Mô hình phân cấp mục đích và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao diện người máy 1 doc (Trang 71 - 73)

Có rất nhiều mô hình sử dụng mô hình xử lý thông tin của não bộ con người trong đó người sử dụng đạt được mục đích bằng cách giải quyết các mục đích nhỏ hơn theo phương pháp chia để trị làm đặc điểm chính. Chúng ta sẽ xem xét 2 mô hình sử dụng phương pháp này đó là GOMS và CCT, đặc biệt là mô hình GOMS, một mô hình đang được sử dụng rỗng rãi nhất.

Giả sử rằng chúng ta muốn tạo ra một báo cáo về tình hình bán lẻ cuốn sách HCI. Để đạt được mục đích này, chúng ta cần phân chia mục đích này thành các mục đích nhỏ hơn, như là tập hợp dữ liệu, tạo ra các bảng và các biểu đồ, và viết tài liệu miêu tả. Trong mục đích tập hợp dữ liệu, chúng ta lại phân chia thành các mục đích nhỏ hơn: tìm tên của tất cả các cuốn sách về HCI và sau đó tìm kiếm những cuốn sách đó trong cơ sở dữ liệu của các cửa hàng bán lẻ sách. Tương tự như vậy, mỗi mục đích nhỏ lại được phân chia thành các mục đích nhỏ hơn nữa, quá trình cứ tiếp tục như vậy cho đến tận khi một số mức chi tiết được tìm thấy. Do đó, kết quả của quá trình là một sơ đồ phân cấp mục đích và các mục đích con của nó. Cấu trúc của ví dụ có thể được

minh hoạ như sau:

Produce Report

Gather data

. Find book names

. . Do keywords search of names database

<further subgoals>

. Search sales database

<further subgoals>

Layout tables and histograms

<further subgoals>

Write description

<further subgoals>

Có một số vấn đề mà chúng ta cần xem xét khi sử dụng phương pháp phân tích trên đó là:

Điểm dừng của quá trình phân chia? Chúng ta có nên tiếp tục phân rã nhiệm vụ cho đến tận mức vận động của người sử dụng hay là dừng ở một mức trừu tượng hơn? Chúng ta nên bắt đầu phân rã từ đâu? Bởi vì chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu phân tích từ các điểm khác nhau trên cây phân cấp mục đích. Và liệu rằng chúng ta có thể mở rộng phân tích sang các mục đích lớn hơn không? Ví dụ như “bật lò” là mục đích con của mục đích “luộc đậu” và tiếp đến là các mục đích lớn hơn như “dọn bàn”, và “ăn”.

Đó là những câu hỏi liên quan đến vấn đề tính cốt lõi, và cả hai mô hình trên đều dành cho người thiết kế quyền tự quyết định khi họ làm việc thực tế. Các vấn đề thiết kế khác nhau đòi hỏi các mức phân tích khác nhau. Tuy nhiên, cả 2 phương pháp đều hoạt động ở một mức tương đối thấp; cố gắng bắt đầu với một mục đích trừu tượng liên quan đến óc sáng tạo thực tế và khả năng giải quyết vấn đề khó khăn theo kiểu như là “tạo ra một báo cáo”. Thay vì giới hạn chúng theo các hành vi học hỏi thông thường hơn. Trong đó, nhiệm vụ trừu tượng quan trọng nhất được xem như là một nhiệm vụ đơn vị. Nhiệm vụ đơn vị thì không đòi hỏi các kĩ năng giải quyết vấn đề của người sử dụng, mặc dù nó đòi hỏi khá nhiều các kĩ năng đó đối với người thiết kế.

Chúng ta sẽ làm gì khi chúng ta có nhiều cách giải quyết một vấn đề, hoặc nếu

các cách giải quyết cho 2 mục đích con có tác động lẫn nhau? Người sử dụng thường

sử dụng nhiều hơn một cách để đạt được mục đích và do đó thiết kế cần có nhiều cách và thể hiện được cách thức lựa chọn giải pháp của người sử dụng.

Một vấn đề quan trọng khác đó là vấn đề xử lý lỗi. Người sử dụng thì không phải là những người hoàn thiện và tất cả mọi người đều như vậy. Sơ đồ phân cấp mục đích

chỉ ra cách đạt mục đích của một người dùng hoàn thiện, tuy nhiên không phải mọi người sử dụng đều có thể theo cách như vậy. Nói chung, khả năng dự đoán hành vi lỗi là rất nghèo nàn trong các mô hình phân cấp, mặc dù một số mô hình (như là CCT) cũng đã xem xét đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao diện người máy 1 doc (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)