Biểu tượng phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của khí thải từ các thiết bị bay đến bầu khí quyển và xu hướng phát triển các nhiên liệu sạch thay thế (Trang 38 - 41)

Tuyến bay chia làm bốn chặng. Trong chặng thứ nhất phái đoàn dùng máy bay Bombardier Q400 cũa hãng Porter Airlines chạy bằng hỗn hợp 50/50 dầu camelina và dầu xăng. Sau đó phái đồn chuyển sang Airbus A319 của Canada chạy bằng nhiên liệu làm từ dầu ăn do hãng SkyMRG cung cấp. Tới New Mexico phái đoàn chuyển sang máy bay Boeing 777-200 của hãng Aeroméxico chay bẵng nhiên liệu do hãng ASA sản xuất từ camelina, jatropha và dầu ăn đã

máy bay Boeing 737-800 của hãng Brazil GOL Airlines chay bẳng dầu bắp loại không ăn được và dầu ăn đã dùng rồi do hãng UOP cung cấp

Sự thành cơng của các chuyến bay hồn tồn bằng nhiên liệu sinh học trên đây và khẳng định nhiên liệu sinh học bền vững cho ngành hàng không đã trở thành hiện thực.

Các nhiên liệu sinh học - dùng để thay thế nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt và thải nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính - có thể giúp ngành hàng khơng đáp ứng các mục tiêu giảm khí thải mà khơng tranh dành các nguồn tài ngun đất và nước với sản xuất lương thực .

Thành công này cũng chuyển tải thông điệp của ngành vận tải hàng không quốc tế cam kết trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khi thúc đẩy vai trò xúc tác phát triển kinh tế xã hội, đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng và nền kinh tế toàn cầu. Thông điệp này cũng kêu gọi các chính phủ hỗ trợ các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững tăng sản lượng nhiên liệu này

Sự hỗ trợ về nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới cũng như các nguồn nhiên liệu sinh học bền vững và cải thiện cơ sở hạ tầng hàng khơng có ý nghĩa tối quan trọng để ngành hàng khơng tiếp tục vai trị tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và giảm tối đa tác động xấu đến môi trường.

Trong ngành hàng không thế giới, hiện có nhiều dự án thay thế xăng dầu bằng nhiên liệu sinh học. Sử dụng loại nhiên liệu mới này, máy bay có thể bay nhanh hơn, xa hơn và ít gây hại cho mơi trường hơn.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chiếc máy bay cỡ nhỏ loại Diamond DA42 sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh học đã bay thử thành công mỹ mãn tại Triển lãm hàng không thế giới (ILA) ở thủ đô Berlin, CHLB Đức.

Người đề xuất dự án sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh học chiết xuất từ loài tảo để bay thử chiếc máy bay Diamond DA42 chính là nhà cơng nghệ sinh học Otto Pulz ở bang Brandenburg (Đông Đức).

Loại nhiên liệu sinh học mà Otto Pulz hy vọng sẽ biến cho các chuyến bay thân thiện với môi trường hơn. Theo ông, nhiên liệu sinh học sẽ dần dần thay thế xăng dầu trong ngành hàng không dân dụng thế giới.

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, trong đó bao gồm 230 hãng hàng khơng từ 140 quốc gia, thì đến năm 2020, 15% nhiên liệu hàng khơng sẽ có nguồn gốc sinh học, cịn vào năm 2040, số lượng nhiên liệu sinh học sẽ đạt 50%. Theo tính tốn thì chi phí cho nhiên liệu chiếm khoảng 30% - gần 150 tỷ USD mỗi năm – điều này có nghĩa là các hãng hàng khơng thương mại có cơ hội tuyệt với để ít phụ thuộc vào giá dầu tăng.

Hầu hết các hãng hàng không lớn, bao gồm Lufthansa, Virgin Atlantic, Qantas và Alaska Airline đã đưa ra các chương trình về sử dụng nhiên liệu sinh học, tiến hành các chuyến bay thử nghiệm sử dụng nhiên liệu này. Ngành công nghiệp cũng tập trung vào việc tạo ra một nhiên liệu thế hệ mới – thân thiện với môi trường và có hiệu suất ổn định. Nhiên liệu sinh học thế hệ mới được sản xuất từ sinh khối, không dùng làm thức ăn, không phải là các loại ngũ cốc hay các loại đậu. Nhóm sử dụng nhiên liệu hàng khơng thân thiện mơi trường, bao gồm 20 hãng hàng không và 4 nhà sản xuất máy bay cam kết chỉ sử dụng loại nhiên liệu này.

Nhiều nhà cung ứng hàng đầu trong thị trường nhiên liệu sinh học thế hệ mới, bao gồm các công ty Amyris, ClearFuels, Sapphire Energy, Solazyme, Solena Fuels tập trung vào việc sản xuất nhiên liệu hàng không, thường xuyên hợp tác với các hãng hàng không và các nhà sản xuất máy bay.

Các ông lớn dầu mỏ cũng quan tâm đến thị trường này. Vào tháng 2 năm 2011, chi nhánh của tập đồn nhiên liệu hàng khơng British Petroleum thực hiện kế hoạch sáng lập nhà máy lớn nhất trên thế giới về sản xuất nhiên liệu hàng không từ cây Jatropha , một loài thực vật chứa hàm lượng dầu cao (40%) có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Nhà máy sẽ được xây dựng ở Brazil hợp tác với các hãng Airbus, Brazil’S TAM Airlines và Brazil EcoDiesel.

Nhiên liệu từ loài tảo

Dưới ánh sáng Mặt trời, lồi tảo nhỏ xíu này chuyển hóa CO2 trong khơng khí thành dầu. Nhà cơng nghệ sinh học Otto Pulz dự kiến sẽ ni tảo bằng khí thải CO2 lấy từ các nhà máy nhiệt điện.

Tuy “lò phản ứng sinh học” của Otto Pulz chỉ có kích cỡ bằng một chiếc container và giới khoa học cịn lâu mới có thể thỏa mãn được cơn khát nhiên liệu của ngành hàng không dân dụng thế giới, nhưng Airbus vẫn đầu tư vào dự án của Otto Pulz. Theo những dự đoán lạc quan [14], đến năm 2040, nhiên liệu sinh học sẽ chiếm tới 50% tổng số nhiên liệu dùng cho ngành hàng không dân dụng thế giới. Nhiều hãng hàng khơng trên thế giới cũng bắt đầu tính chuyện sử dụng nhiên liệu sinh học. British Airways dự kiến sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ở London.

Các hãng hàng không thừa hiểu rằng họ cần phải nhanh chóng giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mặc dù chỉ chiếm có 2% tổng số khí thải CO2 trên tồn thế giới (chưa bằng ½ số khí thải của ngành sản xuất xi măng, nhưng công luận rất quan tâm đến ngành hàng khơng dân dụng vì nó trực tiếp phun khí thải vào khơng khí ở độ cao 10 km.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của khí thải từ các thiết bị bay đến bầu khí quyển và xu hướng phát triển các nhiên liệu sạch thay thế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)