ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 63 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG

2.2.1. Đặc điểm dân cƣ

Vùng Tây Nam là vùng đất cuối cùng của đất nƣớc về phía nam, đây cũng là một vùng đất mới trong quá trình hình thành lịch sử đất nƣớc.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2016, dân số hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau lần lƣợt là: 1777 và 1223 nghìn ngƣời với mật độ dân số tƣơng ứng là 280 và 234 ngƣời/km2. Dân cƣ sinh sống ở vùng Tây Nam bao gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh (Việt), Hoa, Chăm và Khmer. Ngƣời Kinh chiếm đại đa số, sống ở hầu hết các nơi trong vùng.

2.2.2. Các hoạt động phát triển kinh tế

Khu vực nghiên cứu có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, là cửa ngõ hƣớng ra biển Tây, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn nhƣ du lịch, thƣơng mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…

Vùng biển Tây Nam có bờ biển dài hơn 200km, có hàng trăm cửa sơng, kênh rạch thốt nƣớc ra biển tây; địa hình khá bằng phẳng và nông, nơi sâu nhất khoảng 86m. Địa hình ấy cho nguồn thủy sản đa dạng, phong phú và cịn có giá trị lớn phát triển du lịch, vận tải thủy. Hải sản nơi đây có 2.000 lồi, trong đó hơn 80 lồi có giá trị kinh tế cao; riêng tơm biển có 50 lồi, trong đó 15 lồi có giá trị kinh tế cao; 40 lồi động vât chân đầu, trong đó 10 lồi mực có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lƣợng hải sản 577.576 tấn. Tổng sản lƣợng khai thác và nuôi trồng ở tỉnh Kiên Giang đạt 647.125 tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản 137,7 triệu USD (năm 2015).

Tỉnh Cà Mau là tỉnh duy nhất cả nƣớc có 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển 254 km với 87 cửa sông lớn nhỏ. Ngƣ trƣờng rộng hơn 71.000km2, một trong 4 ngƣ trƣờng lớn lớn nhất nƣớc ta, có trữ lƣợng lớn về hải sản và dầu khí. Đặc biệt, Cà Mau có vùng bãi bồi rộng lớn rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ven biển, riêng diện tích tơm nƣớc lợ đã gần 300.000 ha, lớn nhất nƣớc. Cà Mau cịn có hơn 100.000 ha rừng, bao gồm rừng ngập mặn khu vực Mũi Cà Mau và rừng tràm U Minh Hạ có giá trị nhiều mặt, đã đƣợc UNESCO công nhận là Khu sinh quyển thế giới. Năm 2015, tỉnh xuất khẩu thủy sản đạt 960 triệu USD.

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì có nhƣng thách thức, theo Tổng cục Thủy sản: “Kinh tế thủy sản vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó, tính bền vững chƣa cao, nguồn lợi tự nhiên có dấu hiệu cạn kiệt, sản lƣợng khai thác thủy sản đang có xu hƣớng giảm. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thủy sản toàn vùng những năm gần đây có xu hƣớng chậm dần”. Có hai điểm yếu cơ bản của ngành thủy sản vùng Tây Nam. Thứ nhất, công nghệ và cơ sở vật chất-kỹ thuật lạc hậu. Cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chƣa đáp ứng yêu cầu sản xuất của ngƣ dân. Tỷ lệ thất thốt sau thu hoạch trong khai thác hải sản cịn cao, khoảng 25%. Thứ hai, công tác quản lý ngành kinh tế thủy sản của vùng còn nhiều bất cập nhƣ quản lý bảo

vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngƣ trƣờng. Hai yếu kém đƣa đến hậu quả: nguồn lợi hải sản giảm, cƣờng lực khai thác lại tăng nên đã và đang trực tiếp ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững.

2.2.3. Đặc điểm mơi trƣờng và tai biến xói lở bờ biển

Mơi trƣờng địa chất trên khu vực nghiên cứu có nhiều thay đổi trong nhiều năm vừa qua, trong đó đặc biệt là khu vực vùng đồng bằng ven biển từ Kiên Giang đến Cà Mau. Các hoạt động biến đổi địa hình châu thổ diễn ra thƣờng xuyên bao gồm các quá trình tự nhiên xen lẫn hoạt động nhân sinh. Trên diện tích đất khơng cịn chịu tác động của triều chủ yếu là các hoạt động nhân sinh nhƣ canh tác nông nghiệp, mở rộng phát triển đơ thị, bề mặt địa hình tự nhiên đã bị biến đổi tích cực phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Ngƣợc lại các khu vực đồng bằng ven biển và các diện tích rừng ngập mặn phát triển trên bãi bồi nƣớc lợ vẫn còn giữ đƣợc dáng vẻ tự nhiên, tuy cũng đã chịu ít nhiều ảnh hƣởng nhân sinh do việc xây kè để chống xói lở bờ biển. Việc nghiên cứu thu thập các dữ liệu về điều kiện địa chất, bề mặt địa hình cũng nhƣ các thong số thủy hải văn vùng nƣớc nơng ven bờ có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu biến động hình thái địa hình đƣờng bờ khu vực.

Nghiên cứu thực địa của của đề tài đƣợc thực hiện trong các tháng 4-5 và 11- 12 năm 2017 đã khảo sát hiện trạng đƣờng bờ biển khu vực nghiên cứu. Về mặt phƣơng pháp, nhóm nghiên cứu về địa chất, địa mạo đã sử dụng quan sát và các phân tích chuyên ngành để khảo sát các yếu tố chính sau:

- Khảo sát các yếu tố địa hình: nhận diện và mơ tả chụp ảnh định tính về kích thƣớc, phân bố các dạng địa hình chính trên dải đồng bằng ven biển (lịng dẫn, doi cát ven lịng - cửa sơng, cồn cát, bãi cát, bãi biển, bãi triều). Các kết quả đƣợc ghi chép và định vị bằng thiết bị GPS để phục vụ công tác thành lập bản đồ địa mạo hình thái sau này.

- Khảo sát định tính các q trình động lực thành tạo địa hình và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố động lực hiện đại tới các dạng địa hình hiện có trên bề mặt đồng bằng.

Bên cạnh các yếu tố địa chất địa mạo, đồn khảo sát cịn tiến hành khảo sát hiện trạng xói lở, bồi tụ khu vực nghiên cứu. Phạm vi khu vực nghiên cứu bao gồm

đƣờng bờ biển Tây Nam - Việt Nam kéo dài từ Hà Tiên (Kiên Giang) đến Đất Mũi - Cà Mau. Nội dung khảo sát chính là quan sát, mơ tả đƣờng bờ biển tại thời điểm hiện tại và điều tra, thu thập thông tin, tài liệu về lịch sử biến động đƣờng bờ khu vực nghiên cứu. Kết quả khảo sát đƣợc thu thập thông qua phiếu điều tra thực địa. Các kết quả điều tra, khảo sát đã thực hiện tất cả các tuyến khảo sát với chỉ tiêu đạt đƣợc đầy đủ, tổng số có 21 vị trí điểm khảo sát đƣờng bờ (hình 2.1).

Nhìn chung, dải bờ biển Kiên Giang chịu ảnh hƣởng của thủy triều biển Tây và vịnh Thái Lan. Chế độ thủy hải văn biển Tây tạo ra hình thái dải ven biển Kiên Giang khá ổn định và có xu thế bồi lắng là chính. Tính từ năm 1965 2008 bờ biển Kiên Giang đƣợc bồi lấp từ 5 10 m/năm, trong đó vị trí bồi lớn nhất là đoạn bờ khu vực giáp ranh giữa huyện An Minh và An Biên, trong vòng 43 năm (1965 2008) ở khu vực này đã đƣợc bồi ra khoảng 2 km, tốc độ bồi gần 50 m/năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã xảy ra tình trạng xói lở bờ biển uy hiếp đến sự an toàn của tuyến đê biển ở một số khu vực nhƣ: khu vực mũi Rảnh thuộc bờ Nam sông Cái Lớn biển lấn vào khoảng 200 m, khu vực Vàm Rầy huyện Hòn Đất biển đã tiến vào đất liền khoảng hơn 200 m gây sạt lở mái đê trong khoảng từ năm 2001 2008 [8].

Dải ven biển tỉnh Cà Mau có chiều dài khoảng 254 km đƣợc chia làm 2 đoạn. Đoạn từ sông Gành Hào đến mũi Cà Mau dài khoảng 100 km giáp biển Đơng, đƣờng bờ có dạng hình răng cƣa. Từ năm 1965 đến nay nhìn chung đoạn bờ nay thƣờng bị xói lở, trong đó đáng chú ý là đoạn bờ từ cửa sông Đầm Dơi đến cửa Rạch Gốc dài khoảng 40 km có tốc độ dịch chuyển đƣờng bờ khá mạnh khoảng 35 m/năm, từ năm 1965 2008 đƣờng bờ biển đoạn này đã bị biển lấn vào khoảng 1,4 km. Đoạn bờ từ Mũi Cà Mau đến rạch Tiểu Dừa dài khoảng 154 km phái biển Tây, hoạt động xói bồi trong giai đoạn 1965 2001 diễn ra xen kẽ. Tuy nhiên hoạt động bồi tụ chiếm ƣu thế, xói lở diễn ra chủ yếu tại vị trí các cửa sơng. Khu vực có tốc độ bồi tụ mạnh nhất là mũi Cà Mau, từ năm 1965 2001 mũi Cà Mau đƣợc bồi ra khoảng 3 km, tốc độ bồi bình quân khoảng 80 m/năm [8].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi năm 2017 cho thấy một số điểm khảo sát q trình xói lở bờ biển đang diễn ra rất nghiêm trọng. Hiện trạng xói lở bờ biển có thể quan sát và điều tra đƣợc nhƣ tại Ấp Kim Quy - Xã Vân Khánh - Huyện An

Minh, tại trạm kiểm sốt biên phịng Kim Qui, khu vực cửa sông Vàm Kim Quy, bờ biển đã đƣợc kè tạm, các cán bộ tại trạm biên phòng cho biết, trong vòng khoảng 20 năm (1997 - nay) vị trí trạm đã thay đổi 3 lần trạm vì bị xói lở, khoảng cách bị xói lở khoảng 600m (hình 2.6).

Hình 2.6. Vị trí Đồn biên phịng Kim Quy phải di chuyển do q trình xói lở bờ biển (Ảnh: Trần Anh Tuấn, 2017)

Kết quả khảo sát cho phép đánh giá chung về đƣờng bờ khu vực dải ven biển Tây Nam từ Kiên Giang đến Cà Mau: đƣờng bờ biển bị thay đổi qua q trình bồi tụ, xói lở vừa do tác động của các hiện tƣợng tự nhiên và của con ngƣời. Các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, địa chất, dịng chảy, thiên tai... Đặc biệt các hoạt động nhân sinh nhƣ hoạt động nông nghiệp, cải tạo nuôi trồng thủy hải sản, làm cầu cảng hay lấn biển, san lấp mặt bằng phục vụ xây dựng, phát triển khu kinh tế mới. Trong những năm gần đây, một số khu vực xảy ra hiện tƣợng xói lở bờ biển đã đƣợc thi

CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN ĐỘNG ĐƢỜNG BỜ BIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHỤC VỤ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU VỰC VEN BIỂN TÂY NAM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)