1.2. Peptide kháng khuẩn (AMPs)
1.2.2.2.3. Tiềm năng ứng dụng và tình hình nghiên cứu cecropin
Với những đặc điểm nổi bật như trên, cecropin đã trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu hàng đầu trong số AMPs hiện nay [36]. Đã có nhiều loại cecropin được phân lập từ nhiều nguồn côn trùng khác nhau, thậm chí cecropin cịn được cải biến hoặc lai với AMPs khác để làm tăng hoạt tính [25, 54]. Tuy nhiên, con đường để có thể biến cecropin trở thành thuốc
kháng sinh thế hệ mới thay thế cho các loại kháng sinh hiện nay vẫn còn đòi hỏi nhiều nghiên cứu về cách thức thu nhận cecropin và tinh sạch chúng.
Đầu tiên, các nhà khoa học mong muốn chủ động tổng hợp cecropin in vivo và in vitro.
Chính vì vậy, hướng nghiên cứu phân lập gen mã cho cecropin để tạo nên động vật, thực vật chuyển gen có khả năng kháng lại mầm bệnh đã được quan tâm [27, 47]. Những sinh vật mang gen cecropin có khả năng đề kháng tốt với các mầm bệnh trong điều kiện in vivo. Kết
quả nghiên cứu của Sarmasik và cs. cho thấy chỉ 10% cá Medaka có gen cecropin chết khi
lây nhiễm với Pseudomonas fluorescens và 10-30% chết khi lây nhiễm với Vibrio anguillarum so với tỉ lệ chết lên tới trên 40% của cá Medaka không mang gen cecropin [47].
Việc chuyển gen cecropin B vào cây cà chua Solanum lycopersicum làm tăng khả năng kháng
Ralstonia solanasearum, Xanthomonas campestris [27]. Điều này đã mở ra một hướng đi đầy
hứa hẹn ứng dụng cecropin vào công nghệ sinh học trong chăn nuôi và trồng trọt [27]. Hướng sản xuất cecropin tái tổ hợp cũng được tiến hành trong các hệ thống biểu hiện khác nhau như vi khuẩn [16, 31, 34, 66], nấm men [29, 32] và côn trùng [67]. Đặc biệt hệ thống biểu hiện trong tế bào vi khuẩn E. coli được rất nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn. Năm 2006, Liang và cs. đã tách dòng gen cecropin phân lập từ ruồi nhà Musca domestica trong vector pGEX-4T-1;
biểu hiện và tinh sạch thành cơng cecropin có hoạt tính từ hệ thống biểu hiện E. coli [34].
Tương tự, hinnavinII-38-Asn (một loại AMP thuộc họ cecropin) được sản xuất tái tổ hợp trong chủng E. coli BL21 (DE3) pLysS có hoạt tính kháng lại Escherichia coli, Enterobacter cloacae, Bacillus megaterium và Staphyloccus aureus [31]. Có thể nói, nghiên cứu cecropin
để có thể biến tiềm năng của nó trở thành nguồn kháng sinh thế hệ mới cần cho cuộc chiến chống kháng kháng sinh đã và đang được công nghệ sinh học quan tâm đặc biệt.