Loại cây Kết quả Mướp
đắng • Tăng kích thước trái
Cà chua • Tỷ lệ đậu quả cao đạt 95%, trọng lượng trung bình cao hơn và hạn chế được sâu bệnh phát triển
Bắp cải • Thời gian cuộn bắp sớm hơn 2 ngày, trọng lượng bình quân bắp cải cao hơn 50g/bắp
Su hào • Thời gian ra củ sớm hơn 3-4 ngày.
• Trọng lượng bình quân tăng từ 20-25g/củ.
• Năng suất tăng 65kg/sào (500m2).
• Đường kính củ su hào to hơn 30mm
Trong số các hộ dân có sử dụng phụ phẩm khí sinh học, 45% đưa ra nhận xét tích cực, cho rằng phụ phẩm KSH làm tăng năng suất lúa, tăng năng suất rau, cây ăn quả. Tính trung bình, năng suất các loại cây này tăng được khoảng 14%.
Hình 3.18. Ruộng ngơ và vườn sử dụng phụ phẩm khí sinh học Đánh giá Đánh giá
Lợi ích của sử dụng phụ phẩm khí sinh học cho cây trồng đã được kiểm chứng trong nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên trong thực tế triển khai tại các hộ dân thì phụ phẩm khí sinh học chưa được ứng dụng phổ biến và nhiều hộ còn thải ra cống chung của thơn xóm nên tiêu chí này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.
3.1.2.13. Tỷ lệ phụ phẩm khí sinh học được sử dụng và lượng phân hóa học bị thay thế
Phụ phẩm KSH đã qua xử lý được bón ra đồng ruộng là nguồn phân hữu cơ sạch không gây mùi hôi thối, giảm sâu bệnh, tránh được ô nhiễm không khí và nguồn nước. Tuy nhiên, có 24/30 hộ khảo sát (80%) đang sử dụng phân bón hóa học theo thói quen hoặc cho rằng phân bón hóa học mới có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
So sánh sự thay đổi trước và sau khi có cơng trình KSH, kết quả khảo sát cho thấy tổng lượng tiêu thụ phân bón hóa học của các hộ được khảo sát giảm được khoảng
70
Đánh giá
Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên phân tích định lượng từ số liệu điều tra thực địa. Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức về lưu trữ và sử dụng phụ phẩm KSH được cung cấp qua các khóa tập huấn người sử dụng KSH nói chung và sổ tay hướng dẫn cho người sử dụng cơng trình KSH nói riêng. Tuy nhiên, việc ứng dụng phụ phẩm khí sinh học vẫn cịn rất nhiều hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan. Do đó chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.
3.1.2.14. Tiết kiệm thời gian đun nấu, vệ sinh chuồng trại, nhà bếp hay kiếm nhiên liệu.
Thành viên của các hộ có hầm KSH đã tiết kiệm được thời gian làm việc hàng ngày. Toàn bộ các hộ được phỏng vấn cho biết việc xây hầm KSH giúp họ tiết kiệm thời gian cho hoạt động thu dọn phân chuồng. Điều này cho thấy các hộ có cơng trình KSH đã cho phân đưa trực tiếp qua bể nạp vào bể phân giải khi dọn rửa chuồng trại do đó nhanh hơn nhiều so với việc phải thu gom thành đống và vận chuyển phân chuồng ra nơi ủ khi chưa có cơng trình KSH. Các hoạt động tiết kiệm thời gian đứng thứ hai và ba là trong việc sử dụng năng lượng đó là hoạt động đun nấu (33%) và kiếm nhiên liệu như củi hoặc phụ phẩm nơng nghiệp (27%). Hoạt động tiết kiệm được ít thời gian so với trước khi có cơng trình khí sinh học là làm sạch dụng cụ nhà bếp (1 hộ, chiếm 3%).
Hình 3.19. Nền chuồng được nối với ống gom chất thải vào bể phân giải
Phản hồi về việc tiết kiệm thời gian trong các hoạt động khác nhau của hộ chăn ni được được trình bày ở hình sau đây:
Hình 3.20. Tỷ lệ thời gian tiết kiệm được cho các công việc khác nhau
Trung bình, một hộ có cơng trình KSH tiết kiệm được 105 phút mỗi ngày. Loại hoạt động tiết kiệm được thời gian nhiều nhất là thu dọn phân (80 phút/ngày). Thời gian tiết kiệm được cho đun nấu là 15 phút/ngày, kiếm củi, phụ phẩm nông nghiệp là 9 phút/ngày còn hoạt động làm sạch nhà bếp chỉ tiết kiệm được trung bình 1 phút/ngày.
Đánh giá
Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên phân tích định lượng từ số liệu điều tra thực địa. Kết quả khảo sát cho thấy việc xây dựng cơng trình khí sinh học khơng chỉ giúp giải phóng lao động khỏi các cơng việc nặng nhọc, chịu ơ nhiễm mà cịn tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thành viên trong hộ gia đình. Với thời gian tiết kiệm được họ có thể dành cho các hoạt động khác như chăm sóc con cái, tham gia các hoạt động tạo thêm thu nhập cho gia đình hay nghỉ ngơi tái tạo lại sức lao động. Do đó, chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Cao. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% Thu dọn phân Làm sạch dụng cụ nhà bếp
72
3.1.2.15. Số việc làm được tạo ra từ số thợ xây và kỹ thuật viên được đào tạo, số doanh nghiệp/đại lý/nhóm thợ xây được thành lập và mức thu nhập trung bình của thợ xây
Phát triển cơng nghệ khí sinh học đã thu hút được một lượng lớn lao động trong khu vực nơng thơn tham gia trong q trình xây dựng (đào đất, xây dựng và lắp đặt cơng trình), hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, cung cấp các thiết bị phụ trợ và sử dụng khí sinh học với số tiền cơng khá cao so với mặt bằng nông thôn (từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày cơng), hơn nữa cịn tận dụng được nguồn nhân lực trong thời gian nơng nhàn. Trong q trình xây dựng cơng trình, đội ngũ thợ xây đã phát huy tay nghề của mình, đồng thời nâng cao tinh thần sáng tạo của người thợ xây thông qua các giải pháp và sáng kiến kỹ thuật để bảo đảm cơng trình vận hành đúng kỹ thuật và thiết kế. Phát triển cơng nghệ khí sinh học kéo theo ngành xây dựng và vật liệu xây dựng phát triển theo như sản xuất gạch, xi măng, cát, thép. Qua đó cũng phát triển các sản xuất và cung ứng thiết bị sử dụng khí như: bếp khí sinh học, đèn thắp sáng, đèn sưởi, bình nước nóng, nồi cơm khí sinh học, máy phát điện chạy bằng khí sinh học. và các thiết bị phụ trợ như: đường ống dẫn khí, van chính, bộ lọc sạch khí, đồng hồ đo áp suất, v.v.
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni huyện Sóc Sơn đã đào tạo và tạo việc làm cho khoảng hơn 11 thợ xây, 4 kỹ thuật viên chịu trách nhiệm kiểm tra kỹ thuật tại huyện. Các thợ xây này tuy chưa thành lập được thành các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng, bảo dưỡng cơng trình khí sinh học tuy nhiên họ đã có hoạt động theo mơ hình nhóm và trong tương lai có thể thành lập các doanh nghiệp nhỏ. Hiện tại ở huyện Sóc Sơn có duy nhất một cơng ty được thành lập chính thức hoạt động trong lĩnh vực khí sinh học là công ty Cổ phần sản xuất & thương mại Thành Đạt chuyên cung cấp các hầm biogas bằng nhựa composite.
Đánh giá
Việc phát triển chương trình khí sinh học thực tế khơng chỉ tạo ra việc làm trực tiếp cho các thợ xây hay kỹ thuật viên mà thực tế đã tạo thêm nhiều việc làm khác trong chuỗi giá trị của cơng trình khí sinh học. Tuy nhiên trong khn khổ của đề tài này, chỉ có số việc làm được tạo ra cho thợ xây, kỹ thuật viên và số các doanh nghiệp địa phương
được đánh giá. Chỉ tiêu tạo việc làm cho thấy tác động rõ rệt nhưng chưa đáng kể nên chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.
3.1.2.16. Tỷ lệ hộ dân có cơng trình khí sinh học và số người tiếp cận với năng lượng sạch
Theo dữ liệu thu thập được từ 1838 hộ gia đình thì số người trung bình của mỗi hộ là 4.91 người (Ban quản lý Dự án KSH, 2017). Số người được tiếp cận với năng lượng sạch hiện tại của địa phương nhờ chương trình khí sinh học là 13.416 người.
Đến ngày 31/12/2010, tổng dân số trung bình trên địa bàn huyện Sóc Sơn là 293.200 người (UBND Huyện Sóc Sơn, 2012) tức là tương đương với khoảng 59.705 hộ gia đình. Dân số trong ngành nơng nghiệp chiếm 59,4% dân số huyện và ngành chăn nuôi năm 2009 chiếm 46.82% của ngành nơng nghiệp nên số hộ gia đình chăn ni trên tồn huyện vào khoảng 16.605 hộ gia đình.
Như vậy tỷ lệ hộ dân có cơng trình khí sinh học trên toàn huyện và so với tổng số hộ gia đình chăn ni lần lượt là 4,6% và 16,5%.
Đánh giá
Tỷ lệ 16,5% hộ chăn ni xây dựng cơng trình khí sinh học tại huyện Sóc Sơn là khá cao so với mặt bằng chung cả nước ở mức 4,08% (Trần Thu Trang, 2015), tuy nhiên vẫn còn nhỏ so với tiềm năng của huyện, do đó chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Cao.
3.1.2.17. Tỷ lệ hộ dân kết nối nhà vệ sinh với cơng trình khí sinh học
74
kết nối là vì nhà vệ sinh ở xa vị trí xây dựng cơng trình và họ đã xây nhà vệ sinh có bể tự hoại cố định từ trước khi xây dựng cơng trình KSH.
Đánh giá
Tỷ lệ hộ dân kết nối nhà vệ sinh với cơng trình khí sinh học cao trên mức trung bình nên chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Cao.
3.1.2.18. Khối lượng chất thải được xử lý
Theo kết quả phỏng vấn, các hộ chăn ni sử dụng chất thải từ lợn và bị để nạp vào bể phân giải là chủ yếu. Khối lượng chất thải được tính từ chất thải trung bình cho mỗi vật ni như sau:
Bảng 3.7. Chất thải từ vật nuôi hàng ngày (IPCC, 2006) Loại vật
nuôi
Lượng chất thải hàng ngày (kg/con/ngày)
Số vật nuôi (con) Tổng lượng chất thải (kg/ngày)
Lợn 0.3 34.390 10.317
Bò 2.8 1.682 4.710
Như vậy, trung bình mỗi ngày, các cơng trình khí sinh học có thể xử lý được khoảng 15 tấn chất thải từ vật nuôi và mỗi năm là khoảng 5.484,7 tấn chất thải vật ni. Trên địa bàn huyện Sóc Sơn, tổng đàn bị có 28.941 con, đàn lợn có 127.107 con (UBND Huyện Sóc Sơn, 2012), như vậy lượng chất thải từ lợn được xử lý bởi các cơng trình khí sinh học khoảng 27.1% và từ bị là 5.8%.
Đánh giá
Trong q trình sử dụng cơng trình KSH, một số hộ chăn ni vẫn cịn chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế của nó như: xả khí thừa ra mơi trường, khơng sử dụng phụ phẩm KSH mà xả ra hệ thống cống chung. Do vậy, các hộ chăn nuôi cần khai thác và sử dụng cơng trình khí sinh học triệt để hơn nữa để giảm thiểu tối đa lượng chất thải
ra ngồi mơi trường. Chính vì những tồn tại như trên nên chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.
3.1.2.19. Số lượng tín chỉ tạo ra
Theo kết quả tính tốn của tổ chức Nexus đã được thẩm tra bởi tổ chức thẩm định quốc tế Tuv Nord và được chấp thuận bởi tổ chức Tiêu chuẩn vàng, với cách quản lý chất thải hiện tại của các hộ gia đình chăn ni mà khơng có hầm biogas, phát thải khí nhà kính hàng năm là 3,55 tấn CO2/năm. Cịn khi có hầm biogas, phát thải chỉ còn 0,185 tấn CO2/năm. Như vậy việc xây dựng hầm khí sinh học giúp giảm phát thải 3,37 tấn CO2 mỗi năm cho mỗi hộ gia đình (Nexus-Carbon for Development, 2015a). Ngoài ra, từ việc thay thế nhiên liệu truyền thống sang khí sinh học, mỗi năm một hộ gia đình có thể cắt giảm 3,33 tấn CO2. Như vậy, tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính từ mỗi cơng trình khí sinh học lên tới 6,7 tấn CO2 mỗi năm. Như vậy, trung bình, với số lượng cơng trình khí sinh học như hiện tại, chương trình khí sinh học tại huyện Sóc Sơn có thể làm giảm phát thải 18.222 tấn CO2 ra khỏi bầu khí quyển.
Đánh giá
Theo số liệu của Cục Môi trường, Thực phẩm và Nơng thơn (UK DEFRA, 2017), trung bình hàng năm mỗi ơ tơ di chuyển 10700 dặm, tức 17220 km. Hệ số phát thải cho một ô tô cỡ nhỏ là 0,14367 kgCO2/km nên hàng năm mỗi ô tô sẽ phát thải khoảng 2,47 tấn CO2. Với mức giảm phát thải 18.222 tấn mỗi năm, chương trình khí sinh học tại huyện Sóc Sơn có thể bù đắp được lượng phát thải của 7.365 chiếc ô tô. Ngoài ra theo chỉ tiêu giảm phát thải 1,46 triệu tấn CO2 tương đương trên cả nước (Bộ NN&PTNT, 2011) thì huyện Sóc Sơn có thể đóng góp 1,25% cho tổng mức giảm phát thải ngành chăn nuôi của cả nước. Đây là con số khá cao của một huyện nếu so với tổng số 713 huyện trên cả nước (Tổng cục thống kê, 2017a). Do đó chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Rất cao
76
3.1.2.20. Tổng nguồn hỗ trợ từ tài chính cácbon và ODA
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni được bắt đầu từ năm 2003 với nguồn vốn hỗ trợ ODA từ chính phủ Hà Lan. Nguồn tài trợ này kết thúc vào cuối năm 2014 với tổng số tiền hỗ trợ vào khoảng 12 triệu EUR. Từ năm 2013, Tổ chức SNV đã tìm kiếm được tài trợ mới từ Quỹ Endev, một sáng kiến của 7 quốc gia (Đức, Anh, Hà Lan, Úc, Na Uy, Thụy điển và Thụy sỹ) nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân trong phát triển năng lượng sạch. Quỹ Endev được ủy quyền cho Cơ quan hợp tác phát triển Đức (GIZ) quản lý và ký ký thỏa thuận tài trợ với SNV một khoản tài trợ 3.455.000 Euro cho giai đoạn từ tháng 06/2013 đến tháng 07/2017 nhằm thực hiện mục tiêu chính của Dự án xây dựng ngành khí sinh học định hướng thị trường (Bộ NN&PTNT, 2016). Nguồn hỗ trợ trên là cho toàn bộ chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam mà chương trình khí sinh học tại huyện Sóc Sơn là một phần. Do khơng có tính tốn chi tiết mức tài trợ tới từng địa phương nên nguồn hỗ trợ ODA không được đánh giá cho riêng huyện Sóc Sơn.
Đối với nguồn hỗ trợ từ tài chính cácbon, chương trình khí sinh học đã đăng ký phát hành tín chỉ cácbon với Tổ chức Tiêu chuẩn Vàng (Gold Standard). Đây là dự án khí sinh học đầu tiên của Việt Nam được công nhận giảm thải theo tiêu chuẩn này. Từ năm 2013 đến nay chương trình đã phát hành 1.290.876 tín chỉ và bán ra thị trường tổng số 822.379 thu về khoảng hơn 2 triệu Euro để tái đầu tư vào hoạt động của chương trình. Như đã tính tốn ở trên, với mức giá trung bình 2,5 EUR cho mỗi tín chỉ cácbon, mỗi cơng trình khí sinh học có khả năng tạo ra 434.947 VNĐ và tồn bộ chương trình khí sinh học huyện Sóc Sơn có khả năng tạo ra doanh thu khoảng 1,2 tỷ đồng từ bán tín chỉ cácbon.
Theo nghiên cứu khảo sát các cơng trình xây dựng năm 2014, tổng mức đầu tư trung bình cho một cơng trình là 10.740.074 VNĐ (EPRO, 2014). Như vậy, mức lợi nhuận trung bình hàng năm tăng thêm cho mỗi cơng trình khí sinh học từ bán tín chỉ cácbon là 4%. Do vậy chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Rất cao.
3.1.2.21. Kết nối của chương trình đối với các đối tác mua tín chỉ cácbon trên tồn cầu và báo cáo lượng bù đắp cácbon
Chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni huyện Sóc Sơn là một phần của chương trình khí sinh học cho ngành chăn ni Việt Nam, được đánh giá là mơ hình đóng góp cho sự phát triển bền vững nơng thơn mới ở Việt Nam và đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải nhất Năng lượng tồn cầu năm 2006 tại Brussel, Bỉ (Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, 2017a). Đây là giải thưởng danh giá trao cho các dự án được ghi nhận là có đóng góp to lớn trong việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất. Năm 2010, dự án được trao giải thưởng Năng lượng bền vững Ashden (Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam, 2017b) tại Luân Đơn cho những nỗ lực phổ biến cơng nghệ Khí sinh học trong nước trên diện rộng với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống cho người nông dân Việt Nam và