Đánh giá
Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên phân tích định lượng từ số liệu điều tra thực địa. Kết quả khảo sát cho thấy nhìn chung các hộ dân đều phản ảnh cơng trình đang hoạt động tốt, sinh khí gas đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng và sinh hoạt hàng ngày cho người và vật nuôi. Tuy một số hộ dân phản ánh chất lượng của bếp khí sinh học khơng được tốt như nhanh hỏng bộ đánh lửa hoặc có hiện tượng bị ăn mịn nhưng vấn đề này có thể khắc phục nếu chương trình khí sinh học đưa ra các khuyến nghị cho người dân lựa chọn các hãng có uy tín, tin cậy hoặc yêu cầu các bên tham gia có cam kết đảm bảo về chất lượng bếp cung cấp. Tiêu chí này được đánh giá ở mức bền vững Cao.
3.1.2.10. Mức ơ nhiễm khơng khí đơ thị trung bình của các hạt vật chất (PM10 và PM2.5)
PM viết tắt cho Particulate Matter (hạt vật chất hay bụi PM) bao gồm một hỗn hợp các hạt vật chất rắn và lỏng trong khơng khí. Ơ nhiễm dạng hạt bao gồm PM10 là bụi có thể hít phải với đường kính từ 10 micrometers trở xuống và PM2.5 là bụi mịn có thể hít phải với đường kính từ 2.5 micrometers trở xuống (Green ID, 2016). Các loại nhiên liệu rắn như than, củi, phụ phẩm nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu được sử dụng trong các bếp truyền thống. Bếp truyền thống là các loại bếp như “kiềng ba chân” kê ba viên gạch, kê hai thanh sắt dài làm bếp hay các bếp có cấu tạo đơn giản, hiệu suất thấp. Sử
dụng bếp truyền thống để đun nấu rất tiêu hao nhiên liệu, chất đốt gây toả khói bụi, ảnh hưởng đến mơi trường và sức khoẻ trực tiếp đến người sử dụng và cộng đồng do theo thống kê thì 80% người nấu bếp là phụ nữ, 90% việc nấu nướng là ở trong nhà hoặc bếp riêng biệt có khả năng thơng gió kém và mỗi ngày họ phải sử dụng 2.6 giờ để nấu ăn trong bếp với nhiên liệu sinh khối (Global Alliance for Clean Cookstove, 2012) nên khả năng phơi nhiễm với khí độc và khói bụi rất cao.
Bếp kiềng ba chân Bếp thanh sắt ngang Bếp xây bằng xi măng
Hình 3.16. Các loại bếp truyền thống vẫn cịn được sử dụng tại Sóc Sơn
Việc tiếp xúc lâu dài với ơ nhiễm khơng khí có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cụ thể là hệ thống hô hấp và gây viêm nhiễm nhưng cũng có thể dẫn đến những tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh tim và ung thư. Những người có vấn đề về phổi hoặc tim thường nhạy cảm hơn với những tác động của ơ nhiễm khơng khí. Việc chuyển từ đun nấu bằng các bếp lò sử dụng nhiên liệu rắn sang bếp sử dụng khí sinh học là một giải pháp tốt nâng cao chất lượng khơng khí trong nhà, giúp tránh được những tác động có hại của ơ nhiễm khơng khí.
Theo kết quả điều tra 97% số hộ có cơng trình khí sinh học khẳng định việc nấu nướng có khói bụi ít hơn kể từ khi sử dụng cơng trình KSH. Điều này cũng có thể quan sát thấy ở khu vực bếp khơng có bồ hóng như ở các hộ sử dụng bếp nhiên liệu truyền thống
66
Hình 3.17. Ngọn lửa từ bếp khí sinh học
Chị Hồng Thị Dung, xóm Cổ Ngựa, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu cho biết cơng trình khí sinh học của gia đình hoạt động tốt. Cơng trình giúp gia đình chị xử lý được chất thải chăn ni sạch sẽ nên khơng cịn bị phàn nàn bởi hàng xóm. Ngồi ra, sử dụng KSH để đun nấu thì nhà bếp rất sạch sẽ, thuận tiện. Bụi, bồ hóng và khói đã khơng cịn xuất hiện như dùng củi trước đây nữa. Mỗi ngày chị có thể tiết kiệm được đến 1- 2 giờ từ việc nấu nướng, dọn chuồng, thông tắc cống, v.v. và chị có thể dùng thời gian này để chăm sóc con cái hay làm các công việc tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Đánh giá
Đối với chỉ tiêu mức độ ơ nhiễm khơng khí, tác động của cơng trình khí sinh học là rõ ràng do nó đã thay thế được các loại bếp truyền thống. Bởi vậy chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Rất cao.
3.1.2.11. Tỷ lệ giảm các bệnh hô hấp và tử vong do ơ nhiễm khơng khí
Có một mối liên hệ định lượng và chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với nồng độ cao bụi lơ lửng (hàng ngày; trong thời gian dài) và sự gia tăng các ca tử vong và bệnh tật. Ngược lại, khi nồng độ của các hạt bụi nhỏ và mịn này giảm xuống, tỷ lệ tử vong tương ứng cũng giảm theo, trong điều kiện các yếu tố khác không hề thay đổi (Green ID, 2016). Đun nấu sử dụng nhiên liệu rắn (củi và than củi) bằng các bếp truyền thống gây ra các tác động tiêu cực về sức khỏe vì khói từ nấu nướng gây ra ơ nhiễm ở mức cao tại gia
đình và gây ra các bệnh chết người. Rất nhiều các hộ gia đình Việt Nam hiện nay vẫn còn sử dụng nhiên liệu rắn cho nấu nướng, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Theo ước lượng của Liên minh bếp sạch tồn cầu (GACC), vẫn cịn khoảng 51% dân số vẫn phải sử dụng nhiên liệu rắn (than, củi, v.v.) cho nấu nướng tức là tổng cộng có khoảng 45,3 triệu người bị phơi nhiễm với ơ nhiễm khơng khí từ nấu nướng và mỗi năm có khoảng 45.502 ca tử vong liên quan đến ơ nhiễm khơng khí tại gia đình ở Việt Nam (Global Alliance for Clean Cookstoves, 2017). Theo báo cáo năm “Global Burden of Disease” năm 2010, các bệnh về đường hô hấp dưới đứng thứ năm về nguyên nhân gây bệnh và tử vong trước tuổi trưởng thành tại Việt Nam (US Institute for Health Metrics and Evaluation, 2010).
Trong nghiên cứu về “Lợi ích xã hội của đầu tư”, Rick Lord đã ước tính cho số ca mắc bệnh và tử vong tránh được như sau:
Bảng 3.4. Số ca mắc bệnh và tử vong tránh được (Lord, 2014)
Chỉ tiêu Giá trị (ca)
Số ca mắc bệnh về đường hơ hấp dưới cấp tính tránh được
48.912
Số ca tử vong do bệnh về đường hô hấp dưới tránh được
222
Bảng giá trị trên là ước tính cho 110.517 cơng trình trên tồn quốc. Trong nghiên cứu này, số ca mắc bệnh và tử vong do bệnh về đường hô hấp dưới được ước tính dựa trên tính tốn về số ca tránh được trung bình cho mỗi cơng trình khí sinh học nhân với số lượng cơng trình khí sinh học hiện có của địa phương (2732 cơng trình). Kết quả ước tính như sau:
Bảng 3.5. Số ca mắc bệnh và tử vong tránh được của huyện Sóc Sơn
Chỉ tiêu Giá trị (ca)
Số ca mắc bệnh về đường hơ hấp dưới cấp tính tránh được
1.209
Số ca tử vong do bệnh về đường hô hấp dưới tránh được
5
68
Đối với chỉ tiêu về tỷ lệ giảm các ca mắc bệnh và tử vong, tác động của cơng trình khí sinh học tại huyện chưa được kiểm chứng một cách đáng tin cậy bằng số liệu nghiên cứu thực nghiệm trong thời gian đủ dài mà mới chỉ được ước đoán từ một nghiên cứu lý thuyết. Tuy nhiên tác động về giảm ô nhiễm mơi trường khơng khí trong nhà của chương trình là có thật và rõ ràng do nó đã thay thế được các loại bếp truyền thống. Bởi vậy chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Cao.
3.1.2.12. Mức tăng trưởng sản lượng cây trồng
Phụ phẩm khí sinh học là sản phẩm ở dạng lỏng và rắn của quá trình phân giải cơ chất, gồm 3 phần: nước xả, bã cặn và váng (BP, 2012):
• Nước xả: Chất lỏng xả ra khỏi bể phân giải, chảy tràn sang bể điều áp
• Bã cặn: Chất đặc lắng đọng ở dưới đáy bể phân giải
• Váng: Chất đặc nổi lên bề mặt dịch phân giải trong bể phân giải
Các nghiên cứu đã cho thấy sử dụng phụ phẩm khí sinh học đem lại kết quả tốt và làm tăng sản lượng cây trồng, cụ thể như sau:
Bảng 3.6. Nghiên cứu về mức tăng sản lượng với một số loại cây trồng
Loại cây Kết quả Mướp
đắng • Tăng kích thước trái
Cà chua • Tỷ lệ đậu quả cao đạt 95%, trọng lượng trung bình cao hơn và hạn chế được sâu bệnh phát triển
Bắp cải • Thời gian cuộn bắp sớm hơn 2 ngày, trọng lượng bình quân bắp cải cao hơn 50g/bắp
Su hào • Thời gian ra củ sớm hơn 3-4 ngày.
• Trọng lượng bình quân tăng từ 20-25g/củ.
• Năng suất tăng 65kg/sào (500m2).
• Đường kính củ su hào to hơn 30mm
Trong số các hộ dân có sử dụng phụ phẩm khí sinh học, 45% đưa ra nhận xét tích cực, cho rằng phụ phẩm KSH làm tăng năng suất lúa, tăng năng suất rau, cây ăn quả. Tính trung bình, năng suất các loại cây này tăng được khoảng 14%.
Hình 3.18. Ruộng ngơ và vườn sử dụng phụ phẩm khí sinh học Đánh giá Đánh giá
Lợi ích của sử dụng phụ phẩm khí sinh học cho cây trồng đã được kiểm chứng trong nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên trong thực tế triển khai tại các hộ dân thì phụ phẩm khí sinh học chưa được ứng dụng phổ biến và nhiều hộ còn thải ra cống chung của thơn xóm nên tiêu chí này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.
3.1.2.13. Tỷ lệ phụ phẩm khí sinh học được sử dụng và lượng phân hóa học bị thay thế
Phụ phẩm KSH đã qua xử lý được bón ra đồng ruộng là nguồn phân hữu cơ sạch không gây mùi hôi thối, giảm sâu bệnh, tránh được ô nhiễm không khí và nguồn nước. Tuy nhiên, có 24/30 hộ khảo sát (80%) đang sử dụng phân bón hóa học theo thói quen hoặc cho rằng phân bón hóa học mới có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
So sánh sự thay đổi trước và sau khi có cơng trình KSH, kết quả khảo sát cho thấy tổng lượng tiêu thụ phân bón hóa học của các hộ được khảo sát giảm được khoảng
70
Đánh giá
Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên phân tích định lượng từ số liệu điều tra thực địa. Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức về lưu trữ và sử dụng phụ phẩm KSH được cung cấp qua các khóa tập huấn người sử dụng KSH nói chung và sổ tay hướng dẫn cho người sử dụng cơng trình KSH nói riêng. Tuy nhiên, việc ứng dụng phụ phẩm khí sinh học vẫn cịn rất nhiều hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan. Do đó chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.
3.1.2.14. Tiết kiệm thời gian đun nấu, vệ sinh chuồng trại, nhà bếp hay kiếm nhiên liệu.
Thành viên của các hộ có hầm KSH đã tiết kiệm được thời gian làm việc hàng ngày. Toàn bộ các hộ được phỏng vấn cho biết việc xây hầm KSH giúp họ tiết kiệm thời gian cho hoạt động thu dọn phân chuồng. Điều này cho thấy các hộ có cơng trình KSH đã cho phân đưa trực tiếp qua bể nạp vào bể phân giải khi dọn rửa chuồng trại do đó nhanh hơn nhiều so với việc phải thu gom thành đống và vận chuyển phân chuồng ra nơi ủ khi chưa có cơng trình KSH. Các hoạt động tiết kiệm thời gian đứng thứ hai và ba là trong việc sử dụng năng lượng đó là hoạt động đun nấu (33%) và kiếm nhiên liệu như củi hoặc phụ phẩm nơng nghiệp (27%). Hoạt động tiết kiệm được ít thời gian so với trước khi có cơng trình khí sinh học là làm sạch dụng cụ nhà bếp (1 hộ, chiếm 3%).
Hình 3.19. Nền chuồng được nối với ống gom chất thải vào bể phân giải
Phản hồi về việc tiết kiệm thời gian trong các hoạt động khác nhau của hộ chăn ni được được trình bày ở hình sau đây:
Hình 3.20. Tỷ lệ thời gian tiết kiệm được cho các công việc khác nhau
Trung bình, một hộ có cơng trình KSH tiết kiệm được 105 phút mỗi ngày. Loại hoạt động tiết kiệm được thời gian nhiều nhất là thu dọn phân (80 phút/ngày). Thời gian tiết kiệm được cho đun nấu là 15 phút/ngày, kiếm củi, phụ phẩm nông nghiệp là 9 phút/ngày còn hoạt động làm sạch nhà bếp chỉ tiết kiệm được trung bình 1 phút/ngày.
Đánh giá
Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên phân tích định lượng từ số liệu điều tra thực địa. Kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng cơng trình khí sinh học khơng chỉ giúp giải phóng lao động khỏi các cơng việc nặng nhọc, chịu ơ nhiễm mà cịn tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thành viên trong hộ gia đình. Với thời gian tiết kiệm được họ có thể dành cho các hoạt động khác như chăm sóc con cái, tham gia các hoạt động tạo thêm thu nhập cho gia đình hay nghỉ ngơi tái tạo lại sức lao động. Do đó, chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Cao. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Thu dọn phân Làm sạch dụng cụ nhà bếp
72
3.1.2.15. Số việc làm được tạo ra từ số thợ xây và kỹ thuật viên được đào tạo, số doanh nghiệp/đại lý/nhóm thợ xây được thành lập và mức thu nhập trung bình của thợ xây
Phát triển cơng nghệ khí sinh học đã thu hút được một lượng lớn lao động trong khu vực nơng thơn tham gia trong q trình xây dựng (đào đất, xây dựng và lắp đặt cơng trình), hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, cung cấp các thiết bị phụ trợ và sử dụng khí sinh học với số tiền cơng khá cao so với mặt bằng nông thôn (từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày cơng), hơn nữa cịn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nơng nhàn. Trong q trình xây dựng cơng trình, đội ngũ thợ xây đã phát huy tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tinh thần sáng tạo của người thợ xây thông qua các giải pháp và sáng kiến kỹ thuật để bảo đảm cơng trình vận hành đúng kỹ thuật và thiết kế. Phát triển cơng nghệ khí sinh học kéo theo ngành xây dựng và vật liệu xây dựng phát triển theo như sản xuất gạch, xi măng, cát, thép. Qua đó cũng phát triển các sản xuất và cung ứng thiết bị sử dụng khí như: bếp khí sinh học, đèn thắp sáng, đèn sưởi, bình nước nóng, nồi cơm khí sinh học, máy phát điện chạy bằng khí sinh học. và các thiết bị phụ trợ như: đường ống dẫn khí, van chính, bộ lọc sạch khí, đồng hồ đo áp suất, v.v.
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni huyện Sóc Sơn đã đào tạo và tạo việc làm cho khoảng hơn 11 thợ xây, 4 kỹ thuật viên chịu trách nhiệm kiểm tra kỹ thuật tại huyện. Các thợ xây này tuy chưa thành lập được thành các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng, bảo dưỡng cơng trình khí sinh học tuy nhiên họ đã có hoạt động theo mơ hình nhóm và trong tương lai có thể thành lập các doanh nghiệp nhỏ. Hiện tại ở huyện Sóc Sơn có duy nhất một cơng ty được thành lập chính thức hoạt động trong lĩnh vực khí sinh học là công ty Cổ phần sản xuất & thương mại Thành Đạt chuyên cung cấp các hầm biogas bằng nhựa composite.
Đánh giá
Việc phát triển chương trình khí sinh học thực tế khơng chỉ tạo ra việc làm trực tiếp cho các thợ xây hay kỹ thuật viên mà thực tế đã tạo thêm nhiều việc làm khác trong chuỗi giá trị của cơng trình khí sinh học. Tuy nhiên trong khn khổ của đề tài này, chỉ có số việc làm được tạo ra cho thợ xây, kỹ thuật viên và số các doanh nghiệp địa phương
được đánh giá. Chỉ tiêu tạo việc làm cho thấy tác động rõ rệt nhưng chưa đáng kể nên chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.
3.1.2.16. Tỷ lệ hộ dân có cơng trình khí sinh học và số người tiếp cận với năng lượng sạch
Theo dữ liệu thu thập được từ 1838 hộ gia đình thì số người trung bình của mỗi hộ là 4.91 người (Ban quản lý Dự án KSH, 2017). Số người được tiếp cận với năng lượng sạch hiện tại của địa phương nhờ chương trình khí sinh học là 13.416 người.
Đến ngày 31/12/2010, tổng dân số trung bình trên địa bàn huyện Sóc Sơn là