Phần lớn thời gian của người dùng được dành cho việc chọn lựa các chỉ lệnh, gõ dữ liệu và cung cấp cái vào cho hệ thống. Trong nhiều ứng dụng, bàn phím vẫn còn là phương tiện đưa vảo chính, nhưng chuột, bộ số hóa và thậm chí hệ thống nhận dạng tiếng nói đang nhanh chóng trở thành các phương tiện có hiệu quả. Những hướng dẫn sau đây tâpj trung vào việc đưa vào dữ liệu:
· Tối thiểu việc số hành động đưa vào mà người dùng cần thực hiện. Việc rút gọn khối lượng gõ là điều yêu cầu trước hết. Điều này có thể được thực hiện bằng cách dùng chuột để chọn từ một tập đã xác định sẵn các cái vào; dùng “thang trượt” để xác định cái vào trong một miền giá trị; dùng “macro” làm cho chỉ một phím được chuyển thành một tập dữ liệu vào phức tạp hơn.
· Duy trì sự nhất quán giữa hiển thị thông tin và cái vào dữ liệu. Các kí tự hiển thị trực quan (như kích cỡ văn bản, mầu sắc, cách bố trí) nên được thực hiên đối với miền cái vào.
· Cho phép người dùng làm phù hợp cái vào. Người dùng, chuyên gia có thhẻ quyết định tạo ra các chỉ lệnh đã sửa đổi phù hợp mình hay bỏ qua một số kiểu cảnh báo và kiểm chứng hành động. HCI cho phép làm điều này.
· Tương tác nên mềm dẻo nhưng cũng nên hòa hợp với mốt đưa vào ưa thích. Mô hình người dùng sẽ trợ giúp cho việc xác định mốt đưa vào nào là ưa thích. Ví dụ, một thư kí có thể rất thích với cách đưa vào từ bàn phìm, trong
khi người quản lí lại có thể thấy thoải mái khi dùng thiết bị trỏ và nháy như chuột.
· Khử kích hoạt các chỉ lệnh không thích hợp trong hoàn cảnh của hành động hiện tại. Điều này bảo vệ cho người dùng khỏi phải cố dùng một hành động nào đó có thể làm phát sinh lỗi.
· Để cho người dùng kiểm soát luồng tương tác. Người dùng nên có khả năng nhảy qua các hành động không cần thiết, thay đổi trật tự các hành động yêu cầu(nếu có thể được trong hoàn cảnh của ứng dụng), và khôi phục được từ các điều kiện lỗi mà không phải ra khỏi chương trình.
· Cung cấp trợ giúp cho mọi hành động đưa vào: một số vấn đề khi xem xét
tiện nghi trợ giúp bao gồm:
ü Liệu trợ giúp có sẵn với tất cả các chức năng hệ thống và vào mọi lúc trong tương tác không? Các tùy chọn bao gồm: trợ giúp chỉ cho một tập con của mọi chức năng và hành động; trợ giúp cho tất cả các chức năng. ü Người dùng sẽ yêu cầu trợ giúp như thế nào? Các tuỳ chọn bao gồm:
đơn trợ giúp; phím trợ giúp; chỉ lệnh HELP.
ü Trợ giúp sẽ được trình bày như thế nào? Các tuỳ chọn bao gồm cửa sổ tách biệt; tham khảo tới một tài liệu in; gợi ý một hay hai dòng được tạo ra trong một vị trí màn hình cố định.
ü Người dùng sẽ trở về với tương tác thông thường như thế nào? Các tuỳ chọn bao gồm: nút trở về được hiển thị trên màn hình; phím chức năng hay dãy điều khiển.
ü Thông tin trợ giúp sẽ được cấu trúc trợ giúp như thế nào? Các tùy chọn
bao gồm: cấu trúc “phẳng” trong đó mọi thông tin đều được thâm nhập
qua tới một từ khóa; cấp bậc phân tầng của thông tin cung cấp chi tiết ngày càng tăng khi người dùng tiến sâu vào cấu trúc; sử dụng siêu văn bản.
· Khử bỏ việc đưa vào “chuột mickey”. Đừng yêu cầu người dùng phải xác định các đơn vị cho việc đưa vào công nghệ (trừ phi có mơ hồ). Đừng yêu cầu người dùng phải gõ .00 cho toàn bộ số tiền, đưa ra các giá trị mặc định mọi lúc có thể và không bao giờ yêu cầu người dùng đưa vào những thông tin có thể tự động thu thập hay tính toán được bên trong chương trình.
CHƯƠNG VI: CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn đề quan trọng trong kĩ nghệ phần mềm nói chung, đặc biệt, tập trung vào việc mô tả các hoạt động chính trong quy trình phát triển phần mềm theo mô hình vòng đời cổ điển và thảo luận các vấn đề nảy sinh do những yêu cầu đặc biệt khi áp dụng để thiết kế các hệ thống tương tác.