Tình hình nghiên cứu thực vật có khả năng kháng khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn từ dịch chiết một số thực vật thu thập tại lào luận văn ths sinh học 6042 01 14 (Trang 26 - 35)

Những năm gần đây, khoa học thế giới đã có những bƣớc tiến dài trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, khoa học nghiên cứu về dƣợc phẩm và chế phẩm dùng trong điều trị bệnh rất phát triển, đặc biệt ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc… Họ đã đƣa ra trên thị trƣờng rất nhiều sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị các bệnh nan y khơng chỉ đối với ngƣời bệnh mà cịn tốt trong việc phòng chống bệnh cho cả ngƣời khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, ngƣời ta cịn đi sâu nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có trong nhiều lồi thực vật để ngăn ngừa và điều trị các bệnh, đặc biệt là một số bệnh hiểm nghèo nhƣ ung thƣ, đái tháo đƣờng, nhiễm trùng máu [7, 8]…

Các nghiên cứu trên thế giới về y dƣợc và ung thƣ cho thấy nhiều loại cây thuốc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thƣ. Các chất có hoạt tính chống ung thƣ có trong một số loại cây nhƣ kê sữa (hợp chất sylimarin), chè xanh, trinh nữ hoàng cung….đều đã đƣợc nghiên cứu về cơ chế tác dụng. Một số hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa và điều trị đái tháo đƣờng trong cây cỏ ngọt (hợp chất stevirosid), tam thất (gisenoid), nhân sâm (panaxan), hoàng sâm, lƣợc vàng,… Nhiều loài thực vật chứa các hoạt chất kháng khuẩn: trinh nữ hoàng cung (chứa lycorin), chè xanh, bạc hà, hành, tỏi, mùi tây...

1.4. Đặc điểm của các mẫu thực vật

1.4.1. Đặc điểm sinh học của cây Sương sâm (Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers

Tên khoa học Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers, thuộc họ

Menispermaceae. Tiếng Việt gọi là sƣơng sâm, lồi dây leo, thân có lơng mịn hay khơng lơng. Lá hình xoan, dài 6-11cm, rộng 2-4cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống dài 5-20mm (hình 1.11). Phân bố ở miền nam Lào, Campuchia. Lá dùng làm thạch (màu xanh lá) và làm rau ăn. Ở Thái Lan dùng rễ làm thuốc chống sốt, ở Campuchia thân mang lá phối hợp với các vị thuốc khác dùng trị bệnh lỵ.

Hình 1.11. Cây sƣơng sâm (Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers)

Công dụng của cây sƣơng sâm là một loại thảo dƣợc đã đƣợc sử dụng từ thời cổ đại để điều trị các bệnh khác nhau. Hiện nay nó đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong điều trị y học cổ truyền. Ngƣời ta đã khám phá ra rất nhiều lợi ích của sƣơng sâm nhƣ giúp làm mới cơ thể, giúp phục hồi các tế bào trong cơ thể, giúp điều trị huyết áp cao, giúp ngăn ngừa bệnh tim, hỗ trợ trong việc duy trì của gan và thận...

1.4.2. Đặc điểm sinh học của cây Tầm gửi

Tên khoa học là Loranthaceae – họ Tầm gửi (Macrosolen sp.). Tiếng Việt là Đại cán (theo tên chi). Họ này chứa các loại cây than thảo và cây bụi ký sinh trên than cây khác, loại này là trên cây xoài, thân và lá thƣờng cứng, khơng lơng hay có lơng tơ. Các lá mọc đối, khơng rụng, có gân lá cong, phát triển hoặc là suy giảm thành dạng bông hay xim ở nách lá hay đầu cành và dạng chụm. Các hoa nhỏ (dƣới 3 mm), đơn tính, một lớp bao hoa, khơng đài hoa hoặc có lá bắc giả đài hoa. Cánh hoa 2-4, khơng lớp, tự do (hình 1.12).

Hình 1.12. Cây Tầm gửi( Loranthaceae)

Công dụng của cây tầm gửi: Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu. Đa số các lồi tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xƣơng khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thƣơng, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần... Một số lồi có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh...

1.4.3. Đặc điểm sinh học của cây Sầu đâu

Cây Sầu đâu còn đƣợc gọi là cây xoan, tên khoa học là Azadiracta indica

Juss. f., thuộc họ xoan Meliaceae, tiếng Anh gọi là Neem Tree, Marjgose Tree. Cây đƣợc phân bố nhiều ở Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Sri Lanka, Indonesia và Việt Nam. Thân đại mộc trung, chiều cao có thể đạt tới 30m và đời sống có thể tới 2 thế kỷ. Cây cao trung bình (khoảng 5 – 10m). Lá luôn xanh, không rụng, lá kép từ 5-8 cặp...Phát hoa hợp thành chùm tụ tán ngắn hơn lá, hoa trắng hoặc vàng, đài có lơng, tiểu nhụy 10, gắn trƣớc một phiến đầu lõm, nhị dài có 3 gai (hình 1.13). Cây phát triển trong vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới do Sầu đâu có hệ thống rễ rất sâu nhƣng không chịu đƣợc nhiệt độ lạnh kéo dài.

Hình 1.13. Cây Sầu đâu (Azadiracta indica Juss. f.)

Cơng dụng của cây Sầu đâu: Các bộ phận của cây (lá, hoa, vỏ) đều có vị đắng, tính mát. Vỏ có tác dụng bổ đắng, làm săn da, hạ sốt, trừ sốt rét. Vỏ rễ và quả non cũng có tác dụng bổ, hạ sốt, gây chuyển hoá. Lá làm tan sƣng, tiêu độc, sát trùng; nƣớc sắc lá cũng có tác dụng kháng sinh sát trùng. Hoa khơ có tác dụng bổ, lợi tiêu hố, lọc máu. Quả xổ, làm dịu và trừ giun; hạt cũng sát trùng. Dầu hạt kích thích, kháng sinh và gây chuyển hố.

1.4.4. Đặc điểm sinh học của cây Cù đèn

Tên khoa học: Croton Euphorbiaceae. Họ Thầu dầu, Tiếng Việt gọi là cù đèn. Cây có chiều cao từ 1-4 m, vỏ thân có màu nâu và màu xám, bề mặt tƣơng đối trơn tru, phát triển tốt ở vùng nhiệt đới. Lá hình mũi mác chiều dài khoảng 10-15 cm

và chiều rộng khoảng 4-6 cm, lá màu xanh đậm. Hoa dài 10-15 cm và chiều rộng khoảng 4-6 cm, khi nở cánh hoa đƣợc uốn cong lại. Cácđặc điểm quả: có diểm hình trịn, vỏ màu nâu, khi khô và nứt một cách dễ dàng, quả đƣợc chia thành ba thùy thùy có một đài hoa gắn liền với đáy những sọc trắng dọc theo chiều dài của đƣờng (hình 1.14).

Hình 1.14. Cây Cù đèn (Croton Euphorbiaceae)

Cơng dụng của cây Cù đen: Rễ Cù đèn có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng thơng kinh lạc, lợi nguyệt thuỷ, phá thấp trệ, tiêu khối tích, thƣ gân cốt, chấm dứt sự tê đau. Lá Cù đèn có tính kháng sinh, sát trùng. Vỏ, rễ, quả và hạt đều có tính xổ. Vỏ và rễ gây chuyển hố. Hạt và dầu hạt có tính tẩy mạnh và xem nhƣ là có độc.

1.4.5. Đặc điểm sinh học của cây Trinh nữ

Trinh nữ hay còn gọi xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo (danh pháp hai phần: Mimosa pudica L.). Tiếng Anh là Sensitive Plant, Shame Plant; Sensitive, là một loại thực vật thuộc họ Đậu đƣợc Carl von Linné mô tả khoa học đầu tiên.

Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lơng. Hoa hình đầu trịn, có màu hồng, quả có lơng, rụng thành từng đốt (Hình 1.15). Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ có nguồn gốc ở Brasil.

Hình 1.15. Cây Trinh nữ (Mimosa pudica L.)

Cơng dụng của cây trinh nữ: Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành lá. Rễ đƣợc đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa

hạ, dùng tƣơi hay phơi khơ. Cây trinh nữ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc, có tác dụng an thần, dịu cơn đau, long đờm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiệu

1.4.6. Đặc điểm sinh học của cây Nhàu

Có tên khác Nhàu núi, Nhàu lớn, Nhàu rừng, có tên khoa học: Morinda citrifolia L. var. Bracteata Ho, họ cà phê, tiếng Anh gọi là India Mulberry, cây gỗ

đứng, cao 4-8 m. Cành non màn xanh, tiết diện vng, có rãnh, nhẵn, cành già tiết diện tròn, màu nâu xám. Lá đơn,, mọc đơi. Phiến lá to, hình bầu dục hai đầu thn nhọn, dài 15-30 cm rộng 10-15 cm. Lá màu xanh bóng đậm ở mặt trên, mặt dƣới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá hình lơng chim, nối rõ ở mặt dƣới, 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá 1-2 cm. Lá kèm nằm giữa hai lá mọc đơi, hình xoan, cao 1-1,5 cm, màu xanh nhạt. Cùm hoa là đâu hình trịn hay hơi bầu dục. Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa dính nhau tạo thành. Quả còn non màu xanh nhạt, dài 5-7 cm, rộng 3-4 cm. Quả già màu ngà vàng, nhẵn nóng, mùi khai, trên quả cịn vết tích các đĩa mật. Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen (hình 1.16).

Hình 1.16. Cây Nhàu (Morinda citrifolia L. var. bracteata Hook.f)

Công dụng của cây nhàu: Cây nhàu có các loại Vitamin B1, B6, A,C,E,...các khống chất magie, Ppotpho, và nhiều khống chất khác. Đặc biệt hơn, cịn có sự góp mặt của hợp chất prexonine, có tác dụng giúp phát triển khỏe mạnh những tế bào trong cơ thể. Các nhà thuốc Đông Y cho rằng, tác dụng của cây nhàu chữa đƣợc những bệnh dân gian nhƣ: làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, ho cảm, hen, đau gân, tiểu ra đƣờng, hỗ trợ hệ miễn dịch,...

 Quả nhàu (trái nhàu): giúp giảm đau lƣng, nhức mỏi cơ thể, viêm khớp, cao huyết áp, lọc móc, nhuận tràng, tăng cƣờng miễn dịch, hỗ trợ trị tiểu đƣờng và gout.

 Rễ cây có lợi cho nhuận tràng, lợi tiểu, hạ huyết áp, tốt cho thần kinh. Đặc biệt là dƣỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết.

 Lá cây có lợi cho điều hịa kinh nguyệt, làm tăng lực, hạ sốt.  Vỏ cây làm bổ máu, nhất là cho phụ nữ sau khi sinh.

1.4.7. Đặc điểm sinh học của cây Muồng đen

Tên khác: Muồng xiêm, muồng vàng nhạt, có tên khoa học: Cassia siamea

Lamk. Caesalpiniaceae họ vang, tiếng Anh gọi là Kassod tree, partridge wood, Bois perdrix. Muồng đen là cây gỗ cao 15-20m, đƣờng kính 50-60 cm, tán rộng, rậm, xanh mƣớt, thân hình trụ vặn xoăn, vỏ xám nâu, nứt nhỏ nơng đều dặn, thình thoảng tạo thành múi do thân vặn. Cây phân cành sớm, cành non có khía phủ lơng mịn. Lá kép lơng chim 1 lần, chẵn, mọc cách, dài 10-25 cm, cuống lá muồng đen dài 2-3 cm. Lá nhỏ 7-15, dài 3-7 cm, rộng 1-2 cm, đầu tròn hay lõm, với 1 mũi kim ngắn, gốc lá tròn. Cụm hoa chùy ở đầu cành, lá bắc hình trứng, đầu có mũi nhọn dài, cánh đài dạng năm, không bằng nhau. Quả đậu dẹt, nhẵn, nhẵn, lƣơn sóng, mép có gờ nổi rõ, dài 20-30 cm, rộng 1-1,5 cm, khi non màu xanh lục, khi già đen. Hạt có kích thƣớc 20-30 cm, hình bầu dục dẹt, vỏ cứng, màu nâu nhạt (hình 1.17).

Cơng dụng của cây muồng: trong các bài thuốc Đông y, muồng đen đƣợc sử dụng để chữa một số bệnh nhƣ chứng khó ngủ, mất ngủ, tim hồi hộp, hỗ trợ điều trị đăng huyết áp, chữa nấm ngoài da, chữa đau mắt đỏ, mờ mắt và trị táo bón.

1.4.8. Đặc điểm sinh học của cây Keo dậu

Cây keo dậu là một lồi cây gỗ nhỏ có tên gọi khác nhƣ: Keo giâu, keo giun, bọ chét, bọ chít...Tên khoa học: Leucaena leucocephala (Lamk.) de Wit. họ

Mimosaceae (Trinh nữ), tên tiếng Anh Popinac blanc. Thân cây gỗ nhỏ, cao tới 5m, khơng có gai vỏ thân màu xám nhạt, tán lá hẹp. Lá kép lông chim hai lần, cuống chung dài 12-20 mm, lá lông chim 4-8 đôi, lá chét 12-18 đôi gần nhƣ khơng cuống và hình lƣỡi liềm, dài 10-15mm, rộng 3-4 mm. Lá nhẵn, trên cuống lá cấp 1 có các tuyến hình chậu. Cụm hoa hình đầu ở nách lá, gồm nhiều hoa màu trắng. Mùa hoa tháng 4-6, quả tháng 7-9, quả tạo thành chùm, màu xanh lục khi còn non, màu nâu nhạt khi đã già, dài 13-14 cm, rộng 15 mm, đầu quả có mỏ nhọn (hình 1.18).

Hình 1.18. Cây Keo dậu (Leucaena leucocephala Lamk.)

Công dụng của cây keo dậu: lá, đọt non và quả non của cây keo dậu đƣợc dùng

làm rau. Theo Đông y, hạt keo dậu có tác dụng trị giun. Theo Tây y, cây keo dậu có thể gây rụng tóc, sẩy thai, vơ sinh khi ăn nhiều.

Cây Núc nác cịn có tên gọi là So đo thuyền, Nam hoàng bá. Tên khoa học

Oroxylum indicum (L.) Kurz. Là cây gỗ cao 8-15m hoặc hơn, thân thƣờng chi phân

cành ở ngọn. Lá lớn, 2-3 lần, kép lông chim, dài tới 2m, lá chét có cuống nhẵn, phiến lá hình trứng dài 8-15 cm, rộng 5-6 cm, đầu nhọn, mép lá nguyên. Hoa to màu nâu đỏ, mọc thành chùm ở ngọn, đài dài, hình ống khía 5 răng nơng, tràng hình chng loe rộng ở đỉnh và xẻ 5 thùy không đều nhau. Quả non rất to dẹt và hơi cong. Hạt nhiều, có cánh mành rộng (giống hình con bƣớm) (hình 1.19). Nơi sống trong rừng thừa, rừng thứ sinh, nơi sáng, trên nƣơng rẫy cũ. Có phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Hình 1.19. Cây Núc nác (Oroxylum indicum L.Kurz.)

Công dụng của cây Núc nác: Lá, hoa và quả khi còn non đều ăn đƣợc sau khi đun nấu. Ngƣời ta thƣờng lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngồi, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thƣờng đƣợc dùng làm thuốc.

Hạt dùng trị: viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ; viêm phế quản cấp và ho gà; đau vùng thƣợng vị, đau sƣờn.

Vỏ đƣợc dùng trị: viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, trẻ em ban trái, sởi. Cũng dùng chữa dị ứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em. vỏ thân làm thuốc bổ đắng và trị tê thấp cấp tính. Quả non lợi trung tiện và lợi tiêu hoá. Hạt để xổ và làm thuốc trị rắn cắn.

CHƢƠNG 2

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn từ dịch chiết một số thực vật thu thập tại lào luận văn ths sinh học 6042 01 14 (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)