Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 32)

1.3.1. Quan điểm tiếp cận

Để thực hiện đƣợc tốt nhiệm vụ của đề tài, cần phải có các cách tiếp cận sau:

1.3.1.1. Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên của khu vực nghiên cứu luôn rất đa dạng và có tác động qua lại, liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất. Tác động của con ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên có thể làm thay đổi hàng loạt yếu tố, mức độ ảnh hƣởng nhiều khi vƣợt ra khỏi lãnh thổ nghiên cứu.

Quan điểm tổng hợp đƣợc vận dụng để nghiên cứu toàn diện các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quy hoạch không gian đầm phá. Đó khơng chỉ là các nhân tố tự nhiên (địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhƣỡng, sinh vật, tai biến thiên nhiên) mà còn quan tâm đến các hoạt động của con ngƣời trong khu vực đó. Quan điểm này nghiên cứu đầy đủ, khái quát các điều kiện của lãnh thổ. Mặt khác, khi đề xuất định hƣớng quy hoạch không gian tự nhiên cũng cần xem xét tổng hợp các phƣơng án lựa chọn để đƣa ra kiến nghị phù hợp nhất.

Quan điểm hệ thống khơng chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố có ảnh hƣởng mà còn xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đó, đồng thời xác định tầm quan trọng của từng nhân tố. Qua đó, thấy đƣợc việc cần ƣu tiên cho những yếu tố nào nhất trong q trình phân vùng, quy hoạch khơng gian.

22

1.3.1.2. Quan điểm lịch sử

Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có q trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian

Trong quá trình phát triển, các điều kiện tự nhiên, xã hội có thể đã bị biến đổi. Do vậy, các số liệu thống kê từng đối tƣợng đều gắn với một giai đoạn phát triển nhất định. Muốn xác định đúng nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân biến đổi hiện tại và dự báo xu thế phát triển tƣơng lai của lãnh thổ, không thể không tiếp cận quan điểm lịch sử. Sử dụng quan điểm này cho phép đánh giá chính xác hiện trạng cũng nhƣ q trình phát triển của hệ thống khơng gian. Đây chính là cơ sở để đƣa ra định hƣớng quy hoạch vùng nghiên cứu

1.3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững

Dựa vào quan điểm này, đề tài xác định rõ việc định hƣớng sử dụng không gian trong khu vực nghiên cứu phải đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền vững về KT- XH và môi trƣờng. Trên thực tế, PTBV khơng dễ dàng đạt đƣợc vì yếu tố phát triển luôn thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh so với khả năng điều chỉnh. Vì vậy, PTBV là mục tiêu phấn đấu về mặt xã hội, nhƣng lại là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội lồi ngƣời, của các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và các địa phƣơng.

1.3.1.4. Tiếp cận sinh thái học

Đới ven biển chứa nhiều hệ sinh thái nhạy cảm, dễ bị tổn thƣơng, có sức chịu đựng giới hạn, phụ thuộc nhiều vào các quá trình tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động nhân sinh nhƣ hệ sinh thái vũng vịnh, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đầm phá. Mặt khác, cân bằng sinh thái đảm bảo duy trì các chức năng, giá trị, bảo vệ đƣợc tài ngun và mơi trƣờng của đới ven biển, đó là kết quả mà xây dựng cơ sở khoa học và định hƣớng quy hoạch khơng gian biển có thể đem lại và đó cũng chính là mục tiêu việc định hƣớng quy hoạch không gian biển đảo Bạch Long Vỹ. Để đạt mục tiêu này, mọi hoạt động về khai thác, sử dụng các hệ sinh thái ven biển phải đƣợc tiến hành ở trong khả năng chịu đựng và phục hồi của chúng.

23

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1. Phương pháp thu thập, kế thừa và tổng hợp tài liệu

Thu thập, hệ thống hóa, xử lý, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu sẵn có về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trƣờng, tai biến thiên nhiên và kinh tế xã hội từ các đề tài khoa học công nghệ, các dự án, đề án do các ngành thực hiện, các nghiên cứu tại địa phƣơng và hợp tác với nƣớc ngồi.

Kế thừa có chọn lọc những cơ sở lý luận khoa học, các quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm từ các cơng trình khoa học, đề tài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.3.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát bổ sung

Điều tra khảo sát thực địa nhằm thu thập và bổ sung, cập nhật các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trƣờng, tai biến thiên nhiên,..phục vụ cho vấn đề nghiên cứu; kiểm chứng kết quả đạt đƣợc so với thực tiễn.

- Khảo sát về hệ sinh thái: vị trí, diện tích phân bố, sự suy thối,...

- Khí tƣợng thuỷ văn: tiến hành đo đạc bổ sung theo trạm trong các đợt khảo sát. Các yếu tố đo gồm: gió, nhiệt độ, độ ẩm, sóng biển; dịng chảy, độ muối, nhiệt độ nƣớc theo các tầng mặt.

- Hoá học - mơi trƣờng nƣớc, trầm tích: đo đạc và lấy mẫu phân tích theo trạm mặt rộng và trạm quan trắc trong các đợt khảo sát. Các yếu tố: nhiệt độ, độ muối,…đƣợc đo trực tiếp tại hiện trƣờng; các mẫu kim loại nặng, dầu, hoá chất bảo vệ thực vật đƣợc cố định và phân tích trong phịng.

1.3.2.3. Phương pháp đánh giá mức độ dễ bị tổn thương

Để đánh giá mức độ tổn thƣơng hệ thống kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu, trƣớc hết cần xác định chỉ số tổn thƣơng của các đối tƣợng đối với từng vùng (trong nghiên cứu này là xã/phƣờng). Ở đây sử dụng phƣơng pháp đánh giá tổn thƣơng của IPCC và đƣợc vận dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng nghiên cứu.

Theo định nghĩa của IPCC, tính dễ tổn thƣơng V là đặc trƣng của một hàm gồm 3 thành phần:

24

Tính dễ tổn thương (V) = f (sự phơi lộ (E), độ nhạy (S), khả năng thích ứng (A))

Trong đó, mức độ phơi lộ đƣợc định nghĩa là bản chất và mức độ mà một hệ thống đƣợc tiếp xúc với biến đổi khí hậu; độ nhạy đƣợc định nghĩa là mức độ mà một hệ thống bị ảnh hƣởng, có thể có lợi hay hại, bởi những tác động của biến đổi khí hậu; và khả năng thích ứng đƣợc định nghĩa là khả năng của một hệ thống điều chỉnh để phù hợp với biến đổi khí hậu, để điều chỉnh đƣợc mức độ gây hại từ nó, hoặc để đối phó với những hậu quả của nó.

Quy trình tính chỉ số dễ bị tổn thƣơng V dựa trên các chỉ tiêu S, E, A theo IPCC nhƣ sau:

* Bƣớc 1: Số liệu đầu vào

Đƣa ra các tham số đầu vào của S, E, A theo từng lĩnh vực, từng ngành * Bƣớc 2: Chuẩn hóa các tham số trên theo cơng thức :

(xij, i=1,2,…M; j=1,2,…K là các giá trị chuẩn hóa)

Nếu có nhiều giá trị S (S1,S2,S3,…Sn), E(E1,E2,E3,…En), A(A1, A2,A3,…An) thì lấy giá trị trung bình của mỗi tham số.

* Bƣớc 3: Xác định trọng số

Trong đó c là hằng số chuẩn hóa đƣợc xác định bởi:

, , là trọng số của các chỉ số phơi lộ, độ nhạy và khả năng chống chịu. * Bƣớc 4: Tính chỉ số dễ bị tổn thƣơng V:

25

Dựa vào chỉ số mức độ dễ bị tổn thƣơng, chúng tôi xếp hạng các khu vực theo các chỉ số và phân chia theo các mức độ dễ bị tổn thƣơng nhẹ, dễ bị tổn thƣơng trung bình, hoặc dễ bị tổn thƣơng cao v.v. Mỗi một mức độ dễ bị tổn thƣơng đƣợc phân biệt với nhau bởi màu sắc khác nhau trên bản đồ.

1.3.2.4. Phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS)

- Phương pháp lập bản đồ số độ cao (DEM) theo kịch bảnbiến đổi khí hậu, nước biển dâng (BĐKH NBD):

Đƣờng bờ đảo Bạch Long Vỹ: Số liệu để xác định đƣờng bờ cho miền tính là file số liệu số hóa cao độ địa hình (DEM) đảo Bạch Long Vỹ, từ số liệu này các đƣờng bờ (đƣờng 0 lục địa) tƣơng ứng với giai đoạn hiện trạng và kịch bản biến đổi khí hậu năm 2050 đƣợc xây dựng.

Đƣờng bờ hệ thống sông: Số liệu của các sông này đƣợc số hóa trực tiếp từ bản đồ trên Google Earth.

Độ sâu miền tính bao gồm: Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 2500; các đƣờng đẳng sâu phần biển đảo Bạch Long Vỹ; các thông số đặc trƣng cho các mặt cắt thủy văn (cao độ, độ sâu, chiều rộng).

- Phương pháp lập bản đồ định hướng quy hoạch không gian vùng biển đảo Bạch Long Vỹ

Bản đồ định hƣớng quy hoạch không gian (QHKG) trong bối cảnh BĐKH NBD đƣợc thành lập dựa trên đặc điểm hiện trạng và cơ sở dự báo biến động các hợp phần không gian; bao gồm các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hệ sinh thái, tài nguyên, môi trƣờng, tai biến thiên nhiên. Trong luận văn này, tác giả lựa chọn xây dựng bản đồ định hƣớng QHKG vùng biển đảo Bạch Long Vỹ năm 2050, tầm nhìn 2070 theo kịch bản BĐKH RCP 4.5. Các nguyên tắc, tiêu chí thành lập bản đồ này sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở chƣơng 3.

1.3.2.5. Phương pháp tư vấn chuyên gia

Trong quá trình thực hiện, học viên sẽ tham gia các buổi hội thảo có nội dung liên quan đến đề tài đã chọn nhằm học hỏi, trao đổi các thông tin, kinh nghiệm từ các nhà khoa học; đồng thời tham khảo tƣ vấn về vấn đề nghiên cứu từ các

26

chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các ý kiến góp ý của các chuyên gia góp phần định hƣớng cách giải quyết vấn đề để đạt đƣợc mục tiêu của luận văn.

1.3.2.6. Quy trình nghiên cứu của luận văn

Dƣới đây là quy trình nghiên cứu luận văn của tác giả.

Hình 1. 10. Quy trình nghiên cứu luận văn

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

1. Cơ sở lý luận, tổng quan tình hình nghiên cứu, quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 2. Cơ sở khoa hoc về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh

thái, môi trƣờng và kinh tế- xã hội vùng biển đảo Bạch Long Vỹ

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.2. Đặc điểm tài nguyên, hệ sinh thái, môi trƣờng 2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội

3. Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên, kinh tế- xã hội vùng biển đảo Bạch Long Vỹ

3.1. BĐKH tác động đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái, môi trƣờng (dịch chuyển đƣờng bờ, biến động trầm tích, biến động môi trƣờng, suy giảm hệ sinh thái)

3.1. BĐKH gây tổn thƣơng đến kinh tế- xã hội (dân cƣ, cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ

4. Định hƣớng quy hoạch khơng gian biển đảo Bạch Long Vỹ nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và đƣa ra các giải pháp

27

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN, HỆ SINH THÁI, MÔI TRƢỜNG, TAI BIẾN THIÊN NHIÊN

VÀ KINH TẾ XÃ HỘI ĐẢO BẠCH LONG VỸ 2.1. Vị trí địa lý

Bạch Long Vỹ là một đảo đồng thời là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng. Đây là đảo nằm gần giữa Vịnh Bắc Bộ (VBB) và là đảo xa bờ nhất của vịnh. Đảo nằm cách hòn Dấu (Hải Phòng) 110 km, cách đảo Hạ Mai (Vân Đồn, Quảng Ninh) 70 km và cách mũi Đại Giác trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) 130 km. Đảo nằm trên một trong tám ngƣ trƣờng lớn của vịnh, có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, an ninh - quốc phòng biển của Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ cũng nhƣ trong phân định vịnh Bắc Bộ.

Đảo Bạch Long Vỹ có dạng hình tam giác, dài 3 km (hƣớng đơng bắc - tây nam), rộng 1,5 km (tây bắc - đơng nam) với chu vi khoảng 6,5 km (hình 2.1). Đảo có diện tích khoảng 1,78 km² ở mức triều cao nhất và khoảng 3,05 km² ở mức triều thấp nhất. Địa hình trên đảo là một dải đồi cao nhƣng khá thoải với 62,5% diện tích đất có góc dốc dƣới 5°. Quanh đảo là vùng bãi triều và bãi biển với diện tích khoảng 1,3 km², chủ yếu hình thành từ thềm đá gốc bị mài mịn bởi sóng. Có nhiều mỏm đá ngầm và rãnh ngầm sát bờ đảo.

28

2.2 Đặc điểm tự nhiên

2.2.1 Địa hình – địa mạo

Bạch Long Vỹ là một hịn đảo có kích thƣớc khơng lớn: diện tích đảo nổi trên mực triều cao nhất là 1,78 km2, tính đến mực biển trung bình (ngang 0m lục địa) là 2,33 km2 và tính đến mực triều thấp nhất là 3,05 km2. Đảo kéo dài theo phƣơng Đông Bắc -Tây Nam với đỉnh cao nhất là 62m, độ cao tƣơng đối khoảng 90m, nhô lên từ bề mặt đồng bằng đáy biển ở độ sâu khoảng 30m. Đảo có dạng gần nhƣ một hình tam giác mà đỉnh ở Đơng Bắc, cịn cạnh đáy ở phía Tây Nam. Trong khi địa hình trên đảo tƣơng đối đơn giản, thì địa hình ở phần bãi (trong đới sóng vỗ bờ đến độ sâu 4-6m) lại khá phức tạp với sự cắt xẻ thành các rãnh trũng và khối nhơ khơng lớn. Tuy nhiên, càng xuống sâu, thì địa hình đáy càng đơn giản hơn. Đến độ sâu 30m ở phía tây bắc và 45m ở phía Đơng Nam đảo, địa hình đáy biển trở nên mềm mại hơn.

Phần đảo nổi có chu vi khoảng 6,5 km, chiều dài theo hƣớng đông bắc - tây nam khoảng 3 km, chiều rộng theo hƣớng tây bắc - đông nam khoảng 1,5 km. Đảo Bạch Long Vỹ có địa hình khá thoải, 62,5% diện tích đất có góc dốc nhỏ hơn 5o, diện tích cịn lại đa phần có góc dốc khơng vƣợt q 15o.

Bờ đảo và vùng triều. Bờ đá gốc hoặc bờ có lớp trầm tích mỏng phủ trên đá gốc chiếm khoảng 60% và bờ bồi tụ cấu tạo từ vật liệu cát, cuội, sỏi chiếm khoảng 40% tổng chiều dài bờ đảo. Nói chung, bờ biển khá thoải, các đoạn có vách dốc cao 1 - 2m thƣờng là bờ bồi tụ đang bị sóng biển xói lở. Bãi cát biển thoải điển hình rộng 15 - 30m chỉ gặp ở một số đoạn bờ nhƣ phía tây nam âu tầu và bến tàu cũ phía tây bắc.

Vùng bãi ngập triều quanh đảo (gồm bãi triều cao và bãi triều thấp) và bãi biển có diện tích khoảng 1,3 km2, chủ yếu là thềm đá gốc do sóng mài mịn tạo ra. Diện tích bãi triều cao 0,474 km2, bãi triều thấp 0,721 km2 và bãi biển ngập triều rộng 0,078 km2. Bãi triều rộng nhất ở phía bờ đơng nam là 400m, phía đơng bắc là 350m, phía tây nam là 250m, phía tây 100m và ở phía đông 150m. Phần lớn bãi ngập triều cao là thềm đá gốc và bãi cuội tảng, bãi cuội tảng xen cát và bãi cát. Bãi ngập triều thấp hầu nhƣ là thềm đá gốc, đôi chỗ là cuội tảng.

29

Đáy biển ven đảo: Diện tích vùng nƣớc nơng ven đảo có độ sâu 6m trở vào đến mực triều thấp nhất rộng 4,27 km2, trong đó phần sâu 2m trở vào rộng 0,99 km2 và vùng sâu giữa 2 - 6m rộng 3,28 km. Bậc địa hình từ độ sâu 0 - 6m chủ yếu là đá gốc, mặt dốc 1 - 2o, một số nơi có san hơ, rong biển phủ. Sát bờ đảo có nhiều mỏm đá ngầm và các rãnh ngầm xu hƣớng vng góc với bờ. Ở khoảng độ sâu 6 - 10m có bề mặt khá bằng phẳng, góc dốc khoảng 1o, rộng xấp xỉ 1 km, một số nơi có san hơ. Khoảng sâu 10 - 30m là một sƣờn cổ khá dốc, cấu tạo từ vật liệu cuội, sỏi, cát và đá gốc, rải rác có san hơ sừng và cỏ biển. Ngồi độ sâu 30m là đồng bằng đáy vịnh với các các đƣờng bờ cổ, đồi đá gốc sót cao tƣơng đối 5 - 10m và các thung lũng sơng cổ có hƣớng tây bắc - đơng nam và các điểm lộ đá gốc Đệ tam.

2.2.2 Khí hậu

Khí hậu ở Bạch Long Vỹ đại diện cho vùng ngồi khơi Vịnh Bắc Bộ, có hai mùa chính là mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 8 với thời thời tiết nóng ẩm và mƣa nhiều, mùa khô bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 với thời tiết lạnh và khô.

- Lƣợng mƣa trên đảo rất thấp, tổng lƣợng mƣa trung bình năm chỉ đạt trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 32)