Phương pháp luận các hệ thống phần mềm

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao diện người máy 1 doc (Trang 66 - 68)

Các mô hình xã hội – kĩ thuật tập trung vào việc xác định các yêu cầu của người sử dụng xét trên các khía cạnh về mặt con người và kĩ thuật. Phương pháp luận các hệ thống phần mềm (SSM) đưa ra một cái nhìn rộng hơn về tổ chức cũng như về hệ thống trong đó công nghệ và con người là các thành phần chính. SSM được phát triển bởi Checkland để giúp những người thiết kế có được sự hiểu biết về ngữ cảnh của những sự phát triển công nghệ: do đó tập trung vào sự hiểu biết tình huống hơn là hiểu biết về sự phát minh ra một giải pháp. SSM có 7 giai đoạn, trong đó có một sự khác biệt giữa các giai đoạn “thế giới thực” (1-2, 5-7) và các giai đoạn hệ thống (3-4).

Giai đoạn đầu là giai đoạn nhận dạng vấn đề và bắt đầu tiến hành phân tích. Quá trình này được thực hiện theo miêu tả chi tiết về tình huống vấn đề: phát triển một bức tranh tổng thể. Bức tranh này bao gồm tất cả mọi người góp cổ phần, những nhiệm vụ mà họ thực hiện, và các nhóm làm việc, cấu trúc của tổ chức, các vấn đề và các quy trình của tổ chức được xây dựng bởi mọi người góp cổ phần. Mọi kĩ thuật suy diễn tri thức đều có thể được sử dụng để tập hợp thông tin để xây dựng bức tranh tổng thể đó, bao gồm các kĩ thuật như quan sát (ghi lại bằng video và audio), phỏng vấn và sử dụng các bảng câu hỏi thăm dò ý kiến có cấu trúc hoặc không có cấu trúc, các hội thảo khoa học hợp tác như là các hoạt động đóng vai, mô phỏng và phân tích sự việc. Nói chung, để bắt đầu chúng ta nên sử dụng các cách tiếp cận ít mang tính cấu trúc để tránh những ràng buộc ảo trong miêu tả. Bức tranh tổng thể có thể có nhiều loại – trong đó không có các câu hỏi đúng sai – nhưng nó nên cung cấp thông tin rõ ràng cho người thiết kế.

Giai đoạn tiếp theo chúng ta sẽ chuyển từ thế giới hiện thực sang thế giới các hệ thống và cố gắng tạo ra các định nghĩa gốc cho hệ thống. Có thể có nhiều loại định nghĩa gốc của một hệ thống, ví dụ biểu diễn cho từng người góp cổ phần. Các định nghĩa gốc được miêu tả dưới dạng CATWOE:

· Clients: Là những người nhận thông tin đầu ra hoặc nhận lợi ích từ hệ thống

· Transformations: Những thay đổi bị tác động bởi hệ thống. Đây là một phần quan trọng của định nghĩa gốc vì nó kéo theo các hoạt động cần thiết cho các giai đoạn tiếp theo. Để nhận dạng các biến đổi, hãy xem xét đến các đầu vào và đầu ra của hệ thống.

· Weltanschauung: (theo tiếng Đức) hoặc là World View: Đó là cách hệ thống

được thu nhận như thế nào trong một định nghĩa gốc cụ thể

· Owner: Là những người sở hữu, hoặc chịu trách nhiệm về hệ thống, hoặc là

những người có quyền tạo ra những thay đổi đối với hệ thống

· Environment: Môi trường mà hệ thống hoạt động và chịu ảnh hưởng.

Ví dụ:Định nghĩa gốc cho quản lý hàng không: hệ thống bán vé máy bay

Một sân bay quốc tế đang xem xét việc xây dựng một hệ thống bán vé mới liên kết các đại lý bán vé để bán trực tiếp đến khách hàng. Nghĩa là, hệ thống được sử hữu bởi cơ quan quản lý hành không, được sử dụng bởi các nhân viên đại lý du lịch, các nhân viên đại lý bán vé, hoạt động theo các quy tắc được quy định bởi các cơ quan

hành không dân dụng quốc tế, và luật hợp đồng kinh tế quốc gia, để bán vé và đảm

bảo chỗ cho những khách hàng đã đặt vé trước và tạo ra lợi nhuận cho công ty. Khi đó định nghĩa gốc được định nghĩa như sau:

· Client: Khách hàng

· Actor: Nhân viên đại lý du lịch

· Transformation: Dự định và yêu cầu của khách du lịch được chuyển đổi thành giá ghế trên máy bay và lợi nhuận cho tổ chức.

· Weltanschauung: Nếu việc bán vé có hiệu quả thì lợi nhuận của tổ chức sẽ được tối ưu hoá.

· Owner: Cơ quan quản lý hành không

· Environment: Các quy tắc của cơ quan hàng không dân dụng quốc tế và luật

hợp đồng kinh tế quốc gia; chính sách của đại lý bán vé địa phương.

Sau khi phát triển định nghĩa gốc, chúng ta tiến hành xây dựng mô hình quan niệm. Mô hình quan niệm định nghĩa những việc mà hệ thống phải thực hiện để hoàn thành các định nghĩa gốc. Nó cũng bao gồm việc nhận dạng các chuuyển đổi và các hoạt động trong hệ thống. Sau đó, những gì mà hệ thống đạt được và cách thức thực

hiện của hệ thống sẽ được mô hình hoá theo một mô hình phân cấp. Quá trình này mang tính lặp và có thể sẽ phải mất một số bước lặp trước khi có được một mô hình hoàn thiện và chính xác.

Tiếp theo, chúng ta sẽ so sánh hệ thống thực với hệ thống của mô hình quan niệm, nhận dạng sự khác nhau và do đó làm nổi bật những thay đổi cần thiết hoặc các vấn đề tiềm tàng. Ví dụ, khi so sánh ta thấy một hoạt động nào đó có nhiều quy trình trong thực tế hơn trong mô hình quan niệm, do đó chúng ta cần giảm bớt số lượng quy trình cho hoạt động đó.

Trong các giai đoạn cuối chúng ta cần xác định những thay đổi cần thiết và có ích cho hệ thống – ví dụ những thay đổi có thể là những thay đổi về cấu trúc, thủ tục hoặc xã hội và quyết định những hành động cần thiết để tác động đến những thay đổi đó.

SSM là một cách tiếp cận linh hoạt cho phép xem xét đến mức chi tiết của ngữ

cảnh thiết kế. Tuy nhiên, SSM chỉ có thể được coi là thành công nếu như nó có tác dụng giúp cho người thiết kế hiểu rõ hơn về hệ thống mà họ đang phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Giao diện người máy 1 doc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)