1.2.3. Vai trò của các hợp chất thực vật thứ sinh [29]
Các hợp chất thứ sinh có rất nhiều vai trò quan trọng, mang chức năng sinh thái đặc biệt, giúp cho thực vật sống sót, phát triển và tồn tại:
- Giúp cơ thể chống lại bệnh tật, ký sinh trùng và các vi sinh vật gây nhiễm bệnh. - Giúp cơ thể chống lại các yếu tố bất lợi trong quá trình sinh tồn.
- Tạo lợi thế cạnh tranh giữa các loài khác nhau.
- Tạo thuận lợi cho các quá trình sinh sản: Nhiều sắc tố flavonoid đóng vai trị là chất dẫn dụ động vật và côn trùng tham gia vào việc thụ phấn và phát tán hạt.
1.3 Tình hình nghiên cứu thực vật có khả năng kháng khuẩn
Những năm gần đây, khoa học thế giới đã có những bƣớc tiến dài trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, khoa học nghiên cứu về dƣợc phẩm và chế phẩm dùng trong điều trị bệnh rất phát triển, đặc biệt ở các nƣớc nhƣ Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc… Họ đã đƣa ra trên thị trƣờng rất nhiều sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị các bệnh nan y khơng chỉ đối với ngƣời bệnh mà cịn tốt trong việc phòng chống bệnh cho cả ngƣời khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, ngƣời ta cịn đi sâu nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có trong nhiều lồi thực vật để ngăn ngừa và điều trị các bệnh, đặc biệt là một số bệnh hiểm nghèo nhƣ ung thƣ, đái tháo đƣờng, nhiễm trùng máu [7, 8]…
Các nghiên cứu trên thế giới về y dƣợc và ung thƣ cho thấy nhiều loại cây thuốc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thƣ. Các chất có hoạt tính chống ung thƣ có trong một số loại cây nhƣ kê sữa (hợp chất sylimarin), chè xanh, trinh nữ hoàng cung….đều đã đƣợc nghiên cứu về cơ chế tác dụng. Một số hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa và điều trị đái tháo đƣờng trong cây cỏ ngọt (hợp chất stevirosid), tam thất (gisenoid), nhân sâm (panaxan), hoàng sâm, lƣợc vàng,… Nhiều loài thực vật chứa các hoạt chất kháng khuẩn: trinh nữ hoàng cung (chứa lycorin), chè xanh, bạc hà, hành, tỏi, mùi tây...
1.4. Đặc điểm của các mẫu thực vật
1.4.1. Đặc điểm sinh học của cây Sương sâm (Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers
Tên khoa học Tiliacora acuminata (Lamk.) Miers, thuộc họ
Menispermaceae. Tiếng Việt gọi là sƣơng sâm, lồi dây leo, thân có lơng mịn hay khơng lơng. Lá hình xoan, dài 6-11cm, rộng 2-4cm, gân ở gốc 3-5, gân phụ 2-3 cặp, cuống dài 5-20mm (hình 1.11). Phân bố ở miền nam Lào, Campuchia. Lá dùng làm thạch (màu xanh lá) và làm rau ăn. Ở Thái Lan dùng rễ làm thuốc chống sốt, ở Campuchia thân mang lá phối hợp với các vị thuốc khác dùng trị bệnh lỵ.