Đặc điểm địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 44 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

2.1.2.2. Đặc điểm địa mạo

*) Địa hình lục địa ven biển và đảo

Địa hình khu vực nghiên cứu bao gồm các đồi núi thấp cao phần lớn không quá 500m, phân bố trên phần lớn các đảo và rải rác dọc ven biển. Về hình thái địa hình đồi núi thấp khá đa dạng, phân hóa theo các kiến trúc địa chất cổ… Sự đa dạng về hình thái của địa hình đồi núi một phần do cấu trúc kiến tạo, một phần do q trình phong hóa trên nền khá phong phú về thành phần nham thạch. Có thể phân ra trong khu vực nghiên cứu các kiểu hình thái đồi núi thấp điển hình sau:

a) Đồi núi thấp bóc mịn trên đá granit

Bao gồm các khối đồi núi thấp cấu tạo nên các đảo nhƣ Hòn Rái, Hòn Tre, Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc... và trên đất liền nhƣ các khối Hịn Chơng, Hịn Đất, Hịn

Me Hịn Sóc.... Một số khối núi có độ cao đến 500m nhƣ đảo Hòn Rái, Hòn Tre với độ dốc các sƣờn bao quanh khá lớn (trung bình đến trên 30°).

b) Đồi núi thấp bóc mịn trên đá trầm tích Kreta

Kiểu địa hình này phân bố chủ yếu trên đảo Phú Quốc, quần đảo An Thới và Thổ Chu. Trên đảo Phú Quốc phân bố các dãy, khối đồi núi thấp bóc mịn theo lớp trên đá trầm tích Mezozoi đơn nghiêng nâng khối tảng. Dãy núi phía đơng đảo Phú Quốc, về hình thái, là dãy núi khá thống nhất với đƣờng phân thủy kéo dài hƣớng á kinh tuyến chạy sát về phía đơng của đảo Phú Quốc, tạo nên dạng địa hình bất đối xứng với sƣờn phía đơng dốc (30-40°) và sƣờn phía tây khá thoải (15-20°).

Hình 2.2. Bản đồ địa mạo thu nhỏ từ tỷ lệ 1:500.000 [16] c) Đồi núi thấp bóc mịn rửa lũa trên đá vơi c) Đồi núi thấp bóc mịn rửa lũa trên đá vơi

Chúng chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển Hà Tiên, nằm xen với địa hình cấu tạo bởi các đá khác. Đặc điểm địa hình karst thể hiện quá trình rửa lũa rất

Xi măng Hà Tiên), đây là khối đá vôi nhô ra biển tạo nên một bán đảo hẹp dạng mũi (Mũi Dừa). Trên các sƣờn phía biển là các vách đá vơi rửa lũa khá dốc, chân vách có ngấn mài mịn ở mực hiện đại thể hiện khá rõ. Ở các mực cao hơn thể hiện không rõ ràng.

d) Đồi núi thấp bóc mịn trên đá khác

So với các kiểu địa hình nêu trên, kiểu địa hình này khơng có hình thái điển hình bằng, song chúng khá phổ biến. Cấu tạo của chúng chủ yếu là các đá trầm tích lục nguyên, chủ yếu là sét bột kết. Một số quần đảo với các đảo nhỏ cấu tạo bởi các đá phun trào cổ nhƣ quần đảo Hải Tặc, Nam Du, Bà Lụa.... cũng thể hiện hình thái địa hình đồi núi thấp cùng kiểu nhƣ các đảo cấu tạo bởi đá trầm tích lục nguyên nhƣ nêu ở trên.

e) Đồng bằng tích tụ nguồn gốc biển

Kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở bờ tây đảo Phú Quốc và ven các đồi núi thấp trên lục địa. Trên đảo Phú Quốc chúng tạo nên một dải đồng bằng khá rộng ở bờ tây cấu tạo bởi các dạng địa hình nguồn gốc, tuổi và hình thái khác nhau, bao gồm các dạng địa hình:

- Thềm bậc III: Phân bố thành dải rộng quanh các khối núi Hàm Rồng, Hàm Ninh, là các bề mặt bị chia cắt thành các dãy đồi thoải cao 20-30m, cấu tạo bởi cát, cát sạn màu vàng thẫm, vàng đỏ khá dày (4-5m).

- Thềm bậc II: Có bề mặt khá rộng và bằng, phân bố khá rộng rãi, cấu tạo bởi cuội, sỏi lẫn bột sét màu xám. Số liệu phân tích tuổi tuyệt đối của di tích thân gỗ trong thềm là 36.954±1.584 năm, khoảng Pleistocen muộn (Q13).

- Thềm bậc I: Phổ biến nhất trong số các dạng tích tụ biển, có bề mặt thoải, cấu tạo bởi cát màu xám sáng lẫn ít sét và sét bột cao lanh.

- Bãi biển tích tụ: Phân bố ở phía nam đảo, có bề rộng khơng lớn, khá dốc, cấu tạo bởi cát xám, xám nâu.

- Bãi biển mài mịn - tích tụ: Phân bố chủ yếu ở các bờ phía bắc đảo, hẹp và dốc, mặt bãi là sạn, cát mỏng phủ trên đá gốc.

- Bãi mài mòn: Rất phổ biến ở bờ đông đảo từ Gành Dầu đến Núi Chảo, các bench thoải, đôi chỗ phủ bởi các cuội tảng lẫn cuội san hơ.

- Đụn cát tích tụ ven biển: Phân bố dọc ven bờ phía nam đảo, có dạng đụn thoải, cao 5-10m, bị biến đổi do hoạt động của con ngƣời.

- Đụn cát tích tụ thổi mòn: Phân bố rất hạn chế ở khu vực Vũng Đầm, có độ cao khơng q 10m. Các dãy cát bị biến đổi bởi các trũng thổi mòn tạo nên các gị, mơ nhấp nhơ.

- Trảng cát thổi mòn: Phân bố ở khu vực Cửa Cạn, Cây Sao, có bề mặt khá rộng, lƣợn sóng thoải, thành tạo do quá trình phá hủy đụn cát cổ, phát triển trên thềm 4-6m.

f) Đồng bằng châu thổ

Đây là kiểu đồng bằng có nguồn gốc hỗn hợp, có thể thống kê một số phụ kiểu địa hình sau:

- Đồng bằng nguồn gốc biển tuổi mQIV2-31: Phân bố chủ yếu ở phần lục địa phía bắc thuộc địa phận Hà Tiên, đƣợc hình thành khi biển tiến cuối cùng (Flandrian) dao động và rút lui, có bề mặt cao (khoảng 2m), khơng rộng lắm, kéo dài, cấu tạo bởi các trầm tích sét bột pha ít cát ở phần dƣới.

- Đồng bằng nguồn gốc sông - biển tuổi amQIV2-31: Phân bố thành những dải

hẹp ở khu vực phía bắc Cà Mau, bề mặt cao khoảng 1,5m, cấu tạo bởi cát bột, bột, sét bột, sét.

- Đồng bằng nguồn gốc sông - đầm lầy tuổi abQIV2-32: Phân bố thành những mảng hẹp, chia cắt các đồng bằng nguồn gốc biển mQIV2-3

1 ở khu vực Hà Tiên, cấu tạo bởi các trầm tích sét bột than bùn.

- Đồng bằng nguồn gốc sông - đầm lầy tuổi abQIV2-32: Phân bố thành những dải hẹp ven biển khu vực Rạch Giá, bề mặt hẹp, kéo dài, cao khoảng 1m, cấu tạo bởi bột, sét, di tích thực vật, than bùn.

- Đồng bằng nguồn gốc biển - đầm lầy tuổi mbQIV31: Phân bố thành những mảng hẹp, kéo dài ven biển Kiên Giang, bề mặt trũng thấp 1-1,5m, cấu tạo bởi các trầm tích sét bột cát, di tích thực vật.

- Đồng bằng nguồn gốc sông - biển tuổi amQIV31: Tạo thành các mảng rộng, bằng, là bề mặt cơ bản tạo nên đồng bằng khu vực từ Rạch Giá đến Cà Mau, cao khoảng 1,5m, cấu tạo bởi sét, sét bột, cát.

- Đồng bằng nguồn gốc biển - đầm lầy tuổi mbQIV32: Phân bố thành những mảng lớn ở khu vực Cà Mau, tạo thành những bề mặt rộng lớn, cao khoảng 1m, cấu tạo bởi bột, sét, di tích thực vật.

- Đồng bằng nguồn gốc đầm lầy tuổi bQIV32: Tạo thành mảng có diện tích khá rộng ở khu vực U Minh Thƣợng, bề mặt thấp 0,5-1m, cấu tạo bởi than bùn lẫn sét.

- Đồng bằng nguồn gốc biển tuổi mQIV32 (ven bờ): Đó là các bãi biển, bãi triều phân bố dọc ven biển. Các bãi biển phân bố ở đới bờ khu vực Hà Tiên với các bãi cấu tạo chủ yếu bởi cát, bột cát lẫn mảnh vỏ sò. Còn từ Rạch Giá đến Cà Mau là các bãi triều rộng, cấu tạo chủ yếu là sét, sét bột.

*) Địa hình đáy biển ven bờ

a) Địa hình đới bờ (0-15m)

- Địa hình trong đới sóng phá hủy (0-5m)

Đồng bằng ven bờ nghiêng dốc mài mòn: Phân bố trong đới phá hủy của sóng ở bờ đơng đảo Phú quốc, tạo nên dải khá hẹp ven bờ. Địa hình dải này khá dốc, có thể nói là dốc nhất trong các kiểu địa hình đáy biển ven bờ. Trầm tích đáy biển thể hiện khá rõ đặc điểm động lực. Gần bờ phân bố chủ yếu là cát có độ chọn lọc khá tốt, xa bờ hơn có thành phần hỗn tạp hơn, gồm cát sạn bùn.

Đồng bằng ven bờ nghiêng tích tụ mài mịn: Kiểu địa hình này phân bố trên một số đảo và quần đảo nhƣ bờ tây đảo Phú Quốc, Hòn Rái, Hòn Tre, quần đảo Bà Lụa và Hải Tặc. Về hình thái cũng nhƣ đặc điểm trầm tích ở đây tƣơng tự khu vực đới bờ gần các mũi biển (khối nhô). Qui luật phân bố trầm tích thể hiện nhƣ sau: dải sát bờ chủ yếu là cát, cát hạt mịn, càng xa bờ thành phần bổ sung thêm sạn và bùn. Quanh các đảo có khác đơi chút, thành phần bùn rất ít.

Đồng bằng ven bờ nghiêng thoải tích tụ xói lở: Phân bố thành dải khá hẹp trên đoạn bờ biển kéo dài từ phía nam vịnh Rạch Giá đến cửa Bảy Hạp, có bề rộng khơng lớn, chỉ khoảng vài km. Đới bờ này thành tạo trong điều kiện động lực khá mạnh và thiếu hụt bồi tích, tuy vậy, trầm tích xói lở ven bờ đƣợc tái tích tụ trên đới bờ đều là hạt mịn, phần lớn là sét và bùn.

Đồng bằng ven bờ tích tụ vũng vịnh cửa sơng: Gồm hai vịnh chính là vịnh Rạch Giá và vịnh Cửa Bảy Hạp. Các vịnh này đều là cửa của các sông: sông Bảy Hạp và sông Cái Lớn tạo thành các vịnh cửa sông dạng phễu. Trầm tích đáy vịnh chủ yếu là bùn cát, ra ngoài cửa vịnh vật liệu mịn hơn.

Đồng bằng ven bờ tích tụ dƣ thừa bồi tích: Kiểu địa hình phân bố ven bờ đông nam Cà Mau, nơi thể hiện khá rõ dịng bồi tích ven bờ do sơng Cửu Long đƣa ra biển và chảy dọc bờ về phía tây nam. Do tác động của động lực sóng biển các hƣớng tới bờ biển ở khu vực này mà ở đây hình thành các val cát nổi cao so với đáy của đới bờ, làm cho địa hình đáy của đới bờ có dạng lƣợn sóng khá rõ, thể hiện sự dƣ thừa dồi dào của bồi tích.

- Địa hình trong đới sóng biến dạng (5-15m)

Đồng bằng sƣờn bờ ngầm lƣợn sóng thoải tích tụ yếu: Phân bố với diện tích khá rộng ở phần phía bắc vùng nghiên cứu. Nghĩa là nó nằm ở khu vực biển giữa đảo Phú Quốc và bờ biển Kiên Giang. Về hình thái địa hình, bề mặt đáy sƣờn bờ ngầm ở đây có xu hƣớng nghiêng thoải về phía đơng nam. Khu vực có các đảo hoặc quần đảo thể hiện dạng lƣợn sóng thoải. Về đặc điểm trầm tích, bề mặt đáy sƣờn bờ ngầm phân bố chủ yếu là cát bùn, những nơi quanh các đảo hoặc quần đảo nhƣ Hải Tặc, Bà Lụa, Hòn Tre, Hòn Rái, phổ biến vật liệu hỗn tạp nhƣ cát sạn bùn, hoặc sạn cát bùn.

Đồng bằng sƣờn bờ ngầm nghiêng tích tụ - xói lở dịng triều: Phân bố trên khu vực ngoài khơi bờ biển tây Cà Mau, có bề rộng khá lớn. Hình thái sƣờn bờ ngầm khá đơn điệu, nghĩa là nghiêng thoải về phía tây. Về phía đơng, địa hình biến đổi với độ dốc khá đột ngột lên đồng bằng ven bờ. Trầm tích tầng mặt biến đổi theo qui luật nhận thấy khá rõ: tuần tự từ bờ ra là sét, bùn, bùn cát và cát bùn, càng xa bờ kích thƣớc vật liệu càng lớn. Điều đó chứng tỏ q trình biến đổi địa hình đáy bởi động lực hiện đại không mạnh.

Đồng bằng sƣờn bờ ngầm lƣợn sóng tích tụ - xâm thực dịng chảy ven bờ: Phân bố thành dải phía nam Cà Mau tiếp tục của kiểu địa hình dải đồng bằng ven bờ tích tụ dƣ thừa bồi tích. Về hình thái, kiểu địa hình có dạng lƣợn sóng khá mạnh bao gồm các dải trũng và nổi cao xen lẫn nhau và kéo dài song song với bờ. Trên nền đáy phổ biến là bùn thì các khu vực nổi cao (các val) chủ yếu là cát bùn, còn các

b) Địa hình đáy biển ngồi đới bờ

Địa hình đáy biển ngồi đới bờ hiện đại, phân bố ở độ sâu trên 15m, thể hiện khá rõ địa hình cổ do ít chịu tác động của động lực sóng biển. Tuy vậy, đơi chỗ thể hiện sự tác động của quá trình dịng chảy và q trình trầm tích.

- Đồng bằng cổ lƣợn sóng - tích tụ hiện đại yếu

Đây là kiểu địa hình phổ biến nhất với diện phân bố rộng lớn từ phía nam đảo Phú Quốc đến vùng biển ngang với mũi Cà Mau, bề rộng từ quần đảo Nam Du đến tận ngồi khơi quần đảo Thổ Chu.

Về hình thái, địa hình có dạng lƣợn sóng khá điển hình cho những vùng đáy biển chịu tác động mạnh mẽ của động lực sóng biển trong điều kiện mực biển tăng dần.

Đặc điểm trầm tích tầng mặt phổ biến là các trầm tích cát sạn bùn hoặc sạn cát bùn, các dải bùn, bùn cát, cát bùn hoặc cát sạn.

- Đồng bằng cổ xâm thực, trũng tích tụ hiện đại yếu

Bề mặt địa hình đồng bằng cổ lƣợn sóng - tích tụ hiện đại yếu bị chia cắt bởi một mạng lƣới dòng chảy xâm thực cổ thể hiện khá rõ trên địa hình đáy biển. Dịng chảy bị lấp đầy bởi các trầm tích bùn, bùn cát và cát bùn. Nhiều nơi các trầm tích cát bùn có dạng phân bố men theo sự uốn lƣợn của địa hình dịng chảy cho ta liên tƣởng thềm của con sông lớn.

- Đồng bằng tích tụ mạnh dƣ thừa bồi tích

Phân bố bao quanh phần chóp của bán đảo Cà Mau. Hình thái phân bố cũng nhƣ địa hình thể hiện xu thế phát triển lấn ra biển của bán đảo Cà Mau. Khu vực phía nam bán đảo Cà Mau, địa hình đáy biển biến đổi mạnh với sƣờn đáy có độ dốc lớn.

Qui luật phân bố trầm tích chỉ thể hiện dịng bồi tích phía gần bờ. Ra xa bờ, địa hình đáy thể hiện các trầm tích cổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)