Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 53 - 56)

2.5.1. Tai biến khí hậu

2.5.1.1 Tai biến liên quan đến bão, áp thấp nhiệt đới

43

hết của các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ tây vịnh Bắc Bộ. Theo số liệu thống kê 34 năm (1976-1983) thì Đảo có trung bình 1-2 cơn tràn qua trong 1 năm.

Các cơn bão tác động mạnh, gây phá hủy mạnh bờ đảo, đặc biệt các đoạn bờ phía bắc, đơng bắc, đơng và đơng nam đảo, mở rộng bề mặt mài mòn, phá hủy rạn san hô và biến dạng sƣờn bờ ngầm, phá hủy cơng trình bờ và cơ sở hạ tầng trong phạm vi nƣớc dâng và sóng leo.

2.5.1.2 Hạn hán- khô hạn và xâm nhập mặn

Hàng năm vùng biển đảo BLV có tổng lƣợng bức xạ cao, cân bằng bức xạ cao, số giờ nắng kéo dài, lƣợng mƣa thấp trong điều kiện đảo nhỏ, địa hình đồi dốc thoải là tiền đề gây khô hạn và thiếu nƣớc ngọt kéo dài. Khô hạn gần nhƣ quanh năm, trừ số ít tháng mùa mƣa khoảng tháng 6-9.

Mặt khác, Bạch Long Vỹ lại bị bao bọc bởi vùng biển có độ mặn cao, sóng triều thƣờng xuyên xâm nhập vào bờ, thúc đấy quá trình xâm nhập mặn của nƣớc biển đối với nƣớc ngọt.

2.5.1.3. Dâng cao mực nước biển do bão

Khu vực biển đảo Bạch Long Vỹ thƣờng xuyên xảy ra các hiện tƣợng: dông, bão, áp thấp nhiệt đới. Khi các hiện tƣợng này xảy ra kết hợp với triều cƣờng đã gây ra hiện tƣợng nƣớc biển dâng cao, đặc biệt là phía nam và phía đơng -đơng bắc của đảo, nơi có địa hình khá thấp.

2.5.1.4. Các tai biến khí hậu khác

Giông xuất hiện tại vùng biển đảo Bạch Long Vỹ mỗi tháng trung bình 2-3 ngày, tuy ít hơn vùng ven bờ nhƣng phân bố gần suốt năm và hầu nhƣ tháng nào cũng có dơng, trừ tháng 12. Tháng 8 và 9 xuất hiện nhiều giông nhất, trung bình 4 cơn/tháng.

Sƣơng mù tại Bạch Long Vỹ trung bình 1năm có 24 ngày sƣơng mù. Đặc biệt vào cuối mùa Đông, thời kỳ nhiều mƣa phùn mỗi tháng có 5-10 ngày có sƣơng mù.

Gió mùa Đơng bắc: Hàng năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đơng bắc tràn qua

44

Đôi khi ngay trong mùa Hè cũng bị ảnh hƣởng của loại hình thời tiết này.

2.5.2. Tai biến địa chất

2.5.2.1. Tai biến địa động lực

a. Động đất

Vùng biển Bạch Long Vỹ nằm trong phạm vi ảnh hƣởng của 2 hệ đứt gãy Sông Hồng và Cao Bằng - Tiên Yên, 2 hệ thống đứt gãy này tái hoạt động trong Neogen -Đệ tứ. Vùng nghiên cứu cũng nằm trong đới cấu trúc bồn Bạch Long Vỹ, đây là trong những đới phát sinh động đất quan trọng trong biển Đông. Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát sinh động đất và các biểu hiện hoạt động của đứt gẫy cho kết quả mức độ biểu hiện động đất trong khu vực này đạt từ 5-5,9 độ Richter (theo Cao Đình Triều, 2002).

b. Xói lở bờ - bồi tụ bờ đảo

Dƣới tác động chủ yếu của sóng trong hai mùa gió đơng bắc và tây nam, sự biến dạng bờ đảo Bạch Long Vỹ liên quan đến q trình bồi tụ và xói lở có xu hƣớng nhƣ sau: bồi tụ chậm nhƣng thƣờng xuyên ở bờ mũi phía tây Đảo; hai đoạn bờ kế cận hai bên mũi này bồi tụ và xói lở thay đổi nhau theo hai mùa gió đơng bắc và tây nam. Xói lở và bồi tụ luân đổi mạnh mẽ ở cung bờ phía tây nam đảo (Hình 2.2 và 2.3).

Hình 2. 2: Xói lở bờ biển ở bờ kè đá và lớp thực vật cây bụi bao quanh đảo Bạch Long Vỹ

Hình 2. 3: Xói lở bờ biển ở bờ kè bao quanh khu âu tàu của đảo Bạch Long Vỹ quanh khu âu tàu của đảo Bạch Long Vỹ

c. Xói mịn đất trên đảo

Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do đặc điểm địa hình bề mặt đảo dốc thoải, đất đá gắn kết yếu, bề mặt đảo có nhiều khe nứt, lƣợng mƣa trên đảo ít,

45

nhƣng lại tập trung trong khoảng thời gian ngắn (từ tháng 6 đến tháng 10). d. Bồi tụ làm biến động luồng lạch

Hoạt động bồi tụ làm biến động luồng lạch diễn ra tại âu neo đậu tàu của đảo. Nguyên nhân của tai biến bồi tụ và biến động luồng lạch là sự tác động qua lại của sóng, gió, thủy triều, hoạt động nâng hạ và một phần là hoạt động nhân sinh.

2.5.2.2. Tai biến địa hoá

a. Nguy cơ ô nhiễm bởi dầu và rác thải sinh hoạt

Trong vùng biển nghiên cứu hoạt động kinh tế và dân sinh sơi động nhất ở phía tây nam đảo và gần nhƣ khép kín, chỉ có 1 cửa ra vào hẹp nên hiện tƣợng ô nhiễm dầu là có nguy cơ cao nhất. Ngồi ra, những chất thải sinh hoạt từ các tàu thuyền có nguy cơ cao, gây ơ nhiễm cho môi trƣờng nƣớc và bùn đáy khu vực này.

b. Nguy cơ ô nhiễm và ô nhiễm nƣớc bởi kim loại nặng

Vùng nghiên cứu có nguy cơ ơ nhiễm chì (Pb), dị thƣờng Pb (0,00016-0,00018 mg/l) hình thành phía tây bắc, tây nam và đơng nam Đảo ở độ sâu 25 – 50m.

c. Nguy cơ ô nhiễm và ô nhiễm mơi trƣờng trầm tích bởi các kim loại nặng Theo kết quả phân tích các ion và cation trong trầm tích tầng mặt vùng biển đảo Bạch Long Vỹ có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng bởi các nguyên tố As, Cu, Pb, Zn ở các khu vực có hoạt động cơng nghiệp, nơng nghiệp, xử lý chất thải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 53 - 56)