Đặc điểm địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 42 - 45)

2.2 Đặc điểm tự nhiên

2.2.4 Đặc điểm địa chất

2.2.4.1. Địa tầng

GIỚI CENNOZOI Hệ Paleogen

1. Trầm tích Oligocen (E3 )

Các đá thuộc thống Oligocen không lộ trên đảo cũng nhƣ trên bờ. Tuy nhiên có thể gặp đƣợc chúng trong các lỗ khoan dầu khí ở bồn Sơng Hồng. Ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ, Bắc đảo Trần các trầm tích Oligocen gặp trên các băng địa chấn nông độ phân dải cao. Thành phần gồm:

Phần dƣới: sét kết màu xám, xám đen, gắn kết trung bình, giàu vật chất hữu cơ, xen bột kết và ít cát hạt nhỏ trung. Chiều dày: ~200m.

Phần trên: sét kết màu xám sáng và bột kết. Phần dƣới cát kết hạt vừa và thô, phân lớp dày 50-60cm. Chiều dày: 55-60m.

Hệ Neogen

2. Hệ tầng Bạch Long Vĩ (Nblv ?)

Phân bố khu vực đảo Bạch Long Vĩ với thành phần nhƣ sau: - Phần dƣới: bột kết, sét kết xen kẽ chuyển lên là cát kết.

- Phần trên: bột kết, sét kết, cát kết hạt mịn có kết hạch siderit, cát kết arkos xen bột sét kết phân lớp xiên, sét kết phân lớp mỏng xen cát kết hạt vừa đến thô, trên cùng là sét kết màu xám xen bột kết và silic hữu cơ.

Hệ Đệ Tứ Thống Pleistocen

3. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp sơng - biển, tuổi Pleistocen sớm (amQ11) Chúng đƣợc thành tạo lấp đầy trong dải trũng hẹp phát triển kẹp giữa đới nâng Bạch Long Vĩ theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam. Dải trũng hẹp này còn phát triển mở rộng về phía Tây Nam, hồ cùng với bồn trầm tích Sơng Hồng.

32

Thống Holocen

4. Trầm tích nguồn gốc hỗn hợp biển - đầm lầy, tuổi Holocen sớm - giữa (mbQ21-2)

Trầm tích biển đầm lầy tƣơng đối phổ biến trong vùng biển nghiên cứu, có thể gặp chúng qua các lỗ khoan bãi triều, khoan biển và ống phóng trọng lực ngồi khơi. Thành phần trầm tích chung của tầng gồm bùn sét, bùn cát, sét màu xám tối, xám đen, giàu mùn bã thực vật hữu cơ hoá than. Chiều dày đạt từ 2-10m. Trầm tích của tầng gặp ở Đơng Nam đảo Bạch Long Vĩ chúng đƣợc hình thành từ các lagoon cổ. Thành phần trầm tích gồm: bùn cát, bùn, bùn sét màu xám tối.

Chiều dày theo địa chấn 5- 10m.

5. Trầm tích nguồn gốc biển, tuổi Holocen sớm-giữa (mQ21-2)

Trầm tích mQ21-2 lộ ra dƣới đáy biển trong vùng độ sâu 10- 30m nƣớc. Nhìn chung mặt cắt của tầng trầm tích biển mQ21-2 gồm hai phần: phía dƣới là cát sạn, sỏi, cát, hoặc cát bùn sạn, cát bùn chuyển lên phía trên là cát bùn, bùn cát, bùn, sét màu sắc từ xám, xám xi măng tới xám xanh.

Mặt cắt trầm tích hạt thơ: phân bố xung quanh đảo Bạch Long Vĩ. Trầm tích là sạn cát, cát sạn màu xám sáng. Khu vực phía Tây Nam Bạch Long Vĩ trầm tích lại chủ yếu là cát mịn.

Chiều dày chung khoảng 5m.

2.2.4.2. Kiến tạo

* Trũng Cenozoi Bạch Long Vĩ

Nằm về phía Đơng Nam vùng biển Hải Phịng - Quảng Ninh ở độ sâu 30- 35m nƣớc trở ra tồn tại một bồn trũng có hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam gần vng góc với bồn trũng sơng Hồng. Có thể chia bồn trũng này ra 3 cấu trúc chính:

- Đới nâng xiết ép Oligocen Bạch Long Vĩ

Nằm giữa trung tâm của trũng Cenozoi Bạch Long Vĩ bao gồm (cả đảo kéo dài theo phƣơng Đông Bắc - Tây Nam). Đƣợc giới hạn bởi hai hệ thống đứt gãy gần song song là Đông Bắc - Tây Nam và Tây Bắc - Đơng Nam . Đứt gãy phía Bắc có hƣớng cắm thuận về Nam, đứt gãy phía Nam có hƣớng cắm nghịch về Bắc. Vì nằm

33

giữa các khối đá rắn do lực ép từ phía Nam nên các trầm tích bị nén ép tạo nên các nếp vồng, nếp võng cùng nhiều đứt gãy nhỏ nằm song song. Đới xiết ép này có xu hƣớng chìm dần về phía Đơng Bắc, phía Tây Nam có xu hƣớng nổi cao, hiện tại là đảo Bạch Long Vĩ nổi hẳn lên trên mực nƣớc biển. Trầm tích của đới là cát, bột, cát kết. Theo các nhà địa chất Viện Dầu khí có thể có tuổi Oligocen.

- Trũng Bắc Bạch Long Vĩ

Nằm kẹp giữa một bên là đới nâng xiết ép Bạch Long Vĩ và một bên là cấu trúc dạng khối tảng Paleozoi kéo dài từ trong lục địa ra. Dƣới đáy biển trũng này nằm ở độ sâu 30-35m nƣớc trở ra, chủ yếu là các trầm tích Cenozoi, trên cùng có lớp trầm tích Đệ tứ dày từ vài mét đến hàng trăm mét, những trầm tích này cịn đang tiếp tục đƣợc thành tạo.

- Trũng Nam Bạch Long Vĩ

Nằm ở phía Đơng Nam vùng biển Hải Phòng - Quảng Ninh từ độ sâu 45 - 50m nƣớc trở ra, trũng này cịn mở rộng về phía biển Đơng. Thành phần chủ yếu là các trầm tích Cenozoi nhƣ trũng phía Bắc song chiều dày các tập có khả năng càng dày lên ở phía ngồi khơi (?).

Trong khu vực nghiên cứu có các đứt gãy sau:

- Đứt gãy Cao bằng - Tiên Yên - Thanh Lam (Ftb.1): kéo dài từ Cao Bằng qua Tiên Yên và kéo dài ra biển quá đảo Thanh Lam phân chia đới Quảng Ninh làm 2 phần: phần phía Đơng có cấu trúc dạng vảy cịn phía Tây có dạng khối lớn ra phía biển có thể đứt gãy chuyển hƣớng về phía Nam phân chia trũng Long Châu và Beibuwan. Dọc theo đứt gãy có hai dị thƣờng từ và biểu hiện khối đá gốc giàu từ (Gabro?).

- Đứt gãy Tiên Lãng (Ftb3): từ đất liền qua gần cửa Văn Úc chuyển hƣớng đi về á đông gặp đứt gãy Nam Thanh Lam (Fđb6) ngăn cách một bên là đới Quảng Ninh một bên là bồn trũng Sông Hồng cách bờ khoảng 40km đứt gãy có nhánh thứ 2 chạy về phía Nam đảo Bạch Long Vĩ là ranh giới phân chia đới Bạch Long Vĩ với đới Sông Hồng. Cánh Đông Bắc của địa hào Thuỷ Nguyên tạo trong Eocen (?) tựa vào đứt gãy này.

34

- Đứt gãy Nam Thanh Lam (Fđb7): kéo dài từ Nam đảo Trần theo hƣớng chạy về phía vùng biển Cửa Nhƣợng Hà Tĩnh (?) và bị vỡ theo từng đoạn. Đứt gãy có ý nghĩa phân cách đới Quảng Ninh với đới Bạch Long Vĩ.

- Đứt gãy Bắc và Nam Bạch Long Vĩ (Fđb 8, Fđb 9): có cấu tạo phức tạp và bị các đứt gãy Bắc - Nam chia ra nhiều đoạn, có hƣớng cắm về phía Đơng Nam và là ranh giới giữa các trũng nhỏ Bắc và Nam Bạch Long Vĩ. Riêng khối Bạch Long Vĩ bị nén trồi lên để lộ trầm tích Oligocen. Các trầm tích bị biến dạng P2 - N12 thấy ở trũng Hải Ninh, khối Bạch Long Vĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 42 - 45)