Hướng dẫn về việc hiển thị thông tin

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao diện người máy 1 doc (Trang 52 - 54)

Nếu thông tin được HCI trình bày không đầy đủ, mơ hồ hay không dễ hiểu thì sẽ không thỏa mãn nhu cầu người dùng. Thông tin được “hiển thị” theo nhiều cách khác nhau: văn bản, tranh ảnh và âm thanh; bằng cách sắp đặt, di chuyển và kích cỡ;

dùng mầu sắc, độ phân giải; và thậm chí bằng cả việc bỏ lửng. Các dẫn hướng sau đây tập trung vào hiển thị thông tin:

· Chỉ hiển thị thông tin có liên quan tới ngữ cảnh hiện tại. Người dùng không phải khó nhọc lần qua dữ liệu, đơn và đồ hoạ phụ để thu được thông tin có liên quan tới một chức năng hệ thống riêng.

· Đừng chôn vùi người dùng dưới dữ liệu – hãy dùng định dạng trình bày cho

phép hấp thụ nhanh chóng thông tin. Đồ họa hay sơ đồ nên thay thế cho các

bảng lớn.

· Dùng nhãn nhất quán, cách viết tắt chuẩn và mầu sắc dự kiến trước được. Ys

nghĩa của hiển thị hiển nhiên không cần tham khảo thêm nguồn thông tin ở bên ngoài.

· Cho phép người dùng duy trì ngữ cảnh trực quan. Nếu việc hiển thị đồ hoạ máy tính được thay đổi tỉ lệ thì hình ảnh gốc nên được hiển thị thường xuyên (dưới dạng rút gọn tại góc màn hình) để cho người dùng hiểu được hiểu được vị trí tương đối của phần hình ảnh hiện đang được xét.

· Đưa ra thông báo lỗi có nghĩa:

ü Thông báo nên đưa ra những lời khuyên có tính xây dựng để khôi phục từ lỗi.

ü Thông báo nên đưa ra những lời khuyên có tính chất xây dựng để khôi phục từ lỗi.

ü Thông báo nên đi kèm với tín hiệu nghe được hay thấy được. Tức là một tiếng bíp có thể được sinh ra đi kèm với việc hiển thị thông báo, hay

thông báo có thể nhấp nháy chốc lát hay được hiển thị theo mầu dễ nhận

ra như “mầu lỗi”

ü Thông báo nên có tính chất “phi đánh giá”. Tức là lời đưa ra đừng hàm ý trách móc người dùng. Giải thích: Bởi vì không ai thực sự thích tin xấu nên ít người dùng thích thông báo lỗi dù nó được thiết kế như thế nào. Nhưng một triết lí thông báo lỗi có hiệu quả có thể cải thiện được chất lượng của hệ thống và sẽ giảm tốt đáng kể sự chán nản của người dùng khi vấn đề quản thực xuất hiện.

· Dùng chữ hoa, chữ thường, tụt lề và gộp nhóm văn bản đẻ giúp cho việc hiểu. Nhiều thông tin được HCI truyền đạt là văn bản, ngay cả cách bố trí và hình

dạng của văn bản cũng có tác động đáng kể đến sự thoải mái để người dùng hấp thu thông tin.

· Dùng cách hiển thị “tương tự” để biểu diễn những thông tin dễ được hấp thu

hơn so với dạng biểu diễn này. Ví dụ, hiển thị áp suất của bể chứa lọc dầu trong xưởng lọc dầu sẽ có ít tác dụng nếu dùng cách biểu diễn số, nhưng nếu hiển thị dạng nhiệt kế được dùng thì chuyển động theo chiều đứng và sự thay đổi mầu sắc có thể được dùng để chỉ ra những điều kiện áp suất thay đổi. Điều này sẽ cung cấp cho người dùng cả thông tin tuyệt đối và tương đối.

· Xem xét vùng hiển thị có sẵn trên màn hình và dùng nó một cách có hiệu quả. Khi dùng nhiều cửa sổ, ít nhất nên có sẵn không gian để chỉ ra một phần cho từng của sổ này. Bên cạnh đó, kích cỡ màn hình (vấn đề công nghệ hệ thống) nên được lựa chọn để hòa hợp với kiểu ứng dụng cần được cài đặt.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao diện người máy 1 doc (Trang 52 - 54)