Chị Hồng Thị Dung, xóm Cổ Ngựa, thơn Xn Lai, xã Xn Thu cho biết cơng trình khí sinh học của gia đình hoạt động tốt. Cơng trình giúp gia đình chị xử lý được chất thải chăn ni sạch sẽ nên khơng cịn bị phàn nàn bởi hàng xóm. Ngồi ra, sử dụng KSH để đun nấu thì nhà bếp rất sạch sẽ, thuận tiện. Bụi, bồ hóng và khói đã khơng cịn xuất hiện như dùng củi trước đây nữa. Mỗi ngày chị có thể tiết kiệm được đến 1- 2 giờ từ việc nấu nướng, dọn chuồng, thông tắc cống, v.v. và chị có thể dùng thời gian này để chăm sóc con cái hay làm các cơng việc tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Đánh giá
Đối với chỉ tiêu mức độ ô nhiễm không khí, tác động của cơng trình khí sinh học là rõ ràng do nó đã thay thế được các loại bếp truyền thống. Bởi vậy chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Rất cao.
3.1.2.11. Tỷ lệ giảm các bệnh hô hấp và tử vong do ơ nhiễm khơng khí
Có một mối liên hệ định lượng và chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với nồng độ cao bụi lơ lửng (hàng ngày; trong thời gian dài) và sự gia tăng các ca tử vong và bệnh tật. Ngược lại, khi nồng độ của các hạt bụi nhỏ và mịn này giảm xuống, tỷ lệ tử vong tương ứng cũng giảm theo, trong điều kiện các yếu tố khác không hề thay đổi (Green ID, 2016). Đun nấu sử dụng nhiên liệu rắn (củi và than củi) bằng các bếp truyền thống gây ra các tác động tiêu cực về sức khỏe vì khói từ nấu nướng gây ra ô nhiễm ở mức cao tại gia
đình và gây ra các bệnh chết người. Rất nhiều các hộ gia đình Việt Nam hiện nay vẫn cịn sử dụng nhiên liệu rắn cho nấu nướng, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Theo ước lượng của Liên minh bếp sạch tồn cầu (GACC), vẫn cịn khoảng 51% dân số vẫn phải sử dụng nhiên liệu rắn (than, củi, v.v.) cho nấu nướng tức là tổng cộng có khoảng 45,3 triệu người bị phơi nhiễm với ơ nhiễm khơng khí từ nấu nướng và mỗi năm có khoảng 45.502 ca tử vong liên quan đến ơ nhiễm khơng khí tại gia đình ở Việt Nam (Global Alliance for Clean Cookstoves, 2017). Theo báo cáo năm “Global Burden of Disease” năm 2010, các bệnh về đường hô hấp dưới đứng thứ năm về nguyên nhân gây bệnh và tử vong trước tuổi trưởng thành tại Việt Nam (US Institute for Health Metrics and Evaluation, 2010).
Trong nghiên cứu về “Lợi ích xã hội của đầu tư”, Rick Lord đã ước tính cho số ca mắc bệnh và tử vong tránh được như sau:
Bảng 3.4. Số ca mắc bệnh và tử vong tránh được (Lord, 2014)
Chỉ tiêu Giá trị (ca)
Số ca mắc bệnh về đường hơ hấp dưới cấp tính tránh được
48.912
Số ca tử vong do bệnh về đường hô hấp dưới tránh được
222
Bảng giá trị trên là ước tính cho 110.517 cơng trình trên tồn quốc. Trong nghiên cứu này, số ca mắc bệnh và tử vong do bệnh về đường hơ hấp dưới được ước tính dựa trên tính tốn về số ca tránh được trung bình cho mỗi cơng trình khí sinh học nhân với số lượng cơng trình khí sinh học hiện có của địa phương (2732 cơng trình). Kết quả ước tính như sau:
Bảng 3.5. Số ca mắc bệnh và tử vong tránh được của huyện Sóc Sơn
Chỉ tiêu Giá trị (ca)
Số ca mắc bệnh về đường hô hấp dưới cấp tính tránh được
1.209
Số ca tử vong do bệnh về đường hô hấp dưới tránh được
5
68
Đối với chỉ tiêu về tỷ lệ giảm các ca mắc bệnh và tử vong, tác động của cơng trình khí sinh học tại huyện chưa được kiểm chứng một cách đáng tin cậy bằng số liệu nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian đủ dài mà mới chỉ được ước đoán từ một nghiên cứu lý thuyết. Tuy nhiên tác động về giảm ô nhiễm mơi trường khơng khí trong nhà của chương trình là có thật và rõ ràng do nó đã thay thế được các loại bếp truyền thống. Bởi vậy chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Cao.
3.1.2.12. Mức tăng trưởng sản lượng cây trồng
Phụ phẩm khí sinh học là sản phẩm ở dạng lỏng và rắn của quá trình phân giải cơ chất, gồm 3 phần: nước xả, bã cặn và váng (BP, 2012):
• Nước xả: Chất lỏng xả ra khỏi bể phân giải, chảy tràn sang bể điều áp
• Bã cặn: Chất đặc lắng đọng ở dưới đáy bể phân giải
• Váng: Chất đặc nổi lên bề mặt dịch phân giải trong bể phân giải
Các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng phụ phẩm khí sinh học đem lại kết quả tốt và làm tăng sản lượng cây trồng, cụ thể như sau:
Bảng 3.6. Nghiên cứu về mức tăng sản lượng với một số loại cây trồng
Loại cây Kết quả Mướp
đắng • Tăng kích thước trái
Cà chua • Tỷ lệ đậu quả cao đạt 95%, trọng lượng trung bình cao hơn và hạn chế được sâu bệnh phát triển
Bắp cải • Thời gian cuộn bắp sớm hơn 2 ngày, trọng lượng bình quân bắp cải cao hơn 50g/bắp
Su hào • Thời gian ra củ sớm hơn 3-4 ngày.
• Trọng lượng bình qn tăng từ 20-25g/củ.
• Năng suất tăng 65kg/sào (500m2).
• Đường kính củ su hào to hơn 30mm
Trong số các hộ dân có sử dụng phụ phẩm khí sinh học, 45% đưa ra nhận xét tích cực, cho rằng phụ phẩm KSH làm tăng năng suất lúa, tăng năng suất rau, cây ăn quả. Tính trung bình, năng suất các loại cây này tăng được khoảng 14%.