Cơ sở phƣơng pháp luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 32 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.3.1. Cơ sở phƣơng pháp luận

Các hiện tƣợng xảy ra trong tự nhiên hay xã hội đều không tồn tại độc lập mà chịu sự tác động qua lại của nhiều yếu tố khác nhau. Tổng hợp các yếu tố và các mối quan hệ đó đƣợc diễn ra trong một tổ chức chặt chẽ đƣợc gọi là hệ thống. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong một khu vực đều có sự trao đổi vật chất - năng lƣợng - tiềm năng. Trong đó đầu vào của hệ thống là các nguồn vật chất tự nhiên, năng lƣợng mặt trời và các nguồn lực xã hội, con ngƣời, còn đầu ra của hệ thống là những tiềm năng của khu vực. Chính những tiềm năng tự nhiên này đã quy định hƣớng khai thác lãnh thổ một cách hợp lý. Dƣới tác động của hệ thống kinh tế - xã hội, về cƣờng độ, độ dài của thời gian, sự điều khiển của bộ máy hành chính vào các vùng tự nhiên, tạo đầu ra của hệ thống là sản phẩm của cộng đồng. Dƣới sự tác động của các hoạt động khai thác tiềm năng tự nhiên, cấu trúc và chức năng của các hợp phần sẽ dần dần bị thay đổi, qua đó sắp xếp lại trật tự của hệ thống. Theo thời gian, một hệ thống mới ra đời thay thế cho hệ thống cũ khơng cịn phù hợp với quan hệ xã hội cũng nhƣ phƣơng thức khai thác lãnh thổ.

Bờ biển là một hệ thống động luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Những thay đổi này gây ra do cả các nhân tố tự nhiên cũng nhƣ nhân tố con ngƣời. Những nhân tố tự nhiên nhƣ khí hậu, thay đổi mực nƣớc biển, thủy triều, các mơi trƣờng sóng, gió, hình thái bờ, cấu trúc và thạch học của bờ, các nguồn trầm tích từ đất liền và biển, các hoạt động nhân sinh và nhiều nhân tố khác là những nhân tố tác động đến những thay đổi của bờ biển [14]. Chính vì thế, nghiên cứu biến động địa hình bờ biển đƣợc xem là một trong những cơ sở khoa học quan trọng đóng góp có hiệu quả cho việc sử dụng hợp lý không gian và quy hoạch phát triển bền vững dải ven biển nói riêng cũng nhƣ cho q trình quản lý mơi trƣờng bờ biển nói chung.

Nhƣ vậy, cơ sở phƣơng pháp luận xuyên suốt là dựa trên tiếp cận hệ thống, theo đó đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là bờ biển và sự biến động đƣờng bờ biển gây ra bởi các nhân tố tự nhiên và con ngƣời. Xu thế biến động đƣờng bờ biển theo không gian và thời gian là cơ sở của việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu tai biến xói lở, cung cấp các luận cứ khoa học phục vụ khai thác hiệu quả và phát triển bền vững dải ven biển khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu biến động đường bờ khu vực ven biển tây nam việt nam giai đoạn 2005 – 2017 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)