Khung tương tác cố gắng mô tả tương tác một cách thực tế hơn bằng cách đưa hệ thống vào một cách rõ ràng hơn so với mô hình Norman, và chia hệ thống tương tác thành 4 phần chính, như trong hình 3.2.
Hình 3.2: Khung tương tác chung
Các node biểu diễn 4 thành phần chính của một hệ thống tương tác đó là: Hệ thống (S), người sử dụng (U), đầu vào (I), và đầu ra (O). Mỗi thành phần có ngôn ngữ
riêng của nó. Ngoài ngôn ngữ nhiệm vụ của người sử dụng và ngôn ngữ nhân của hệ
thống, còn có các ngôn ngữ khác dành riêng cho các thành phần đầu vào (I) và đầu ra (O) để biểu diễn các thành phần riêng biệt, mặc dù cũng có thể có các thành phần bị nạp chồng lên nhau. Đầu vào và đầu ra kết hợp tạo thành giao diện.
O Output I Input U task S core
Khi giao diện được đặt giữa người sử dụng và hệ thống, có 4 bước trong chu
trình tương tác, mỗi bước tương ứng với một chuyển đổi/dịch từ một thành phần đến
một thành phần khác, được minh hoạ bởi các cung có nhãn trong hình 3.3.
Hình 3.3: Các chuyển đổi giữa các thành phần
Người sử dụng bắt đầu chu trình tương tác bằng việc thiết lập một mục đích và một nhiệm vụ để đạt được mục đích đó. Cách duy nhất để người sử dụng có thể thao tác với máy là thông qua đầu vào, và do đó nhiệm vụ phải được gộp vào cùng với
ngôn ngữ đầu vào. Ngôn ngữ đầu ra được dịch thành ngôn ngữ nhân để có thể được
thực hiện bởi hệ thống. Sau đó hệ thống sẽ tự chuyển đổi theo các thao tác đã được dịch từ đầu vào. Giai đoạn thực hiện của chu trình đã hoàn tất và bây giờ giai đoạn đánh giá bắt đầu. Hệ thống đang ở một trạng thái mới, và người sử dụng sẽ phải liên lạc với trạng thái mới đó. Các giá trị hiện tại về các thuộc tính của hệ thống sẽ được biểu diễn thành các khái niệm hoặc các đặc điểm của đầu ra. Sau đó, người sử dụng sẽ quan sát đầu ra và đánh giá các kết quả của tương tác so với mục đích ban đầu, do đó kết thúc giai đoạn đánh giá và chu trình tương tác. Có 4 sự chuyển đổi chính trong tương tác: kết hợp, thực hiện, trình diễn, và quan sát.