Hàm lƣợng polyphenol tổng số từ các dịch chiết cây Núc nác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn từ dịch chiết một số thực vật thu thập tại lào luận văn ths sinh học 6042 01 14 (Trang 56 - 58)

1 n-Hexan 0,04 2,19

2 Ethanol 80% 0,203 10,56

3 Ethyl acetat 0,156 8,16

Nồng độ polyphenol trong các mẫu thực vật đều tồn tại trong các dịch chiết, cao chiết n-Hexan, Ethanol, Ethyl axetat nhƣng với tỷ lệ khác nhau. Trong đó hàm lƣợng polyphenol trong dịch chiết Ethanol 80% là cao hơn 10,56%, tiếp theo là cao chiết ethyl axetat 8,16%, cuối cùng thấp nhất là hàm lƣợng polyphenol trong cao chiết n-Hexan 2,19%. Kết quả hòan tòan trở thành cơ sở giải thích cho kết quả kháng vi khuẩn đã thực hiện với các cao chiết, dịch chiết của cây Sầu đâu tƣơng ứng, khả năng kháng vi khuẩn của cao chiết Ethanol 80% tốt nhất, sau đó giảm dần từ dịch chiết ethyl axetat, n- hexan.

3.5.2. Hàm lượng polyphenol trong dịch chiết Núc nác

Với các mẫu từ dịch chiết cây Núc nác chúng tôi tiến hành tƣơng tự và thu đƣợc kết quả thể hiện trong bảng 3.11

Bảng 3.11. Hàm lƣợng polyphenol tổng số từ các dịch chiết cây Núc nác STT Dịch chiết thực vật OD765nm % hàm lƣợng/cao khô STT Dịch chiết thực vật OD765nm % hàm lƣợng/cao khô

1 n-Hexan 0,05 2,27

2 Ethanol 80% 0,231 10,81

3 Ethyl acetate 0,131 7,96

Kết quả định lƣợng polyphenol cho % hàm lƣợng polyphenol/ khối lƣợng cao khô của mẫu cây Núc nác cho kết quả tƣơng tự nhƣ cây Sầu đâu. Tất cả các cao chiết thực vật trong dung môi n-Hexan, Ethanol 80% và Ethyl axetat đều chứa hàm lƣợng polyphenol nhƣng hàm lƣợng khác nhau. Cụ thể, hàm lƣợng polyphenol trong cao chiết Ethanol 80% lớn nhất (10,81%) và giảm dần tới cao ethyl axetat (7,96%) và cuối cùng là cao n-Hexan (2,27%). Kết quả cho thấy khả năng kháng vi khuẩn của cây Núc nác, hay hàm lƣợng polyphenol tổng số cho tác dụng kháng khuẩn tập trung tại cao chiết Ethanol 80%.

Với các kết quả nghiên cứu trên, các cao chiết Ethanol 80% của 2 cây Sầu đâu và cây Núc nác đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá sự có mặt của chất

(Quercetin) bằng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng và khả năng chống gốc oxi hóa tự do DPPH.

3.6. Phân tách các chất trong Sầu đâu và núc nắc bằng sắc ký bản mỏng

Để khảo sát thành phần hóa học và phân lập các chất có trong mẫu thí nghiệm, xác định nhóm chất có hoạt tính kháng khuẩn chúng tôi sử dụng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng. Mẫu cao thu đƣợc từ phân đoạn dịch chiết đƣợc tiến hành chạy sắc kí trên bản silicagel. Hệ dung mơi đƣợc sử dụng là TEAF với tỷ lệ tƣơng ứng (Toluen: Ethyl acetat: Acetone: Axit Formic) là 5:3:1:1. Hiện màu bằng H2SO4 10%. Chất chuẩn là Quecertin. Kết quả thu đƣợc ở các hình 3.9 và 3.10.

Hình.3.10. Hệ số Rf sắc kí bản mỏng các cao chiết cây Sầu đâu

Kết quả chạy sắc ký bản mỏng TLC đối với cây Sầu đâu cho 2 phân đoạn gần với vị trí Rf của quercetin với Rf = 0,65 và Rf = 0,7 (hình 3.9).

Hình 3.11. Hệ số Rf sắc kí bản mỏng các cao chiết cây Núc nác

Rf= 0,7

Rf= 0,8

Rf= 0,73 Rf = 0,6

Tiến hành chạy sắc ký cao chiết cây Núc nác thu đƣợc 2 băng trùng với băng quercetin (Rf = 0,8 và Rf = 0,73 so với Rfquercetin = 0,7). Các vạch chất có màu sắc và độ đậm nhạt khác nhau chứng tỏ trong dịch chiết này có nhiều chất flavonoid. Các kết quả về thành phần các chất thứ cấp trong dịch chiết Núc nác và Sầu đâu chƣa đƣợc công bố tại Việt Nam.

3.7. Kết quả xác định khả năng quét gốc tự do DPPH

Xác định khả năng quét gốc tự do DPPH, dựa trên nguyên tắc 1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra gốc tự do bền trong dung dịch methanol. Khả năng quét gốc tự do của các mẫu vitamin C, mẫu dịch chiết Sầu đâu và Núc nác đều cho kết quả dƣơng tính. Khả năng quét gốc tự do càng tốt tƣơng ứng với mức độ hấp thụ bƣớc sóng 517nm càng thấp. Với các nồng độ chất tăng dần cũng làm giảm mức độ hấp thụ màu ở bƣớc sóng 517nm. Kết quả thử hoạt tính các mẫu thực vật này đƣợc so sánh với chất chuẩn vitamin C đƣợc thể hiện ở bảng 3.12.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn từ dịch chiết một số thực vật thu thập tại lào luận văn ths sinh học 6042 01 14 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)