Địa hình – địa mạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 39 - 40)

2.2 Đặc điểm tự nhiên

2.2.1 Địa hình – địa mạo

Bạch Long Vỹ là một hịn đảo có kích thƣớc khơng lớn: diện tích đảo nổi trên mực triều cao nhất là 1,78 km2, tính đến mực biển trung bình (ngang 0m lục địa) là 2,33 km2 và tính đến mực triều thấp nhất là 3,05 km2. Đảo kéo dài theo phƣơng Đông Bắc -Tây Nam với đỉnh cao nhất là 62m, độ cao tƣơng đối khoảng 90m, nhô lên từ bề mặt đồng bằng đáy biển ở độ sâu khoảng 30m. Đảo có dạng gần nhƣ một hình tam giác mà đỉnh ở Đơng Bắc, cịn cạnh đáy ở phía Tây Nam. Trong khi địa hình trên đảo tƣơng đối đơn giản, thì địa hình ở phần bãi (trong đới sóng vỗ bờ đến độ sâu 4-6m) lại khá phức tạp với sự cắt xẻ thành các rãnh trũng và khối nhô không lớn. Tuy nhiên, càng xuống sâu, thì địa hình đáy càng đơn giản hơn. Đến độ sâu 30m ở phía tây bắc và 45m ở phía Đơng Nam đảo, địa hình đáy biển trở nên mềm mại hơn.

Phần đảo nổi có chu vi khoảng 6,5 km, chiều dài theo hƣớng đông bắc - tây nam khoảng 3 km, chiều rộng theo hƣớng tây bắc - đông nam khoảng 1,5 km. Đảo Bạch Long Vỹ có địa hình khá thoải, 62,5% diện tích đất có góc dốc nhỏ hơn 5o, diện tích cịn lại đa phần có góc dốc khơng vƣợt q 15o.

Bờ đảo và vùng triều. Bờ đá gốc hoặc bờ có lớp trầm tích mỏng phủ trên đá gốc chiếm khoảng 60% và bờ bồi tụ cấu tạo từ vật liệu cát, cuội, sỏi chiếm khoảng 40% tổng chiều dài bờ đảo. Nói chung, bờ biển khá thoải, các đoạn có vách dốc cao 1 - 2m thƣờng là bờ bồi tụ đang bị sóng biển xói lở. Bãi cát biển thoải điển hình rộng 15 - 30m chỉ gặp ở một số đoạn bờ nhƣ phía tây nam âu tầu và bến tàu cũ phía tây bắc.

Vùng bãi ngập triều quanh đảo (gồm bãi triều cao và bãi triều thấp) và bãi biển có diện tích khoảng 1,3 km2, chủ yếu là thềm đá gốc do sóng mài mịn tạo ra. Diện tích bãi triều cao 0,474 km2, bãi triều thấp 0,721 km2 và bãi biển ngập triều rộng 0,078 km2. Bãi triều rộng nhất ở phía bờ đơng nam là 400m, phía đơng bắc là 350m, phía tây nam là 250m, phía tây 100m và ở phía đơng 150m. Phần lớn bãi ngập triều cao là thềm đá gốc và bãi cuội tảng, bãi cuội tảng xen cát và bãi cát. Bãi ngập triều thấp hầu nhƣ là thềm đá gốc, đôi chỗ là cuội tảng.

29

Đáy biển ven đảo: Diện tích vùng nƣớc nơng ven đảo có độ sâu 6m trở vào đến mực triều thấp nhất rộng 4,27 km2, trong đó phần sâu 2m trở vào rộng 0,99 km2 và vùng sâu giữa 2 - 6m rộng 3,28 km. Bậc địa hình từ độ sâu 0 - 6m chủ yếu là đá gốc, mặt dốc 1 - 2o, một số nơi có san hơ, rong biển phủ. Sát bờ đảo có nhiều mỏm đá ngầm và các rãnh ngầm xu hƣớng vng góc với bờ. Ở khoảng độ sâu 6 - 10m có bề mặt khá bằng phẳng, góc dốc khoảng 1o, rộng xấp xỉ 1 km, một số nơi có san hơ. Khoảng sâu 10 - 30m là một sƣờn cổ khá dốc, cấu tạo từ vật liệu cuội, sỏi, cát và đá gốc, rải rác có san hơ sừng và cỏ biển. Ngồi độ sâu 30m là đồng bằng đáy vịnh với các các đƣờng bờ cổ, đồi đá gốc sót cao tƣơng đối 5 - 10m và các thung lũng sơng cổ có hƣớng tây bắc - đơng nam và các điểm lộ đá gốc Đệ tam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học cho quy hoạch không gian biển đảo bạch long vỹ trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 39 - 40)