quan sát tại khu vực năm 1999.

Khu Hà Tiên là một vùng hỗn hợp các trảng cỏ, các vùng tràm gió tái sinh và đầm dừa nƣớc Nypa fruticans. Khu Hà Tiên là một trong những nơi cuối cùng ở đồng bằng sơng Cửu Long có sinh cảnh phù hợp cho lồi chim bị đe dọa tồn cầu là Ơ tác Houbaropsis bengalensis. Những phần cịn lại của Ơ tác đã đƣợc tìm thấy ở vùng phụ cận vào năm 1997.

g) Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang

Với diện tích hơn 1,1 triệu ha, khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang hiện là khu dự trữ sinh quyển lớn hơn cả trong số 5 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã đƣợc UNESCO công nhận năm 2006. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái: rừng tràm trên đất ngập nƣớc, rừng trên núi đá - núi đá vôi đến hệ sinh thái biển. Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang có ba vùng lõi thuộc các Vƣờn Quốc gia U Minh Thƣợng, Vƣờn Quốc gia Phú Quốc và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lƣơng - Kiên Hải.

*) Hiện trạng lớp phủ thực vật

Hiện trạng lớp phủ thực vật và sử dụng đất đƣợc nhóm thực địa khảo sát trên toàn bộ khu vực dải ven biển và trên các đảo. Quá trình khảo sát đƣợc thực hiện bằng việc quan sát, chụp ảnh và lấy tọa độ vị trí khảo sát bằng thiết bị GPS cầm tay. Các thông tin khảo sát đƣợc mô tả trong phiếu khảo sát bao gồm ngày khảo sát, ngƣời ghi điểm khảo sát, tọa độ điểm khảo sát (kinh độ, vĩ độ), địa danh điểm khảo sát, các mô tả về hiện trạng môi trƣờng tại khu vực khảo sát và ghi chú các ảnh chụp minh họa.

Kết quả khảo sát cho thấy khu vực nghiên cứu về cơ bản có một số loại hình lớp phủ chủ yếu sau:

- Khu dân cƣ: bao gồm dân cƣ tập trung chủ yếu sống ở các khu vực thị trấn, dân cƣ nông thơn thƣờng sống rải rác và thƣờng có thực vật là các cây trồng nhƣ cây ăn quả và rau màu xen kẽ.

- Rừng tự nhiên: Chủ yếu ở các khu vực núi đá rả rác ở khu vực ven biển và các đảo. Các khảo sát cho thấy rừng tự nhiên ở Phú Quốc, Thổ Chu và một số rải rác ở các khu vực có đá macma và đá vơi tạo núi khu vực Hà Tiên.

- Rừng ngập mặn: phổ biển ở khu vực ven biển tỉnh Cà Mau và phía nam tỉnh Kiên Giang bao gồm các khu vực rừng phòng hộ, rừng ngập mặn dày và các khu vực đƣợc trồng theo luống. Tại một số cửa sơng nhƣ cửa sơng Lớn, sơng Ơng Đốc, rừng ngập mặn tƣơng đối dày và ăn sát ra bờ biển tạo nên lá chắn rất quan trịng trong phịng chống xói lở và bảo vệ bờ biển.

Hình 2.3. Rừng ngập mặn phịng hộ (trái) và trồng theo luống (phải) (Ảnh: Trần Anh Tuấn, 2017)

- Khu vực ni trồng thủy hải sản: loại hình sử dụng đất này rất phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Ngồi việc ni trồng tự nhiên ở các khu vực rừng ngập mặn trồng theo luống, nhiều nơi còn đƣợc quy hoạch thành khu vực riêng cho việc nuôi trồng thủy hải sản. Kết quả khảo sát cho thấy, từ phía ngồi biển vào là rừng ngập mặn và tiếp đến là các khu vực đầm ni. Sự phân bố này có tính quy luật suốt dọc chiều dài bờ biển, vì tại đây các hình thức sử dụng khác nhƣ trồng lúa thƣờng khơng mang lại hiệu quả do đất ngập mặn.

- Khu vực đất chuyên trồng lúa: Phân bố ở những vùng đất cao không bị nhiễm mặn. Trong vùng nghiên cứu chủ yếu ở khu vực tỉnh Kiên Giang.

- Đất xen canh trồng lúa và nuôi thủy hải sản: Đây là những khu vực bị nhiễm mặn theo mùa. Vào mùa mƣa có nƣớc ngọt có thể canh tác 1 vụ lúa, sau thu hoạch đất nhiễm mặn hình thức canh tác là ni thủy hải sản. Tại nhiều điểm khảo sát ngƣời dân cho biết mơ hình: 1 lúa + 1 tơm đƣợc hình thành khaongr 10 năm trở lại đây. Vụ lúa thƣờng bắt đầu vào tháng 8 và thu hoạch vào tháng 1 sau đó là chun ni tơm.

Hình 2.4. Khu vực đầm ni hải sản (trái) và đất chuyên lúa (phải) (Ảnh: Nguyễn Thi Ái Ngân, 2017)

2.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn và hải văn

2.1.4.1. Đặc điểm khí hậu

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, với những đặc trƣng chính nhƣ: nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình từ 27,5 - 27,70C), nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng IV và thấp nhất vào tháng I. Năng lƣợng bức xạ dồi dào (khoảng 154 - 160 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình 6,4 giờ/ngày, tháng nắng nhiều nhất là tháng IV với 7-8 giờ/ngày, tháng nắng ít là tháng IX và tháng XI với 4,6-5,3 giờ/ngày).

Nét đặc trƣng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng V đến tháng XI,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)