Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của khí thải từ các thiết bị bay đến bầu khí quyển và xu hướng phát triển các nhiên liệu sạch thay thế (Trang 52 - 53)

1.1 .Tổng quan về biến đổi khí hậu

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các q trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất.

Trong những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến mơi trường. BĐKH, với những tác động ngày một gia tăng và khó lường ở nhiều lĩnh vực sẽ làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương, là nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được của loài người.

Đứng trước thách thức về BĐKH toàn cầu, Liên hiệp quốc đã kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên cùng chung tay ứng phó với BĐKH, các quốc gia, các hiệp hội quốc tế thực hiện tuyên truyền về BĐKH, triển khai các biện pháp thiết thực nhằm ứng phó và giảm thiểu đến mức tối đa các tác nhân gây ra BĐKH. Đối với từng ngành, từng nghề đều xuất phát từ nghiên cứu ảnh hưởng của mình đến BĐKH, tìm ngun nhân, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu tác động.

Trên thế giới, ngành nghiên cứu về TBB nói chung được gọi là ngành hàng khơng – vũ trụ. Bên cạnh những thành tựu khoa học giúp ích cho lồi người như vận tải hàng khơng, phóng vệ tinh, tầu vụ trụ…, ngành hàng không – vũ trụ cũng có ảnh hưởng đến mơi trường tồn cầu, gây ra BĐKH. Những ảnh hưởng chính gồm: ảnh hưởng đến bầu khí quyển (khí thải ở dạng khí nhà kính), tiếng

ồn, các yếu tố vật lý (độ rung, điện từ trường, bức xạ ion hóa), mơi trường nước, mơi trường đất, chất thải rắn và lỏng....

Hiện nay, các nghiên cứu về ảnh hưởng của ngành hàng không – vũ trụ đến BĐKH chủ yếu là các nghiên cứu chuyên sâu [9,14,18] về ảnh hưởng của một vài yếu tố riêng lẻ (độ ồn, độ rung, khí thải ...) từ các phương tiện cụ thể (máy bay dòng Tu, máy bay dòng Boeing...) đến môi trường, phạm vi chỉ xét trong các khu vực nhỏ (khu vực sân bay...). Ở Việt Nam, chưa thấy công bố các nghiên cứu về vấn đề này.

Do vậy trong khuổn khổ luận văn, tác giả chọn đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Đánh giá tác động của khí thải (một dạng khí nhà kính) thiết bị bay (chủ yếu là máy bay và tên lửa dân sự) đến bầu khí quyển.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu tác động của khí thải từ các thiết bị bay của Việt Nam và một số nước điển hình trên thế giới đến bầu khí quyển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của khí thải từ các thiết bị bay đến bầu khí quyển và xu hướng phát triển các nhiên liệu sạch thay thế (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)