Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết mẫu thực vật trong Ethanol 80%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn từ dịch chiết một số thực vật thu thập tại lào luận văn ths sinh học 6042 01 14 (Trang 46 - 51)

2. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết và cao chiết các mẫu

3.2.2. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết mẫu thực vật trong Ethanol 80%

Tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn của các dịch chiết thực vật trong Ethanol 80%, thu đƣợc trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khả năng kháng khuẩn của các dịch chiết trong dung môi Ethanol 80% Tên mẫu Ký hiệu

mẫu

Khả năng kháng khuẩn

E. coli B. cereus B. subtilis S. aureus

Sƣơng sâm 1 - - × - Tầm gửi 3 - - - - Sầu đâu 4 - × × - Croton 5 - - - - Trinh nữ 6 - - - - Cây nhầu 7 - - - - Muồng đen 8 - × - - Keo đậu 9 - × - - Núc nác 10 × × × ×

Chú thích: ×: có xuất hiện vịng kháng khuẩn; - khơng tạo vòng kháng khuẩn

So với dịch chiết n-Hexan, các dịch chiết Ethanol của các mẫu thực vật cho kết quả tạo vịng kháng khuẩn nhiều hơn. Có 5 mẫu có khả năng tạo vịng kháng khuẩn với ít nhất 1 loại vi sinh vật kiểm định. Điều này đƣợc lý giải do các hợp chất thứ sinh có hoạt tính kháng khuẩn ở thực vật đƣợc hịa tan trong dung môi Ethanol 80% với nồng độ lớn. Kết quả đo vịng hoạt tính kháng khuẩn của các dịch chiết thực vật với Ethanol 80% phần lớn đều cho hoạt tính kháng khuẩn. Dịch chiết cây Núc nác thể hiện hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất với cả 4 chủng vi khuẩn nghiên cứu trong khi dịch chiết từ Croton, trinh nữ, tầm gửi hay nhàu thì khơng có khả năng tạo vòng kháng khuẩn với các chủng kiểm định.

Thí nghiệm thử hoạt tính kháng vi khuẩn cùng với cao chiết cho kết quả hoạt tính kháng khuẩn sẽ thể hiện rõ hơn khi nồng độ các hợp chất thực vật kháng khuẩn lớn hơn. Tiến hành cô cạn dung môi Ethanol 80%, thu cao chiết. Cao chiết tiếp tục đƣợc thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Ethanol 80% đƣợc thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Ethanol 80%

Tên mẫu Ký hiệu mẫu

Khả năng kháng khuẩn (mm)

E. coli B. cereus B. subtilis S. aureus

Sƣơng sâm 1 0 0 6 0 Tầm gửi 3 6 0 0 3 Sầu đâu 4 10 8 9 8 Croton 5 3 4 1 6 Trinh nữ 6 2 0 0 6 Cây nhầu 7 0 1 7 2 Muồng đen 8 0 9 4 0 Keo đậu 9 1 7 0 6 Núc nác 10 12 10 5 5

Dịch chiết Ethanol 80% của các mẫu thực vật có khả năng kháng khuẩn tốt. Dịch chiết mỗi mẫu thực vật có khả năng kháng ít nhất 1/4 chủng vi sinh vật kiểm định. 6/9 loại dịch chiết thực vật có khả năng kháng lại chủng E. coli, 6/9 loại dịch chiết thực vật có khả năng kháng lại chủng B. cereus, 6/9 loại dịch chiết thực vật có khả năng kháng lại chủng B. subtilis, và 7/9 loại dịch chiết thực vật có khả năng

kháng lại chủng S. aureus.

Với kết quả đƣờng kính kháng khuẩn của các mẫu cao thực vật chiết trong Ethanol 80%, chúng tôi nhận thấy mẫu Sầu đâu, mẫu Croton, mẫu Núc nác có hoạt tính kháng khuẩn tốt nhất với cả 4 chủng vi khuẩn. Trong đó mẫu cao chiết Sầu đâu dịch có hoạt tính kháng khuẩn với đƣờng kính kháng khuẩn từ 14-16mm đƣợc kháng chủng E. coli là tốt nhất cao tới 16mm. Với mẫu dịch chiết Croton đƣờng

tƣơng tự với mẫu 4 khi khả năng kháng chủng E. coli là tốt nhất với đƣờng kính

vịng kháng khuẩn 18mm.

Khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao chiết thực vật so sánh với các mẫu thực vật với các nghiên cứu đã đƣợc công bố với các chủng vi khuẩn kiểm định là tƣơng tự nhau [15, 17]. Tuy nhiên, các kết quả thu đƣợc chƣa đƣợc chú ý nghiên cứu và tại Việt Nam và hiện chƣa có các cơng trình nghiên cứu với các mẫu thực vật tƣơng tự.

3.2.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết và cao chiết Ethyl acetat

Tƣơng tự với thí nghiệm nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết và dịch chiết các mẫu thực vật trong dung môi n-Hexan và Ethanol 80%, các kết quả kháng khuẩn của dịch chiết mẫu thực vật trong Ethyl acetate đều thể hiện khả năng kháng khuẩn. Tiếp tục cô cạn dung môi Ethyl acetate, thu hồi cao chiết, kết quả kháng khuẩn của cao chiết thực vật trong dung môi Ethyl acetate đƣợc thể hiện trong bảng 3.4.

Các mẫu cao chiết đều cho kết quả kháng khuẩn tốt với đƣờng kính kháng khuẩn rõ ràng.

Bảng 3.4. Khả năng kháng khuẩn của cao chiết Ethyl acetate

Tên mẫu Ký hiệu mẫu

Khả năng kháng khuẩn (mm)

E. coli B. cereus B. subtilis S. aureus

Sƣơng sâm 1 0 0 8 0 Tầm gửi 3 0 0 0 2 Sầu đâu 4 4 5 9 9 Croton 5 3 4 1 5 Trinh nữ 6 9 0 0 0 Cây nhầu 7 0 0 8 3 Muồng đen 8 6 0 0 1 Keo đậu 9 2 6 0 18 Núc nác 10 5 10 12 11

Bảng 3.4 và các hình 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5 là kết quả thể hiện khả năng kháng khuẩn của 7/9 mẫu dịch chiết thực vật đƣợc chiết bằng Ethyl acetate có khả năng kháng lại chủng E. coli, 4/9 mẫu dịch chiết thực vật có khả năng kháng lại chủng B.

cereus, 5/9 mẫu dịch chiết thực vật có khả năng kháng lại chủng B. subtilis, 7/9 mẫu

dịch chiết thực vật có khả năng kháng lại chủng S. aureus.

Hình 3.2. Khả năng kháng B. subtilis của các dịch chiết của Ethyl acetate

Chú thích: giếng 1: dịch chiết sương sâm, giếng 3: dịch chiết tầm gửi, giếng 4: dịch chiết Sầu đâu, giếng (+): đối chứng dương, giếng ĐCEA: đối chứng âm Ethyl acetat

Hình 3.3. Khả năng kháng B. subtilis của các dịch chiết của etyl acetate

Chú thích: giếng 4 dịch chiết Sầu đâu, giếng 9: dịch chiết Keo đậu, giếng 10: dịch chiết Núc nác, giếng (-): đối chứng dương EA, giếng (+): đối chứng dương B. subtilis

Hình 3.4. Khả năng kháng E. coli của các dịch chiết

Chú thích: giếng 5: dịch chiết Croton, 6: dịch chiết Trinh nữ, 7: dịch chiết Cây nhầu, giếng 8: dịch muồng đen, (+): đối chứng dương E.coli, (-): đối chứng âm Ethyl acetat

Hình 3.5. Khả năng kháng B.cereus của các dịch chiết

Chú thích giếng 1: dịch chiết sương sâm, 3: dịch chiết Tầm gửi, 4: dịch chiết Sầu đâu, giếng (+): đối chứng dương B.cereus, giếng (-): đối chứng âm Ethyl acetate

Kết quả thử khả năng kháng khuẩn của dịch chiết và cao chiết của 9 mẫu thực vật đƣợc thu hái từ Lào chúng tôi nhận thấy dịch chiết và cao chiết của 3 mẫu thực vật cây Sầu đâu, croton và cây Núc nác có khả năng kháng cả 4 chủng vi khuẩn kiểm định. Tuy nhiên dịch chiết và cao chiết của cây Sầu đâu và cây Núc nác có khả năng kháng khuẩn mạnh và đồng đều hơn cả (cây Núc nác có khả năng kháng vi khuẩn thể hiện khả năng kháng khuẩn từ 5-12mm; cây Sầu đâu có khả năng kháng khuẩn từ 4-9mm).

Dựa trên kết quả sàng lọc, chúng tôi lựa chọn hai mẫu dịch chiết cây Núc nác bằng Ethanol và dịch chiết Sầu đâu trong ethyl axetat để tiếp tục tiến hành các thí nghiệm định lƣợng chất thứ vật thứ sinh, phân tách hợp chất thứ sinh thông qua sắc ký bản mỏng và thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH.

3.3. Kết quả định tính các loại hợp chất trong các mẫu thực vật

Với kết quả nghiên cứu kháng khuẩn đƣợc thực hiện 3 lần đều cho kết quả kháng khuẩn tốt với cao chiết 2 loại thực vật Sầu đâu và Núc nác. Trong thực tế tự nhiên 2 loài cây Núc nác và Sầu đâu đã đƣợc sử dụng để chữa nhiều loại bệnh nhƣ: sốt rét, tả, nhiễm trùng, mụn nhọt… nhƣng việc sử dụng chỉ dựa trên kinh nghiệm dân gian. Để nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết, thực hiện thí nghiệm khảo sát sự có mặt của 1 số hợp chất thứ cấp có trong dịch chiết lá của hai loài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn từ dịch chiết một số thực vật thu thập tại lào luận văn ths sinh học 6042 01 14 (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)