Định hƣớng quy hoạch không gian vùng biển đảo Bạch Long Vỹ trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 80 - 91)

trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nhƣ đã trình bày ở trên, quy hoạch không gian biển đảo Bạch Long Vỹ thực chất là tổ chức không gian vùng biển đảo sao cho việc khai thác các dạng tài nguyên nhƣ tài nguyên sinh vật (hệ sinh thái, nguồn lợi hải sản,…), tài nguyên phi sinh vật (nƣớc, khoáng sản, …) đƣợc thực hiện một cách hợp lý đồng thời quản lý hiệu quả các hoạt động khai thác tài nguyên của con ngƣời trong vùng nghiên cứu theo thời gian; giảm thiểu xung đột xã hội, bảo vệ môi trƣờng, hệ sinh thái, đa dạng sinh học nhằm bảo đảm sinh kế lâu dài của cộng đồng.

Việc định hƣớng quy hoạch không gian vùng biển đảo Bạch Long Vỹ theo kịch bản BĐKH RCP 4.5 cho năm 2050 của luận văn này đƣợc dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí đơn vị phân vùng sẽ đƣợc trình bày dƣới đây. Bản đồ đƣợc xây dựng ở tỷ lệ 1/25.000 trên cơ sở các đ ặc điểm và biến động của hệ sinh thái, tài nguyên, mơi trƣờng; đồng thời có sự lồng ghép mức độ dễ bị tổn thƣơng của kinh tế xã hội do BĐKH, NBD.

a. Nguyên tắc quy hoạch

Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch là phân chia khu vực ra các vùng, đơn vị để quản lý tổng hợp và phải dựa trên các cơ sở dƣới đây:

(1) Đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp đơn giản dễ hiểu và mang tính khả thi cao. (2) Các vùng quản lý có sự thống nhất, liên tục về chức năng và đối tƣợng chịu sự quản lý cần có chung lãnh thổ.

(3) Các vùng đơn lẻ nên đƣợc đặt ở những nơi có đặc điểm riêng biệt, đặc trƣng hoặc có vị trí địa lý cách biệt với các vùng cịn lại, ví dụ các đảo hoặc các rạn san hơ…

(4) Ở những nơi có thể, việc phân chia quy hoạch các vùng nên dựa vào hoặc kế thừa các ranh giới về mặt địa lý hoặc hành chính sẵn có.

Ngồi ra, quy hoạch khơng gian vùng biển đảo Bạch Long Vỹ phải đƣợc thực hiện trên các nguyên tắc cơ bản là: tôn trọng các quy hoạch phát triển chung; sử dụng đa mục tiêu nguồn tài nguyên của vùng; quan tâm đến nhu cầu sinh kế của cộng đồng địa phƣơng; hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững [52].

70

b. Tiêu chí

Để có thể phân chia đƣợc hệ thống các đơn vị trong quy hoạch tổng hợp phải xây dựng tiêu chí: khoa học tự nhiên (quan trọng nhất là tiêu chí về sinh thái và mơi trƣờng), kinh tế xã hội và khoa học pháp lý:

- Các tiêu chí về khoa học tự nhiên là sự phân hóa về đặc điểm điều kiện tự nhiên nhƣ: địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, các hệ sinh thái; tài nguyên sinh vật và không sinh vật; môi trƣờng và tai biến thiên nhiên. Hơn nữa, vấn đề quy hoạch dựa trên hệ sinh thái là cốt lõi nên các tiêu chí về sinh thái và mơi trƣờng là cơ sở khoa học quan trọng, cần đƣợc đặc biệt quan tâm, đó là:

(1) Ƣu tiên phát triển các ngành kinh tế ít gây tác động đến mơi trƣờng

(2) Hạn chế khai thác ở những khu vực có các hệ sinh thái nhạy cảm nhƣ rạn san hô, cỏ biển, ...

(3) Bảo tồn các cảnh quan sinh thái kết hợp với du lịch sinh thái.

- Tiêu chí về phát triển kinh tế, về khoa học kinh tế xã hội là sự phân hóa về sự phát triển kinh tế xã hội nhƣ: cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất, các khu công nghiệp, đơ thị…; dân cƣ, tập qn văn hóa các địa phƣơng khác nhau, việc sử dụng tài nguyên vùng ven biển và sự phân phối lợi ích và xung đột lợi ích của các đối tƣợng khác nhau sống và hoạt động ở ven biển.

- Tiêu chí về mục tiêu quản lý, sử dụng đó là các cơ sở về khoa học pháp lý: (1) Các quy định của pháp luật quốc tế nhƣ Công ƣớc Luật biển 1982 và các Công ƣớc quốc tế khác nhau liên quan đến biển mà Việt Nam là thành viên;

(2) Các chủ trƣơng chính sách của Đảng nhƣ Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng, Đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện, chỉ thị của Bộ Chính trị, của Ban Bí thƣ…;

(3) Hệ thống pháp luật Việt Nam về quản lý tổng hợp vùng ven biển: Các bộ luật, luật, pháp lệnh của Quốc hội (Bộ luật Hàng hải, Luật đất đai, Luật Thủy sản, luật dầu khí, Luật bảo vệ tài ngun mơi trƣờng, Luật khống sản…); Các Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ; Các Quyết định của Thủ tƣớng và cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng.

71

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các tiêu chí nêu trên, để quy hoạch quản lý không gian vùng nghiên cứu, không thể tập hợp đủ các tiêu chí trên một đơn vị phân vùng mà phải lấy ở mức tƣơng đối và có ƣu tiên các tiêu chí quan trọng.

Đặc biệt, ngày 31 tháng 12 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 2630/QĐ-TTg về việc thành lập Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ nhằm bảo vệ các đối tƣợng gồm: hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rong biển - cỏ biển, bãi giống, bãi đẻ và các loài thủy sinh vật sinh sống tại khu vực khu bảo tồn. Tổng diện tích khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ là 27.008,93 ha, trong đó 2.570,15 ha thuộc phạm vi bảo vệ nghiêm ngặt [62]. Tác giả sẽ dựa trên ranh giới khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và sự biến động của điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái, môi trƣờng, sự tổn thƣơng của hệ thống kinh tế xã hội trƣớc ảnh hƣởng của BĐKH NBD vào năm 2050 theo kịch bản RCP 4.5 để quy hoạch không gian biển đảo Bạch Long Vỹ hợp lý.

Nhƣ phần trên đã trình bày, việc QHKG biển đảo Bạch Long Vỹ cần đảm bảo sự hài hịa, khơng phá vỡ các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hiện có của huyện đảo. Chính vì vậy trong quy hoạch này đã dựa trên hiện trạng bản đồ phân vùng đa dạng sinh học (do Viện Tài nguyên và Mơi trƣờng Biển thực hiện) (Hình 3.9) [42], sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và mặt nƣớc đảo Bạch Long Vỹ (Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện BLV đến năm 2010 và 2020, vì chƣa có quy hoạch cho năm 2050) (Hình 3.10) đã đƣợc phê duyệt do UBND Thành Phố Hải Phòng phê duyệt) để từ đó xây dựng đƣợc bản đồ phân vùng chức năng (hình 3.12), làm cơ sở để xây dựng bản đồ QHKGB vùng nghiên cứu (hình 3.13).

72

73

Hình 3.10. Sơ đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và mặt nước đảo BLV (theo Quyết định số 1056/QĐ-UBND ngày 04/6/2009 của UBND thành phố Hải Phòng)

74

Hình 3. 11. Sơ đồ phân vùng chức năng vùng nghiên cứu (Nguồn: Nghiêm Thị Tuyết Nhung)

Vùng quy hoạch sẽ bao trùm toàn bộ đảo Bạch Long Vỹ, có ranh giới bên ngồi xác định theo đƣờng nối các điểm lồi của đƣờng đẳng sâu 30m. Tổng diện tích của vùng quy hoạch trùng với diện tích khu bảo tồn biển là 27008,93ha bao gồm cả phần đất trên đảo và phần biển. Đơn vị quy hoạch là vùng và khu. Thời gian quy hoạch cho năm 2050 là đến năm 2060 và tầm nhìn đến năm 2070.

Toàn vùng nghiên cứu đƣợc chia làm 8 vùng là: vùng phục hồi và bảo vệ rừng sinh thái và rừng phòng hộ trên đảo (vùng I), vùng phát triển kinh tế - xã hội trên đảo (vùng II), vùng bảo vệ nghiêm ngặt sinh thái biển (vùng III), vùng phục hồi hệ sinh thái biển ven bờ (vùng IV), vùng NTTS và khai thác hạn chế biển ven bờ (vùng V), vùng khai thác hợp lý phần biển ven bờ (vùng VI), vành đai bảo vệ (vùng VII) và vùng chuyển tiếp (vùng VIII) với diện tích lần lƣợt là 71,06ha, 171,77 ha, 2570,15ha; 4528,90ha; 331,48ha; 6384,18ha; 3277,84ha và 9673,55ha. Một số vùng đƣợc chia nhỏ thành các tiểu vùng (Hình 3.12, Hình 3.13).

75

76

77

Nội dung quy hoạch không gian vùng biển đảo Bạch Long Vỹ nhƣ sau: - Vùng I: Vùng phục hồi và bảo vệ rừng sinh thái và rừng phòng hộ trên đảo Là vùng rừng sinh thái và rừng phòng hộ trên đảo cần đƣợc quản lý, bào vệ để phục hồi, các hệ sinh thái tự tái tạo tự nhiên. Hệ sinh thái sẽ đƣợc ƣu tiên phục hồi là rừng phòng hộ và rừng sinh thái tự nhiên. Phạm vi là toàn bộ rừng sinh thái và rừng phịng hộ trên đảo (Hình 3.12, Hình 3.13)..

- Vùng II: Vùng phát triển kinh tế - xã hội trên đảo

Đây là vùng đƣợc tiến hành các hoạt động đƣợc kiểm sốt nhƣ: ni trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản, du lịch sinh thái, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trên quan điểm cần đẩy mạnh song song giữa phát triển kinh tế huyện đảo với hoạt động bảo tồn. Vùng này gồm 2 tiểu vùng (Hình 3.12, Hình 3.13).:

+ Tiểu vùng II.1: Tiểu vùng phát triển cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế và quốc phịng trên đảo.

Quy hoạch sử dụng khơng gian phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, phân bố dân cƣ, các hoạt động công nghiệp, dịch vụ nhằm giảm thiểu mức độ tổn thƣơng của ngành cơ sở hạ tầng, dân cƣ, ngành công nghiệp, dịch vụ do tác động của BĐKH NBD, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng nghiên cứu. Kiểm sốt ơ nhiễm môi trƣờng bởi rác thải và nƣớc thải.

+ Tiểu vùng II.2: Tiểu vùng phát triển cảng, du lịch và bảo vệ môi trƣờng Nơi phát triển các hoạt động du lịch: du lịch trên đảo, tắm biển, du lịch lặn ngầm. Quy hoạch sử dụng không gian phục vụ du lịch, nghỉ dƣỡng nhằm giảm thiểu mức độ tổn thƣơng của du lịch, nghỉ dƣỡng do tác động của BĐKH NBD. Kiểm sốt ơ nhiễm môi trƣờng bởi rác thải và nƣớc thải.

Đồng thời, quy hoạch sử dụng không gian phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng, cầu cảng hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động giao thông biển và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế biển. Kiểm sốt ơ nhiễm môi trƣờng bởi nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng As, Zn, Pb và kiểm sốt xói lở bồi tụ vùng ven biển.

- Vùng III: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt sinh thái biển đƣợc xác định trùng với ranh giới khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển (Hình 3.12, Hình 3.13).

78

Việc xác định ranh giới nhƣ vậy đảm bảo đƣa vùng lõi về cơ bản bao trùm hết diện tích của vùng có đa dạng sinh học cao nhất; phù hợp nhất với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã đƣợc phê duyệt và dễ tạo đƣợc sự đồng thuận cao ở các cấp quản lý và cộng đồng dân cƣ sống trên đảo.

Đây là vùng biển đƣợc bảo toàn nguyên vẹn, đƣợc quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động, thực vật, các hệ sinh thái thuỷ sinh tiêu biểu. Đối với vùng này thì hệ sinh thái rạn san hơ đƣợc xem là sinh cảnh chủ đạo đƣợc ƣu tiên bảo vệ tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây bắc của đảo Bạch Long Vỹ. Phạm vi bảo vệ của phân khu này kéo dài từ đƣờng đẳng sâu 2m - 30m.

Vùng này gồm 2 tiểu vùng là III.1 và III.2. - Vùng IV: Vùng phục hồi sinh thái biển ven bờ

Là vùng biển đƣợc quản lý, bào vệ để phục hồi, tạo điều kiện cho các loài thuỷ sinh vật, các hệ sinh thái tự tái tạo tự nhiên. Một sổ hệ sinh thái sẽ đƣợc ƣu tiên phục hồi bao gồm: rừng phịng hộ ven đảo, rạn san hơ, vùng triều bãi đá… Đi kèm với chúng là các đối tƣợng sinh vật biển nhƣ bào ngƣ, hải sâm, san hơ tạo rạn đang có nguy cơ bị đe dọa cao bởi các tác động từ tự nhiên và con ngƣời. Phạm vi bảo vệ của phân khu này nằm ngoài khu bảo vệ nghiêm ngặt với phần biển kéo dài tới đƣờng đẳng sâu 30m.

Vùng này đƣợc chia thành 4 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng IV.1: Khu phục hồi và bảo vệ rạn san hô

Quy hoạch đề xuất trồng, bảo vệ tài nguyên rạn san hô (trồng san hô trên giá thể tự nhiên chỗ có nền đáy sạch là nền đá hoặc san hơ chết khơng có bùn, rong bám vào, dùng đinh thép dài từ 15-20cm đóng xuống nền đá san hơ chết, ngập sâu khoảng 10cm, buộc cố định san hô vào đinh thép) và các nguồn lợi đi kèm. Không khai thác sử dụng nhằm bảo vệ nguyên vẹn, theo dõi nghiêm ngặt diễn biến tự nhiên của các rạn san hơ, nơi tồn cƣ nhiều lồi sinh vật quý hiếm gắn liền với bảo vệ môi trƣờng.

79

Không khai thác sử dụng nhằm bảo vệ nguyên vẹn, theo dõi diễn biến tự nhiên của bảo ngƣ.

+ Tiểu vùng IV.3: Khu phục hồi và bảo vệ hải sâm

Không khai thác sử dụng nhằm bảo vệ nguyên vẹn, theo dõi diễn biến tự nhiên của hải sâm.

+ Tiểu vùng IV.4: Khu phục hồi và bảo vệ rong tảo, cỏ biển

Không khai thác sử dụng nhằm bảo vệ nguyên vẹn, theo dõi diễn biến tự nhiên của rong tảo, cỏ biển.

Vùng V: Vùng nuôi trồng thủy sản và khai thác hạn chế

Quy hoạch sử dụng không gian phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động khai thác thủy, hải sản ở mức hạn chế nhằm giảm thiểu mức độ tổn thƣơng của hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản do tác động của BĐKH NBD. Kiểm sốt ơ nhiễm môi trƣờng bởi rác thải và nƣớc thải và các kim loại nặng nhƣ As, Zn.

- Vùng VI: Vùng khai thác hợp lý phần biển ven bờ

Quy hoạch không gian phục vụ các hoạt động phát triển đƣợc kiểm soát nhƣ: khai thác thủy, hải sản, du lịch sinh thái, trên quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế của địa phƣơng với các hoạt động bảo vệ mơi trƣờng, duy trì tính đa dạng sinh học nhằm cân bằng sinh thái, bảo vệ các giống loài thủy sinh đang sinh sống và là nơi bổ sung, phát tán giống loài thủy sản ra vùng nƣớc xung quanh. Kiểm sốt ơ nhiễm môi trƣờng bởi các điểm nguy cơ ô nhiễm Pb, Zn.

Vùng VII: Vành đai bảo vệ

Đây là vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ. Vành đai bảo vệ khu bảo tồn đƣợc xác lập trên 3.277,84 ha xung quanh để đảm bảo an tồn trong q trình bảo tồn biển.

Vùng VIII: Vùng chuyển tiếp:

Vùng chuyển tiếp giữa vùng bảo tổn biển Bạch Long Vỹ với khu vực khác. Đây là vùng phát triển tự do trên tinh thần bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên, hệ sinh thái và nguồn lợi.

80

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 80 - 91)