Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu thức cấp (desk study)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện sóc sơn, hà nội (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu thức cấp (desk study)

Các phương pháp phân tích khác nhau được sử dụng trong nghiên cứu này như: phương pháp nghiên cứu tại bàn (desk study) hay Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp. Cho mỗi một tiêu chí đánh giá, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp hay dữ liệu sơ cấp hoặc kết hợp cả hai nguồn sơ cấp-thứ cấp làm dẫn chứng cho phân tích của mình. Các dữ liệu thứ cấp của đề tài gồm có các thơng tin liên quan đến mơ hình chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni tại huyện Sóc Sơn, tình hình áp dụng cũng như kết quả của chương trình thơng qua các tài liệu, sách báo trên mạng, nghiên cứu sẵn có hoặc các tài liệu liên quan từ cơ quan chủ quản thực hiện dự án.

2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa

• Phương pháp phỏng vấn: Đối tượng được phỏng vấn sẽ là các hộ dân có cơng trình khí sinh học, các hộ dân khơng có cơng trình, thợ xây/kỹ thuật viên huyện để tìm hiểu thực trạng xây dựng, vận hành và các tác động của cơng trình khí sinh học. Ngoài ra một số thành viên trong Ban quản lý chương trình khí sinh học

cho ngành chăn ni Việt Nam cũng được phỏng vấn về tình hình triển khai áp dụng cũng như những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện chương trình. Để tiếp cận được các đối tượng, tác giả đã liên hệ ban quản lý chương trình khí sinh học để có thơng tin liên hệ với một số thợ xây và kỹ thuật viên tại địa phương. Tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng phỏng vấn như sau:

o Phỏng vấn 4/12 thợ xây và 1 kỹ thuật viên của huyện

o Đối tượng chính của nghiên cứu là các hộ gia đình sử dụng cơng trình khí sinh học nên số lượng mẫu phỏng vấn cần được nhiều hơn và mang tính đại điện cho tổng thể. Để mang tính đại diện, các mẫu lựa chọn để nghiên cứu sẽ là các mẫu ngẫu nhiên. Việc lấy mẫu sẽ dựa theo “Hướng dẫn lấy mẫu và khảo sát cho các hoạt động dự án và chương trình CDM” (UNFCCC, 2013). Cụ thể, số lượng mẫu tối thiểu (n) với độ tin cậy 90% và cấp chính xác 10% về mức tiết kiệm nhiên liệu được tính theo cơng thức sau:

Trong đó:

N Tổng số cơng trình KSH tại địa bàn = 2732 p Tỷ lệ nhiên liệu tiết kiệm ước tính = 90%

Từ công thức trên tác giả lựa chọn số mẫu tối thiểu là n = 30 hộ dân (kết quả tính tốn theo công thức trên là 29,7 hộ). Các hộ này được lựa chọn theo phương thức lấy mẫu ngẫu nhiên từ danh sách tổng hợp các cơng trình đã được xây dựng của huyện Sóc Sơn.

o Phỏng vấn 15 hộ dân khơng có cơng trình khí sinh học nằm tại các xã Mai Đình, Đơng Xn, Phù Lỗ, Xn Thu và Phú Thọ

Danh sách các hộ được phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục 5.

• Phương pháp quan sát: thông qua việc tiến hành tham quan và quan sát các hoạt động xây dựng, quy trình, cách thức vận hành cơng trình khí sinh học tại huyện Sóc Sơn- Hà Nội.

30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện sóc sơn, hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)