Ruộng ngơ và vườn sử dụng phụ phẩm khí sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện sóc sơn, hà nội (Trang 79 - 81)

Đánh giá

Lợi ích của sử dụng phụ phẩm khí sinh học cho cây trồng đã được kiểm chứng trong nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên trong thực tế triển khai tại các hộ dân thì phụ phẩm khí sinh học chưa được ứng dụng phổ biến và nhiều hộ cịn thải ra cống chung của thơn xóm nên tiêu chí này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.

3.1.2.13. Tỷ lệ phụ phẩm khí sinh học được sử dụng và lượng phân hóa học bị thay thế

Phụ phẩm KSH đã qua xử lý được bón ra đồng ruộng là nguồn phân hữu cơ sạch không gây mùi hôi thối, giảm sâu bệnh, tránh được ô nhiễm khơng khí và nguồn nước. Tuy nhiên, có 24/30 hộ khảo sát (80%) đang sử dụng phân bón hóa học theo thói quen hoặc cho rằng phân bón hóa học mới có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

So sánh sự thay đổi trước và sau khi có cơng trình KSH, kết quả khảo sát cho thấy tổng lượng tiêu thụ phân bón hóa học của các hộ được khảo sát giảm được khoảng

70

Đánh giá

Chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên phân tích định lượng từ số liệu điều tra thực địa. Kết quả khảo sát cho thấy kiến thức về lưu trữ và sử dụng phụ phẩm KSH được cung cấp qua các khóa tập huấn người sử dụng KSH nói chung và sổ tay hướng dẫn cho người sử dụng cơng trình KSH nói riêng. Tuy nhiên, việc ứng dụng phụ phẩm khí sinh học vẫn cịn rất nhiều hạn chế cả khách quan lẫn chủ quan. Do đó chỉ tiêu này được đánh giá ở mức bền vững Trung bình.

3.1.2.14. Tiết kiệm thời gian đun nấu, vệ sinh chuồng trại, nhà bếp hay kiếm nhiên liệu.

Thành viên của các hộ có hầm KSH đã tiết kiệm được thời gian làm việc hàng ngày. Toàn bộ các hộ được phỏng vấn cho biết việc xây hầm KSH giúp họ tiết kiệm thời gian cho hoạt động thu dọn phân chuồng. Điều này cho thấy các hộ có cơng trình KSH đã cho phân đưa trực tiếp qua bể nạp vào bể phân giải khi dọn rửa chuồng trại do đó nhanh hơn nhiều so với việc phải thu gom thành đống và vận chuyển phân chuồng ra nơi ủ khi chưa có cơng trình KSH. Các hoạt động tiết kiệm thời gian đứng thứ hai và ba là trong việc sử dụng năng lượng đó là hoạt động đun nấu (33%) và kiếm nhiên liệu như củi hoặc phụ phẩm nông nghiệp (27%). Hoạt động tiết kiệm được ít thời gian so với trước khi có cơng trình khí sinh học là làm sạch dụng cụ nhà bếp (1 hộ, chiếm 3%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi tại huyện sóc sơn, hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)