Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện sóc sơn, hà nội (Trang 26 - 33)

Chiến lược giảm phát

thải khí nhà kính Hệ thống quản lý chất lượng của chương trình Bộ chỉ tiêu đánh giá tính bền vững cho chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi

17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu phát triển bền vững của LHQ Tính bền vững Các hoạt động của chương trình Các hỗ trợ người dân, doanh nghiệp của chương trình Các tác động về mặt kinh tế Các tác động về mặt xã hội Các tác động về mặt môi trường Các yếu tố khách quan khác

1.2. Tổng quan tài liệu

Hiện nay chưa có đánh giá cụ thể về hoạt động của chương trình khí sinh học tại huyện Sóc Sơn, nhưng đã có nhiều nghiên cứu quốc tế và tại Việt Nam về đánh giá các chương trình khí sinh học quy mơ hộ gia đình nói chung và các nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn này có thể kể ra như mơ tả trong các mục tiếp theo dưới đây.

1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1. Nghiên cứu Lợi ích xã hội của đầu tư cho các dự án của tổ chức Nexus for

Development

Nghiên cứu được thực hiện bởi Rick Lord thuộc trường đại học Imperial, London (Lord, 2014) cho các dự án thiết bị lọc nước hộ gia đình ở Lào, Campuchia và chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam đã lượng hóa các tác động theo các chỉ tiêu như sau:

• Tỷ lệ giảm phơi nhiễm đối với ơ nhiễm khơng khí trong nhà

• Tiếp cận nguồn nước sạch

• Giảm áp lực chặt phá rừng

• Tiết kiệm chi phí năng lượng, thời gian

• Thay thế phân bón hóa học

Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu trên đã được tính tốn lượng hóa thành giá trị bằng tiền ví dụ như tỷ lệ giảm số ca mắc bệnh, số ca tử vong sẽ khiến giảm các chi phí chữa trị liên quan nên tác động về sức khỏe này sẽ được thể hiện bằng tổng số tiền có thể giảm được từ chữa bệnh hay giá trị của mạng sống thống kê (Value of a Statistical Life -VSL). Tính tốn lượng hóa trong nghiên cứu này dựa trên mơ hình Monte Carlo để mơ phỏng các xác suất thay đổi của các biến số đầu vào.

Giá trị của nghiên cứu này là đã giúp phản ánh các tác động tổng hợp của dự án cụ thể một cách trực quan. Tuy nhiên do nhiều tham số cho tính tốn là khơng sẵn có tại khu vực nghiên cứu nên phải sử dụng nhiều giả định hoặc tham chiếu đến nguồn dữ liệu ở khu vực khác nhưng điều chỉnh theo khu vực nghiên cứu nên kết quả tính tốn khơng

18

1.2.1.2. Đánh giá tác động của chương trình khí sinh học quốc gia quy mơ hộ gia

đình tại Ấn Độ

Chương trình khí sinh học quốc gia quy mơ hộ gia đình tại Ấn Độ (sau đây gọi tắt là India NBP) đã bắt đầu từ những năm 1981-1982 bởi Bộ Năng lượng Phi truyền thống Ấn Độ (MNES) nhằm thúc đẩy các cơng trình khí sinh học quy mô nhỏ để cung cấp nguồn năng lượng thay thế cho khu vực nơng thơn và cung cấp nguồn phân bón giàu dinh dưỡng cho nơng nghiệp. Mục tiêu của chương trình là giảm tiêu thụ các nhiên liệu khơng tái tạo được và củi. India NBP đã nhận được sự chú ý của cơng chúng vì tiềm năng lớn của nó trong cung cấp nguồn năng lượng tái tạo với giá rẻ cho 12 triệu hộ gia đình nhưng đồng thời cũng vì hiệu quả hoạt động kém hay tử vong từ các cơng trình khí sinh học. Dựa trên các kinh nghiệm rút ra từ chính hệ thống đo lường giám sát của mình, MNES đã có những điểu chỉnh các hoạt động của chương trình năm này qua năm khác, tuy nhiên khơng có bằng chứng rõ rệt nào cho thấy hiệu quả của chương trình thực sự được cải thiện. Bởi vậy nghiên cứu đánh giá của Bhatia và nnk năm 2002 đã được tiến hành để xác định liệu rằng các cách thức tiến hành hiện tại có làm tăng số lượng hộ gia đình sử dụng cơng trình khí sinh học, giảm thiểu tỷ lệ tử vong và tỷ lệ sự cố của công trình khí sinh học. Nghiên cứu được tiến hành với 615 hộ gia đình sử dụng KSH và 740 hộ khơng có hầm KSH từ 133 làng của 62 huyện đại diện cho 19 bang.

1.2.1.3. Chương trình hỗ trợ khí sinh học tại Nepal: mơ hình thành cơng về hợp tác

công tư cho cung cấp năng lượng nơng thơn.

Chương trình hỗ trợ khí sinh học tại Nepal (sau đây gọi tắt là Nepal NBP) có lịch sử phát triển dài và đầy các sự kiện được bắt đầu từ thập niên 1980 với một vài các mơ hình thí điểm. Sang thập niên 90, chính phủ Nepal với sự giúp đỡ của tổ chức phát triển Hà Lan - SNV chính thức mở rộng chương trình hỗ trợ khí sinh học có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Sau 13 năm phát triển đã có hơn 140.000 cơng trình khí sinh học được xây dựng và thị trường có 62 doanh nghiệp nội địa và tạo việc làm cho 11.000 người.

Nghiên cứu mang tên “Chương trình hỗ trợ khí sinh học tại Nepal: mơ hình thành cơng về hợp tác cơng tư cho cung cấp năng lượng nông thôn” (Bajgain, 2005) ngoài việc khảo sát các tác động về xã hội, sức khỏe, mơi trường, v.v. cịn đồng thời thực hiện phân tích tài chính và kinh tế đối với cơng trình khí sinh học. Cụ thể, nghiên cứu này đã

tính tốn ra được hệ số hồn vốn nội tại tài chính (FIRR) và hệ số hồn vốn nội tại kinh tế (EIRR) cho các khu vực dự án cùng với phân tích về độ nhạy đối với những thay đổi về giá nhiên liệu.

Điểm hạn chế của nghiên cứu này khi phân tích tài chính đó là mới chỉ tính tốn các giá trị kinh tế mà chưa phân tích được các lợi ích khác về mặt xã hội và mơi trường. Ví dụ thời gian tiết kiệm được của các hộ dân mà sử dụng cho các hoạt động tạo thêm thu nhập hay chi phí tiết kiệm được từ việc tránh các nguy cơ bệnh tật hay tử vong chưa được tính tốn lượng hóa và đưa vào trong mơ hình phân tích kinh tế.

1.2.1.4. Đánh giá tác động của chương trình khí sinh học quốc gia quy mơ hộ gia

đình tại Indonesia

Chương trình khí sinh học quốc gia quy mơ hộ gia đình tại Indonesia (sau đây gọi tắt là Indonesia NBP). được khởi động từ năm 2009 từ nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ Hà Lan và mục tiêu ban đầu của dự án là xây dựng 8.000 cơng trình khí sinh học quy mơ hộ gia đình tới hết năm 2012 (Bedi et al., 2012). Nghiên cứu tác động của Indonesia NBP (Bedi et al., 2012) bao gồm khảo sát tổng cộng 700 hộ gia đình trong đó 100 hộ sở hữu cơng trình khí sinh học, 250 hộ đang xin đăng ký xây dựng và 350 hộ đối chứng khơng có cơng trình này tại 20 làng thuộc 5 huyện nông thôn thuộc Tây Java, Indonesia. Khảo sát này đã thực hiện thu thập các thông tin về mức độ tiếp cận của dự án tới người dân, q trình ra quyết định, nguồn tài chính, hiệu quả tài chính của đầu tư cơng trình KSH, tỷ lệ cơng trình khơng cịn được sử dụng, vận hành và sử dụng cơng trình KSH, mức độ hài lịng của người dùng, v.v. để từ đó đánh giá tác động tới kinh tế của hộ gia đình, lợi ích đem lại về sức khỏe và tác động tới môi trường.

Nghiên cứu này đã chỉ ra một số tác động dài hạn tới các khía cạnh kinh tế, xã hội và mơi trường dựa trên mơ hình của Thuyết thay đổi (Theory of changes) đồng thời đã sáng tạo và cải biên mơ hình này khi thêm vào các tác động trung hạn của dự án.

1.2.1.5. Đánh giá tác động của chương trình khí sinh học quốc gia quy mơ hộ gia

đình tại Rwanda

Tương tự, Indonesia NBP, chương trình khí sinh học quốc gia quy mơ hộ gia đình tại Rwanda (sau đây gọi tắt là Rwanda NBP) được khởi động từ năm 2007 từ nguồn vốn

20

trình khí sinh học quy mơ hộ gia đình tới hết năm 2011 (Bedi et al., 2013). Nghiên cứu tác động của Rwanda NBP (Bedi và nnk, 2013) bao gồm khảo sát tổng cộng 600 hộ gia đình trong đó 305 hộ sở hữu cơng trình khí sinh học và 295 hộ đối chứng khơng có cơng trình này tại 20 làng thuộc 5 tỉnh của Rwanda. Mục tiêu và phương pháp đánh giá của nghiên cứu này tương tự với nghiên cứu trước cho Indonesia NBP.

1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam

Trong báo cáo đánh giá giữa kỳ dành cho tổ chức phát triển Hà Lan SNV giai đoạn 2007-2015 (Verbist et al., 2013), chương trình khí sinh học Việt Nam đã được nghiên cứu để đánh giá hoạt động của SNV tại Việt Nam. Nghiên cứu đã được thực hiện với khảo sát thực địa tại 422 hộ dân ở 7 huyện của 7 tỉnh là Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình, Yên Bái, Bình Định, Đồng Nai và Bến Tre. Nghiên cứu này cũng đã nêu lên được thực trạng của chương trình khí sinh học tại Việt Nam với các hoạt động xây dựng, đào tạo, quản lý chất lượng và hỗ trợ tuy nhiên nhằm mục đích chính là đánh giá vai trị của SNV trong dự án chứ chưa đánh giá được tác động cụ thể của chương trình về các khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường.

Báo cáo đánh giá sự phát thải khí nhà kính từ nơng nghiệp và lâm nghiệp ở Việt Nam đề xuất biện pháp giảm thiểu và kiểm sốt (Đồn Văn Điếm, 2011), đã liệt kê các nguồn phát thải và nêu ra mối liên hệ giữa các hoạt động nông nghiệp bao gồm chăn nuôi, trồng trọt, sử dụng đất và phế thải đối với phát thải KNK là nguyên nhân của hiệng tượng nóng lên tồn cầu, biến đổi khí hậu có sử dụng mơ hình kiểm kê KNK của IPCC. Trong lĩnh vực chăn nuôi, việc xây dựng các bể biogas để xử lý phế thải và dùng làm nhiên liệu đun nấu thay thế chất đốt ở vùng nông thôn được đánh giá là phương án có nhiều triển vọng thực hiện ở nước ta.

Ngoài ra, đề tài nghiên cứu về “Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thối mơi trường” (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2013) tuy không trực tiếp đánh giá về chương trình KSH nhưng đã cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn, kinh nghiệm của các nước, đề xuất cách tiếp cận, mơ hình, quy trình và tổ chức thử nghiệm lượng giá thiệt hại kinh tế do ơ nhiễm, suy thối môi trường gây ra ở Việt Nam phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng phát triển bền vững. Nghiên cứu này đã đề xuất và thử nghiệm mơ hình, quy trình lượng giá thiệt hại do ơ nhiễm, suy thối mơi trường gây ra phù hợp với điều kiện Việt Nam tuy nhiên tập trung theo hướng phân tích

thiệt hại mà chưa đề cập đến lợi ích tổng hợp khác ví dụ như lợi ích về mặt xã hội. Mặt khác, nghiên cứu trên của Viện Chiến lược chủ yếu phục vụ cho các nhà làm chính sách trong khi nghiên cứu trong luận văn này đứng trên quan điểm của dự án đầu tư quan tâm đến lợi ích xã hội, mơi trường.

1.2.3. Các chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni

a. Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam (BP)

Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam được triển khai thực hiện bởi Văn phòng Dự án KSH Trung ương, hiện nay gọi là Ban quản lý dự án (PMU), thuộc Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn. Chương trình được thực hiện với sự hợp tác của Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và được Chính phủ Hà Lan tài trợ đến hết năm 2014 (Pha 2). Hiện nay, chương trình được tài trợ bởi Endev (Tổ chức Thúc đẩy phát triển năng lượng) và một phần từ doanh thu bán tín chỉ giảm phát thải khí nhà kính tự nguyện (VER) trên thị trường cácbon (Cục chăn ni, 2016).

Chương trình hỗ trợ việc xây dựng cơng trình KSH có thể tích từ 4 đến 50 m3 tại các hộ chăn ni (lợn, bị, trâu hoặc gia cầm). Nhờ có việc lắp đặt cơng trình KSH, các hoạt động quản lý phân chuồng được cải thiện, giúp giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường sống. KSH sinh ra được dùng làm nhiên liệu đun nấu, thay thế các loại nhiên liệu khác như củi, than đá, gas, dầu hỏa và phụ phẩm nơng nghiệp. Ngồi tác dụng làm nhiên liệu để đun nấu, KSH có thể được sử dụng để chiếu sáng, đun nước, phát điện và các hoạt động tạo ra thu nhập khác.

b. Dự án an toàn thực phẩm và cạnh tranh trong ngành chăn nuôi (LIFSAP)

Dự án Cạnh tranh ngành chăn ni và An tồn thực phẩm (LIPSAP) có tổng đầu tư 73,9 triệu USD, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Thế giới là 65,25 triệu USD (Cục chăn nuôi, 2016). Dự án được thực hiện ở 12 tỉnh thành (gồm: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Cao Bằng, Thanh Hoá, Nghệ An, TP.HCM, Long An, Đồng Nai và Lâm Đồng) với số lượng cơng trình khí sinh học là 10.000 cơng trình. Dự án được Bộ NN-PTNT giao cho BQL Các dự án Nông nghiệp quản lý được thực hiện trong 3 năm (2016 - 2018).

22

c. Dự án Nâng cao chất lượng và an tồn sản phẩm nơng nghiệp và phát triển khí sinh học (QSEAP)

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hỗ trợ Việt Nam thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng, an tồn thực phẩm cho nơng sản và Phát triển khí sinh học” (QSEAP) với tổng vốn đầu tư 110,39 triệu USD, trong đó vốn vay từ ADB là 95 triệu USD trong thời gian từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2015; trong đó có Hợp phần khí sinh học sẽ được đầu tư 1,35 triệu USD để xây dựng 20.000 cơng trình khí sinh học và các hoạt động liên quan đến khí sinh học (Cục chăn ni, 2016). Dự án được triển khai tại 16 tỉnh gồm: Bắc Giang, Bến Tre, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

d. Dự án Hỗ trợ nông nghiệp cácbon thấp (LCASP)

Năm 2013, Ngân hàng ADB cũng tài trợ Dự án Nông nghiệp cácbon thấp được triển khai trên 10 tỉnh (gồm Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng), với tổng đầu tư là 84 triệu USD. Trong Hợp phần Quản lý chất thải chăn nuôi của Dự án cũng xây dựng cơng trình khí sinh học với số lượng 30.000 cơng trình nhỏ, 500 cơng trình vừa và 10 cơng trình lớn (Cục chăn ni, 2016).

1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 1.3.1. Vị trí địa lý và địa hình 1.3.1. Vị trí địa lý và địa hình

Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Phổ n (Thái Ngun), phía Đơng Bắc giáp huyện Hiệp Hồ (Bắc Giang), phía Đơng Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Nam giáp huyện Đơng Anh, phía Tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc). Diện tích đất tự nhiên 306,5 km2, trong đó: đất sản xuất nơng nghiệp là 13.559 ha, đất lâm nghiệp là 4.557 ha. Tồn huyện có 26 xã, 1 thị trấn được chia thành 3 khu vực: 9 xã đồi gò, 9 xã vùng trũng và 8 xã vùng giữa (UBND Huyện Sóc Sơn, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện sóc sơn, hà nội (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)