8. Cấu trúc luận văn
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.4.1. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, với những đặc trƣng chính nhƣ: nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình từ 27,5 - 27,70C), nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng IV và thấp nhất vào tháng I. Năng lƣợng bức xạ dồi dào (khoảng 154 - 160 Kcal/cm2/năm). Nắng nhiều (trung bình 6,4 giờ/ngày, tháng nắng nhiều nhất là tháng IV với 7-8 giờ/ngày, tháng nắng ít là tháng IX và tháng XI với 4,6-5,3 giờ/ngày).
Nét đặc trƣng là khí hậu phân mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng V đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Trong năm trung bình có 165 ngày có mƣa với lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2360mm. Trong mùa mƣa, lƣợng mƣa chiếm khoảng 90% lƣợng mƣa cả năm; tháng có lƣợng mƣa cao nhất là từ tháng VIII đến tháng X. Trong mùa mƣa, tuy có lƣợng mƣa lớn nhƣng cũng có thời kỳ mƣa ít hoặc khơng mƣa kéo dài từ 7-15 ngày . Nửa cuối mùa mƣa trùng với mùa lũ nên sản xuất nơng nghiệp ở vùng ngập lũ rất khó khăn, nhƣng có thể khai thác để phát triển ni trồng thủy sản.
Mùa khô chỉ chiếm khoảng 10% tổng lƣợng mƣa năm; các tháng I, II, III lƣợng mƣa rất ít, bình qn từ 11 - 50mm. Trong điều kiện đảm bảo nguồn nƣớc thì sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản trong mùa khô khá ổn định và cho năng suất, chất lƣợng sản phẩm cao.
Độ ẩm trung bình của khu vực là 85,6%, nhƣng mùa khô ẩm độ thấp hơn, vào tháng III ẩm độ chỉ khoảng 80%.
Chế độ gió thịnh hành theo mùa, mùa khơ thịnh hành hƣớng gió Đơng Bắc và gió Đơng, vận tốc gió trung bình khoảng 1,6-2,8m/s; mùa mƣa thịnh hành hƣớng gió Tây Nam hoặc gió Tây, vận tốc trung bình 1,8-4,5m/s. Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp hơn, trong mùa mƣa thƣờng xảy ra các cơn giơng, lốc xốy cấp 7 đến cấp 8 ở vùng biển, ven biển; trên vùng biển Cà Mau - Kiên Giang thƣờng chịu ảnh hƣởng của một số cơn bão với những diễn biến phức tạp, ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản và các hoạt động kinh tế khác trên vùng biển. Trong mùa mƣa cũng thƣờng có những đợt nắng hạn kéo dài làm tăng sự nhiễm mặn cho những vùng sản xuất 1 vụ lúa trên đất ni tơm.
Về cơ bản, khí hậu ơn hồ, ít khắc nghiệt hơn các vùng khác, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản; nhƣng cũng cần chú ý những đặc điểm sau:
+ Yếu tố mƣa phân mùa là cơ sở để tỉnh quy hoạch sản xuất luân canh 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mƣa, nhƣng trong điều kiện chƣa chủ động về thủy lợi nên khi gặp hạn, lúa bị chết do bị nhiễm mặn. Đây là yếu tố làm cho quy hoạch sản xuất 01 vụ lúa trên đất nuôi tôm của vùng nghiên cứu chƣa thành cơng trên diện rộng (vì khơng chủ động đƣợc nguồn nƣớc ngọt tƣới bổ sung).
+ Trong mùa mƣa, có những trở ngại cho đời sống dân cƣ và thi cơng các cơng trình giao thơng, xây dựng dân dụng; nhƣng đối với vùng quy hoạch ngọt hoá ở huyện Trần Văn Thời, U Minh trong mùa khô hoạt động xây dựng cũng gặp khó khăn do khơng vận chuyển vật liệu xây dựng đến chân cơng trình đƣợc vì phải đắp đập ngăn mặn.
+ Trong mùa khô, nắng hạn kéo dài làm tăng nguy cơ cháy rừng tràm, nhất là những vùng rừng tràm có than bùn; nắng hạn cũng làm cho độ mặn nƣớc sông và trong đầm ni tơm tăng cao (có khi lên đến trên 40‰) làm cho tôm nuôi chậm lớn và dễ phát sinh dịch bệnh.
+ Những diễn biến phức tạp về thời tiết trên vùng biển đã ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động khai thác thủy hải sản trên biển, đe doạ an toàn cho ngƣ dân, vừa làm giảm hiệu quả các chuyến khai thác biển.