Đánh giá biến động đƣờng bờ biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐƢỜNG BỜ BIỂN TÂY BAM

3.2.2. Đánh giá biến động đƣờng bờ biển

3.2.2.1. Biến động đường bờ biển theo từng giai đoạn

Ðể đánh giá mức độ biến động bờ biển ở một vị trí nào đó, nguời ta thuờng dựa vào 1 trong 3 thông số: độ dài biến động (chiều dài biến động dọc theo bờ biển), độ rộng biến động (độ rộng do bờ biển lấn vào đất liền hay tiến ra biển), và tốc độ biến động (độ rộng biến động trong một đơn vị thời gian). Hai thông số độ rộng biến động và tốc độ biến động chính là thơng số tƣơng ứng là NSM và EPR đã đƣợc mô tả ở phần trên.

Việc đánh giá độ mạnh yếu của sự biến động bờ biển, đặc biệt là q trình xói lở dựa vào độ lớn của các thơng số nói trên cịn chƣa thống nhất. Bảng 3.4 dẫn ra độ lớn của các thông số đánh giá độ mạnh yếu của xói lở bờ biển mà một số nhà khoa học Việt Nam đã dùng.

Bảng 3.4. Phân cấp độ mạnh xói lở theo các thơng số độ dài, độ rộng và tốc độ xói lở bờ biển [19]

Cấp độ mạnh

xói lở Độ dài xói lở (m)

Độ rộng xói lở (m) Vận tốc xói lở (m/năm) Rất yếu <200 <20 <2,5 Yếu 200-1000 20-100 2,5-5 Trung bình 1000-2000 100-200 5-10 Mạnh 2000-6000 200-500 10-30 Rất mạnh >6000 >500 >30

Trong nghiên cứu của luận văn sẽ áp dụng cách phân cấp độ mạnh yếu của q trình biến động (cho cả xói lở và bồi tụ) ở bảng 3.4 nêu trên để phân cấp mức độ biến động đƣờng bờ của vùng nghiên cứu.

Dựa vào kết quả tính tốn bằng cơng cụ DSAS, các thơng số NSM và EPR khu vực nghiên cứu đƣợc xác định và sử dụng chúng để phân cấp mức độ biến động theo độ rộng (m) và vận tốc biến động (m/năm).

- Giai đoạn 2005-2009:

Kết quả đánh giá biến động đƣờng bờ theo hai chỉ tiêu độ rộng biến động và tốc độ biến động của khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2009 đƣợc thể hiện trên hình 3.11 và 3.12.

- Trong giai đoạn này, mức độ xói lở từ rất yếu đến mạnh theo cả hai chỉ tiêu độ rộng và tốc độ, xảy ra chủ yếu ở đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển và đoạn bờ hƣớng kinh tuyến kéo dài từ An Minh đến Phú Tân. Theo chỉ tiêu độ rộng, ở cả hai đoạn bờ trên xảy ra xói lở phổ biến ở mức yếu với độ rộng xói lở trong khoảng 20- 100m. Mức độ trung bình (100-200m) chỉ xuất hiện ở một số đoạn bờ thuộc phạm vi huyện U Minh. Tốc độ xói lở xen kẽ ở các cấp từ yếu (2,5-5m/năm) đến mạnh (10-30m/năm), trong đó, mức xói lở mạnh tập trung ở đoạn bờ phía bắc huyện An Minh, đoạn bờ kéo dài từ phía nam huyện U Minh đến hết Trần Văn Thời và đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển. Tốc độ lớn nhất đạt đƣợc là 25,2m/năm xảy ra ở đoạn bờ giáp ranh giữa hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.

- Quá trình bồi tụ xảy ra chủ yếu ở hai đoạn bờ phƣơng đông bắc - tây nam thuộc hai huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và đoạn bờ phƣơng vĩ tuyến thuộc khu vực phía nam huyện An Biên. Độ rộng bồi tụ phổ biến ở mức yếu (20-100m) đến trung bình (100-200m), tốc độ bồi tụ phổ biến ở mức trung bình (5-10m/năm) đến rất mạnh (>30m/năm). Tốc độ bồi tụ lớn nhất lên đến 71,2m/năm xảy ra ở đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển.

- Đoạn bờ từ thành phố Hà Tiên đến thành phố Rạch Giá là đoạn bờ có mức độ xói lở và bồi tụ đan xen nhau. Nhìn chung, ở đoạn bờ này phổ biến ở mức rất yếu, đơi chỗ có mức yếu về cả độ rộng biến động cũng nhƣ tốc độ biến động đối với cả hai q trình xói lở và bồi tụ.

- Một số đoạn bờ thuộc khu vực Hà Tiên và Kiên Lƣơng thuộc tỉnh Kiên Giang và các đảo ngồi khơi có núi ăn sát ra biển, bờ có cấu tạo bằng đá, rắn chắc nên rất ổn định, hầu nhƣ không bị biến động theo thời gian.

Hình 3.11. Bản đồ phân cấp biến động đƣờng bờ giai đoạn 2005-2009 theo độ rộng biến động

- Giai đoạn 2009-2015:

Mức độ biến động đƣờng bờ ở khu vực nghiên cứu trong giai đoạn 2009- 2015 theo hai chỉ tiêu độ rộng và tốc độ biến động đƣợc thể hiện trên các hình 3.13 và hình 3.14. Nhìn chung, mức độ biến động về cả độ rộng và tốc độ đều tăng mạnh hơn so với giai đoạn 2005-2009. Các đặc điểm chính về biến động trong giai đoạn này đƣợc mô tả sau đây.

- Q trình xói lở chủ yếu vẫn xảy ra ở đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển và đoạn bờ phƣơng kinh tuyến kéo dài từ An Minh đến Trần Văn Thời. Theo chỉ tiêu độ rộng, ở đoạn bờ từ An Minh đến Trần Văn Thời phổ biến ở mức yếu (20- 100m), trong khi đó đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển ở mức trung bình (100- 200m). Tốc độ xói lở ở cả hai đoạn bờ này phổ biến từ mức mạnh (10-30m/năm) đến rất mạnh (>30m/năm). Tốc độ lớn nhất đạt đƣợc là 39m/năm xảy ra ở đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển.

- Quá trình bồi tụ trong giai đoạn này xảy ra chủ yếu ngoài hai đoạn bờ phƣơng đông bắc - tây nam là đoạn bờ thuộc hai huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và đoạn bờ từ Rạch Giá đến hết huyện An Biên, còn xảy ra ở đoạn bờ kéo dài từ thành phố Hà Tiên đến thành phố Rạch Giá. Độ rộng bồi tụ ở tất cả các đoạn bờ trên đều xảy ra từ mức yếu (20-100m) đến rất mạnh (>500m). Tốc độ bồi tụ xảy ra phổ biến ở mức mạnh (10-30m/năm) đến rất mạnh (>30m/năm). Tốc độ bồi tụ rất mạnh tập trung ở các đoạn bờ từ thành phố Hà Tiên đến Mũi Hịn Chơng, thành phố Rạch Giá đến hết An Biên và đoạn bờ phƣơng đông bắc - tây nam thuộc hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Đáng chú ý trong giai đoạn này, mức độ bồi tụ mạnh ở đoạn bờ từ thành phố Hà Tiên đến Mũi Hịn Chơng là do con ngƣời tạo nên. Theo khảo sát thực địa mà tác giả đã tham gia thực hiện, các hoạt động lấn biển ở khu vực này xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt hai khu vực là khu quy hoạch giãn dân thuộc huyện Kiên Lƣơng và khu du lịch lấn biển thuộc Phƣờng Tô Châu - Thị xã Hà Tiên. Độ rộng lấn ra biển theo tính tốn trung bình khoảng 380m ở khu quy hoạch giãn dân thuộc huyện Kiên Lƣơng và khoảng 1.150m ở khu du lịch lấn biển thuộc Phƣờng Tơ Châu - Thị xã Hà Tiên.

Hình 3.14. Bản đồ phân cấp biến động đƣờng bờ giai đoạn 2009-2015 theo tốc độ biến động

- Giai đoạn 2015-2017:

Trong giai đoạn 2015-2017, mức độ biến động xảy ra ở các đoạn bờ khác nhau có đặc điểm chung giống hai giai đoạn trƣớc, tuy nhiên, đoạn bờ từ thành phố Hà Tiên đến thành phố Rạch Giá trong giai đoạn này đang có xu hƣớng xói lở yếu, ngƣợc lại hồn toàn với giai đoạn 2009-2015 với xu hƣớng chủ yếu là bồi tụ. Các đặc điểm chính về biến động trong giai đoạn này nhƣ sau:

- Q trình xói lở chủ yếu vẫn xảy ra trên ba đoạn bờ bao gồm: đoạn bờ kéo dài từ thành phố Hà Tiên đến thành phố Rạch Giá với độ rộng xói lở ở mức rất yếu (< 20m) đến mức yếu (20-100m), tốc độ phổ biến ở mức yếu (2,5-5m/năm) đến trung bình (5-10m/năm). Mặc dù vậy, một số đoạn bờ thuộc huyện Hịn Đất có mức độ bồi tụ yếu xen kẽ với xu thế chung là xói lở. Đoạn bờ phƣơng kinh tuyến kéo dài từ An Minh đến Phú Tân vẫn có xu thế xỏi lở là chủ đạo. Theo chỉ tiêu độ rộng, xói lở ở mức yếu (20-100m), nhƣng tốc độ xói lở phổ biến ở mức mạnh (10-30m/năm), xen kẽ là một số đoạn bờ có xu thế bồi tụ thuộc khu vực huyện An Minh và U Minh. Đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển mức độ xói lở yếu (20-100m) đến trung bình (100-200m) và tốc độ xói lở ở mức mạnh (10-30m/năm) đến rất mạnh (>30m/năm). Tốc độ xói lở lớn nhất trong giai đoạn này đạt đƣợc là 39,4m/năm ở đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển.

- Quá trình bồi tụ vẫn chủ yếu xảy ra trên hai đoạn bờ có phƣơng đông bắc - tây nam là đoạn bờ Rạch Giá - An Biên và Năm Căn- Ngọc Hiển. Độ rộng bồi tụ phổ biến ở mức yếu (20-100m) đến trung bình (100-200m), trong khi đó tốc độ bồi tụ ở mức mạnh (10-30m/năm) đến rất mạnh (>30m/năm). Tốc độ bồi tụ lớn nhất đạt đƣợc là 153m/năm tại khu vực bờ thành phố Rạch Giá. Đây là đoạn bờ bồi tụ do hoạt động của con ngƣời, đây là khu lấn biển tây bắc Rạch Giá phục vụ quy hoạch và xây dựng khu đô thị mới của thành phố.

Giai đoạn 2015-2017 là giai đoạn có thời gian ngắn (3 năm), do vậy, các đoạn bờ có độ rộng xói lở ở mức rất yếu đến yếu, tuy nhiên, tốc độ xói lở xác định đƣợc ở mức mạnh đến rất mạnh. Điều đó cho thấy q trình xói lở đang diễn ra rất mạnh mẽ trong giai đoạn này.

Hình 3.15. Bản đồ phân cấp biến động đƣờng bờ giai đoạn 2015-2017 theo độ rộng biến động

3.2.2.2. Xu thế biến động đường bờ biển giai đoạn 2005-2017

Xu thế biến động đƣờng bờ cho toàn giai đoạn 2005-2017 đƣợc đánh giá thơng qua thơng số LRR đã đƣợc tính tốn. Theo đó, xu thế biến động bờ biển ở vùng nghiên cứu đƣợc thể hiện trên hình 3.17 với các cấp độ nhƣ sau:

- Bờ có xu thế xói lở rất yếu (<2,5m/năm) đến yếu (2,5-5m/năm): xảy ra rải rác trên toàn bộ bờ biển thuộc khu vực nghiên cứu, nhƣng tập trung nhất ở đoạn bờ từ Hà Tiên đến Hòn Đất và đoạn bờ huyện Phú Tân.

- Bờ có xu thế xói lở trung bình (5-10m/năm): Phổ biến ở đoạn bờ nam An Minh - bắc U minh, đoạn bờ giáp ranh giữa hai huyện Trần Văn Thời và Phú Tân. Ngồi ra xu thế xói lở trung bình cịn thấy rải rác ở một số đoạn bờ nhƣ huyện Hịn Đất và khu vực phía nam xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

- Bờ có xu thế xói lở mạnh (10-30m/năm) đến rất mạnh (>30m/năm): Xu thế xói lở mạnh tập trung tại 3 đoạn bờ bao gồm: đoạn bờ bắc huyện An Minh, đoạn bờ kéo dài từ nam U Minh đến hết Trần Văn Thời và đoạn bờ phía nam huyện Ngọc Hiển. Mức xói lở rất mạnh chỉ xảy ra ở một đoạn bờ ngắn phía nam huyện Ngọc Hiển với xu thế xói lở là 30,9m/năm.

- Bờ có xu thế bồi tụ rất yếu (<2,5m/năm) đến yếu (2,5-5m/năm): xuất hiện rải rác ở các đoạn bờ thuộc Hà Tiên, Kiên Lƣơng và Anh Biên, phổ biến nhất là bờ biển thuộc huyện Hịn Đất và tập trung ở phía nam huyện Hịn Đất.

- Bờ có xu thế bồi tụ trung bình (5-10m/năm): phổ biến ở một số đoạn bờ từ thành phố Rạch Giá đến huyện An Biên và xuất hiện rải rác ở các đoạn bờ ngắn thuộc huyện Hòn Đất và Phú Tân.

- Bờ có xu thế bồi tụ mạnh (10-30m/năm) đến rất mạnh (>30m/năm): tập trung chủ yếu ở đoạn bờ phía nam huyện An Biên, đoạn bờ giữa huyện An Minh và đặc biệt là đoạn bờ phƣơng đông bắc - tây nam thuộc hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Ngoài ra, nhiều đoạn bờ bồi tụ rất mạnh do con ngƣời lấn biển phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, phổ biến ở các đoạn bờ thuộc thành phố Rạch Giá, Kiên Lƣơng và thành phố Hà Tiên

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ THIÊN TAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DẢI VEN BIỂN TÂY NAM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DẢI VEN BIỂN TÂY NAM

3.3.1. Phân vùng bờ biển khu vực nghiên cứu theo xu thế biến động

Dựa trên kết quả đánh giá xu thế biến động bờ biển trong giai đoạn 2005- 2017, tác giả luận văn tiến hành phân vùng bờ biển chủ yếu dựa vào xu thế biến động ở các cấp độ khác nhau để làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phịng chống thiên tai xói lở hiệu quả phục vụ phát triển bền vững khu vực nghiên cứu. Bản đồ phân vùng bờ biển theo tiêu chí biến động đƣờng bờ (hình 3.18) đƣợc phân chia theo mức xu thế biến động chiếm ƣu thế trên đoạn bờ đƣợc phân chia. Theo đó, bờ biển vùng nghiên cứu đƣợc phân thành 6 vùng cụ thể nhƣ sau:

- Bờ có xu thế xói lở - bồi tụ đan xen yếu Hà Tiên - Hòn Đất: Đây là vùng bờ có thu thế xói lở và bồi tụ yếu đan xen nhau kéo dài từ thành phố Hà Tiên đến huyện Hịn Đất với chiều dài ƣớc tính khoảng 113 km. Ở khu vực này, nhiều đoạn bờ có cấu tạo đá cứng và ăn sát ra biển nên rất ổn định theo thời gian. Một số đoạn bờ thuộc thành phố Hà Tiên và huyện Hòn Đất đƣợc mở rộng lấn ra biển do tác động của con ngƣời phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Bờ có xu thế bồi tụ trung bình - mạnh Rạch Giá - An Biên: là vùng bờ lõm

thuộc Vịnh Rạch Giá với chiều dài ƣớc tính khoảng 74 km. Đây là vùng biển với chế độ động lực yếu và có một số sơng lớn đổ ra nên quá trình chiếm ƣu thế là bồi tụ. Bờ biển thuộc thành phố Rạch Giá đƣợc mở rộng nhân tạo để quy hoạch và phát triển khu đô thị mới trong thời gian gần đây.

- Bờ có xu thế xói lở trung bình - mạnh An Minh - Phú Tân: Đây là đoạn bờ

thẳng, phƣơng kinh tuyến kéo dài từ huyện Anh Minh đến huyện Phú Tân với chiều dài ƣớc tính khoảng 111 km. Đoạn bờ này tiếp giáp biển, khơng có các sơng lớn đổ ra, bên cạnh đó, chịu tác động mạnh của các chế độ động lực biển nên xu thế xói lở là chủ yếu. Trong tồn bộ dải bờ này, nhƣ đã trình bày, chỉ có một đoạn bờ ngắn thuộc khu vực giữa huyện An Minh là có xu thế bồi tụ.

- Bờ có xu thế xói lở - bồi tụ đan xen yếu Phú Tân: Đây là đoạn bờ thuộc phía nam huyện Phú Tân có chiều dài ƣớc tính khoảng 26 km. Khu vực này có xu thế xói lở - bồi tụ đan xen nhƣng ở mức rất yếu đến yếu.

- Bờ có xu thế bồi tụ mạnh - rất mạnh Năm Căn - Ngọc Hiển: là đoạn bờ

tƣơng đối khúc khuỷu, có phƣơng chủ đạo là đơng bắc – tây nam có chiều dài ƣớc tính khoảng 57 km. Do có nhiều cửa sơng lớn đổ ra biển và cấu tạo phƣơng của đƣờng bờ đã hạn chế các chế độ động lực tác động vào bờ nên vùng bờ này chủ yếu xảy ra quá trình bồi tụ. Mức độ bồi tụ do tự nhiên đƣợc xác định là lớn nhất đối với khu vực nghiên cứu.

- Bờ có xu thế xói lở trung bình – mạnh nam Ngọc Hiển: Là đoạn bờ tƣơng đối thẳng có phƣơng chủ đạo là phƣơng vĩ tuyến ở phía nam huyện Ngọc Hiển, có chiều dài ƣớc tính khoảng 42 km. Đây là vùng bờ chịu tác động mạnh của chế độ động lực Biển Đơng vì vậy vùng bờ này có xu thế xói lở chủ đạo ở mức trung bình đến mạnh.

3.3.2. Các giải pháp phòng chống biến động bờ biển phục vụ phát triển bền vững dải ven biển Tây Nam Việt Nam bền vững dải ven biển Tây Nam Việt Nam

3.3.2.1. Các giải pháp chung

Để phòng chống quá trình biến động đƣờng bở biển (do cả quá trình xói lở và bồi tụ), hiện nay đã có rất nhiều giải pháp đƣợc đƣa ra. Các giải pháp chủ yếu bao gồm:

+ Các giải pháp cơng trình:

- Các giải pháp phòng chống bồi tụ: Mặc dù q trình bồi tụ mang lại nhiều lợi ích nhƣ việc mở rộng diện tích đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển, tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của bồi tụ là gây bồi lấp luống lạch, ảnh hƣởng đến việc giao thông đƣờng thủy. Để hạn chế vấn đề này, một số giải pháp chủ yếu đƣợc đƣa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)