Thiết kế hợp tác là một triết lý giúp cho việc hoàn thiện toàn bộ quy trình thiết kế. Thiết kế hợp tác là thiết kế theo ngữ cảnh công việc, xem người sử dụng không chỉ như là một đối tượng thí nghiệm mà còn như một thành viên của nhóm thiết kế. Do đó, người sử dụng trở thành các cộng tác viên tích cực trong quy trình thiết kế chứ
không phải là người tham gia thụ động và sự tham gia của người sử dụng hoàn toàn
được quản lý bởi người thiết kế. Lý do là người sử dụng là các chuyên gia trong phạm vi công việc và người thiết kế chỉ có ảnh hưởng trong ngữ cảnh đó nếu như các chuyên gia - người sử dụng đồng ý đóng góp một cách tích cực vào thiết kế. Ngoài ra, việc giới thiệu một hệ thống mới có khả năng sẽ làm thay đổi môi trường công việc và các quy trình tổ chức, và hệ thống mới sẽ chỉ được chấp nhận nếu những thay đổi là
có thể chấp nhận được đối với người sử dụng. Do đó, thiết kế hợp tác nhằm mục đích
cải tiến các yêu cầu hệ thống thông qua một quy trình thiết kế mang tính lặp trong đó người sử dụng tham gia một cách tích cực vào quy trình thiết kế.
Thiết kế hợp tác có 3 đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, nó cải tiến môi trường làm việc và nhiệm vụ thông qua việc giới thiệu thiết kế. Điều này làm cho thiết kế và đánh
giá mang tính hướng ngữ cảnh hoặc công việc hơn là hướng hệ thống. Thứ hai, nó đặc trưng bởi sự hợp tác: người sử dụng tham gia vào nhóm thiết kế và có thể đóng góp ở mọi giai đoạn của quá trình thiết kế. Cuối cùng, cách tiếp cận của thiết kế hợp tác mang tính lặp: thiết kế có thể được đánh giá và chỉnh sửa lại ở mỗi giai đoạn.
Quy trình thiết kế hợp tác sử dụng một số phương pháp để giúp cho việc trao đổi thông tin giữa người sử dụng và người thiết kế. Đó là:
· Brainstorming (Phương pháp trí tuệ nhóm): Tất cả mọi thành viên tham gia vào quy trình thiết kế đều đưa ra các ý tưởng của mình. Ý tưởng này có thể là
không chính thức hoặc không có cấu trúc. Tất cả mọi thông tin đều được ghi
lại mà không có sự điều chỉnh và sau đó những ý tưởng đó có thể được chọn
lọc bằng cách sử dụng các kĩ thuật khác nhau.
· Storyboarding (Phương pháp xây dựng bảng tình tiết - một thuật ngữ bắt nguồn từ lĩnh vực điện ảnh) : phương pháp này đã được trình bày một cách
chi tiết trong chương 5. Những người góp cổ phần có thể được sử dụng như
một phương tiện để miêu tả các hoạt động thường ngày của người sử dụng cũng như các thiết kế có khả năng và những tác động mà các thiết kế đó sẽ gây ra.
· Workshops (hội thảo): Phương pháp này có thể sử dụng để hoàn thiện các tri
thức con thiếu về những thành viên tham gia và cung cấp một cái nhìn tập trung hơn về thiết kế. Phương pháp có thể dùng để chất vấn lẫn nhau nhằm mục đích cho các bên tham gia có thể hiểu hơn về ngữ cảnh thiết kế từ quan điểm của mỗi thành viên. Người thiết kế có thể hỏi người sử dụng về môi trường làm việc và người sử dụng có thể hỏi người thiết kế về công nghệ và các khả năng sẵn có. Điều này tạo ra một nền tảng chung giữa người sử dụng và người thiết kế và thiết lập cơ sở cho thiết kế. Việc sử dụng phương pháp sắm vai cũng có thể cho phép người sử dụng và người thiết kế từng bước thấu hiểu lẫn nhau.
· Pencil and paper exercises (Xây dựng phác thảo): Phương pháp này cho phép
các thiết kế được thảo luận và đánh giá với rất ít lỗi xảy ra. Người sử dụng có thể biết được mọi nhiệm vụ điển hình bằng cách sử dụng bản phác thảo nháp
của người dùng và thiết kế thực tế. Phương pháp này cho cung cấp một kĩ thuật đơn giản và ít tốn kém cho việc đánh giá các mô hình ban đầu.
Những phương pháp trên không phải được sử dụng một cách duy nhất trong thiết kế hợp tác. Chúng có thể được sử dụng một cách rỗng rãi hơn để nâng cao sự hiểu biết giữa người thiết kế và người sử dụng. Thông thường trong ngữ cảnh thiết kế (ví dụ, các ràng buộc về tổ chức) không có khả năng để thực hiện thiết kế hợp tác hoàn toàn. Thậm chí nếu có ngoại lệ, thì các phương pháp trên có thể là những cách rất hữu ích cho việc đẩy mạnh sự hợp tác giữa người sử dụng và người thiết kế.