CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO
1.2.2.5. Biện pháp xử lý nước thải
Thông thƣờng nƣớc thải đƣợc phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đây là cơ sở trong việc lựa chọn các biện pháp quản lý hoặc cơng nghệ xử lý.
Có nhiều q trình đƣợc sử dụng để làm sạch nƣớc thải tùy theo loại và mức độ nhiễm bẩn. Nƣớc thải có thể đƣợc xử lí trong các nhà máy xử lý nƣớc thải bao gồm các quy trình xử lí cơ học, vật lý, hóa học và sinh học. Ở đây tôi tập trung chủ yếu vào phƣơng pháp xử lý sinh học [4,5,6,7].
Phƣơng pháp sinh học thƣờng dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hữu cơ hồ tan (đơi khi cả vơ cơ) khỏi nƣớc thải. Nguyên lí của phƣơng pháp là dựa vào hoạt động sống của các vi sinh vật có khả năng phân huỷ, bẻ gẫy các đại phân tử hữu cơ thành các chất đơn giản hơn, đồng thời chúng cũng sử dụng các chất có trong nƣớc thải làm nguồn dinh dƣỡng nhƣ Cacbon, Nitơ, Phospho, Kali...
Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo có thể đạt mức hồn toàn (xử lý sinh học hoàn toàn) với BOD giảm tới 90 - 95% và khơng hồn tồn với BOD giảm tới 40 - 80%. Phƣơng pháp sinh học là phƣơng pháp triệt để nhất, nó tạo ra những sản phẩm thân thiện với thiên nhiên hoặc biến đổi những chất có hại trở thành hữu ích. Ngày nay, phƣơng pháp sinh học đã và đang đƣợc nghiên cứu, áp dụng để xử lý ô nhiễm mơi trƣờng.
Nƣớc thải sau xử lý có thể đƣợc tái sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. Trong nhiều trƣờng hợp cịn có thể đƣợc sử dụng để làm nƣớc uống. Có thể sử dụng nƣớc đã xử lí để tƣới tiêu vì có thể cung cấp liên tục với bất kì điều kiện thời tiết, khí hậu và tiết kiệm nguồn nƣớc sạch. Nguồn nƣớc tƣới tiêu này có ích cho thực vật vì trong thành phần có chứa các chất dinh dƣỡng nhƣ Nitơ, Photpho và Kali.
Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khóang chất làm thức ăn để sinh trƣởng và phát triển. Một cách tổng quát, phƣơng pháp xử lý sinh học có thể chia làm 3 loại:
Phƣơng pháp hiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong
điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là q trình oxy hóa sinh hóa.
Phƣơng pháp thiếu khí: sử dụng nhóm vi sinh vật tùy nghi, hoạt động trong
mơi trƣờng khơng có oxy nhƣng có các chất chứa oxy nhƣ SO42-
, NO2-, NO3-, PO43-.
Phƣơng pháp kỵ khí (hay yếm khí): sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt
Để thực hiện q trình này, các chất hữu cơ hồ tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nƣớc thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính nhƣ sau:
Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
Khuyếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngồi tế bào;
Chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lƣợng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ q trình oxy hóa sinh hóa phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lƣợng các tạp chất và mức độ ổn định của lƣu lƣợng nƣớc thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hƣởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa là chế độ thuỷ động, hàm lƣợng oxy trong nƣớc thải, nhiệt độ, pH, dinh dƣỡng và nguyên tố vi lƣợng [4,5,6,7].
Tóm lại, bản chất của xử lý nƣớc thải bằng công nghệ sinh học là phân huỷ các chất ô nhiễm hữu cơ nhờ vi sinh vật. Tùy thuộc vào bản chất cung cấp khơng khí, các phƣơng pháp phân huỷ sinh học có thể phân loại xử lý hiếu khí, kỵ khí hoặc tuỳ tiện. Để đạt đƣợc hiệu quả phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ cao cần bổ sung các chất dinh dƣỡng cần thiết nhƣ nitơ, phốt pho và có thể một vài nguyên tố hiếm. Phƣơng pháp xử lý sinh học đƣợc áp dụng tƣơng đối rộng do chi phí vận hành và bảo dƣỡng thấp
1.2.3. Quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng
1.2.3.1. Một số khái niệm
o Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng. Thông thƣờng, cộng đồng đƣợc hiểu là tập hợp những ngƣời có chung lịch sử hình thành, có chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những ngƣời có cùng những đặc điểm tƣơng tự về kinh tế - xã hội và văn hóa.
Cũng có quan niệm khác, cộng đồng là một nhóm ngƣời có chung sở thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngơn ngữ (hoặc loại ngơn ngữ) và có những đặc điểm tƣơng đồng.
Hiện nay, ở nƣớc ta, thuật ngữ cộng đồng đã đƣợc sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội. Cộng đồng có thể là một nhóm nhỏ dân cƣ (ví dụ nhƣ cộng đồng dân cƣ ở một thôn, xã, cộng đồng những ngƣời tái chế chất thải của một thôn, một xã...), hoặc có thể là cộng đồng dân cƣ của một dân tộc, nhiều dân tộc cùng chung các điểm tƣơng đồng (cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, cộng đồng quốc tế những nƣớc nói tiếng Pháp, cộng đồng các nƣớc ASEAN, cộng đồng kinh tế Châu Âu...).
Tùy theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng đồng sau: Cộng đồng ngƣời địa phƣơng, là những ngƣời có quan hệ gần gũi với nhau, thƣờng xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống;
- Cộng đồng những ngƣời có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất (cộng đồng các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nhân,...);
- Cộng đồng những ngƣời có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất, màu da (cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số, cộng đồng ngƣời da màu,...);
- Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra quyết định (cộng đồng các nƣớc ASEAN, cộng đồng kinh tế Châu Âu, các nƣớc Pháp ngữ,...).
Tổ chức cộng đồng là một khối liên kết của các thành viên trong cộng đồng vì những mối quan tâm chung và hƣớng tới một quyền lợi chung, hợp sức với nhau để tận dụng tiềm năng, trí tuệ của nhau để cùng thực hiện một hoặc nhiều vấn đề.
Ở Việt Nam, hiện đang có các loại tổ chức cộng đồng sau đây:
- Tổ chức cộng đồng thành lập theo pháp luật về hội, nhƣ liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ;
- Tổ chức cộng đồng dƣới dạng nhóm tự quản nhƣ: bản, ấp, nhóm dự án, nhóm sở thích, câu lạc bộ, tổ hồ giải, tổ dân phố,... Các tổ chức này khơng có luật quy định thành lập hay cấm thành lập;
- Tổ chức cộng đồng thành lập theo quy định pháp lý về kinh tế, hợp tác, nhƣ: tổ hợp tác, hợp tác xã,...
o Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng:
Paul (1987) cho rằng, phát triển cộng đồng là một q trình tích cực mà cộng đồng tác động đến hƣớng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn.
Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộng đồng là thu hút các nhóm đối tƣợng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của ngƣời nghèo để duy trì đƣợc cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra đƣợc trong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực, các dự án trên thế giới.
1.2.3.2. Mơ hình quản lý mơi trường dựa vào cộng đồng
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển theo con đƣờng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, do đó khơng tránh khỏi những mâu thuẫn mà các quốc gia khác thƣờng gặp, đó là những vấn đề môi trƣờng nảy sinh khi các chỉ số kinh tế gia tăng.
Cùng với sự phát triển về kinh tế là vấn đề khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách ồ ạt, không hợp lý gây ô nhiễm và suy thối mơi trƣờng. Hiện nay, ở Việt Nam, hầu nhƣ tất cả các thành phố có hoạt động cơng nghiệp phát triển đều đang trong tình trạng ơ nhiễm trầm trọng. Bên cạnh đó, vùng nơng thơn ở Việt Nam đã và đang tiếp tục đóng vai trị quan trọng trong phát triển nền kinh tế nƣớc ta thì đang chịu những sức ép về ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc ngay từ chính các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của nông thôn nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chế biến nông sản thực phẩm, phát triển làng nghề.... Đặc biệt, việc quản lý nƣớc thải sản xuất ở nông thôn chƣa thực sự đƣợc coi trọng, đã và đang là vấn đề bức xúc cho chính quyền và ngƣời dân.
Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất đó khơng những ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống trƣớc mắt của ngƣời dân mà cịn tạo một hậu quả khơn lƣờng mà
thế hệ mai sau phải gánh chịu. Trƣớc tình trạng đáng báo động đó, việc tìm giải pháp, hƣớng đi phù hợp và mang lại hiệu quả cho công tác bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trƣờng là thực sự cần thiết.
Một trong những hình thức quản lý mơi trƣờng thu đƣợc hiệu quả cao là quản lý môi trƣờng dựa vào cộng đồng (Community - Based Environment Managerment - CBEM). Đó là một hình thức quản lý đã và đang áp dụng ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia thực sự của cộng đồng vào giải quyết các vấn đề của khu vực, duy trì tính cơng khai, đồng thời ngƣời dân tự ý thức đƣợc việc bảo vệ tài nguyên môi trƣờng xung quanh là cần thiết cho đời sống của họ, dẫn đến hành động thực tiễn giúp công tác bảo vệ đạt hiệu quả cao.
o Khái niệm quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM)
Theo Arnstein (1969), các hình thức quản lý khác nhau nằm trong hai hình thức cơ bản là quản lý hành chính nhà nƣớc và quản lý cộng đồng. Ngồi ra, đồng quản lý hay quản lý nguồn lợi dựa vào cộng đồng (QLNLDVCĐ) là hình thức quản lý trung gian giữa hai hình thức trên. QLNLDVCĐ là một hình thức hợp tác giữa cộng đồng và nhà chức trách trong việc chia sẻ quyền và trách nhiệm trong quản lý và lợi ích (Pomerroy,1995)
Theo Đỗ Thị Kim Chi, CBEM là phƣơng thức bảo vệ môi trƣờng trên cơ sở một vấn đề môi trƣờng cụ thể ở địa phƣơng, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Phƣơng pháp này sử dụng các cơng cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về mơi trƣờng nhƣ dự án tái tạo năng lƣợng, phục hồi lƣu vực v.v... Và đồng quản lý tài ngun đó thơng qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cƣ.
Quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là một khái niệm rộng và đa nghĩa theo tính ứng dụng của nó trong thực tiễn, đề cập sự tham gia của các cộng đồng có lợi ích liên quan trong quản lý tài nguyên đất và nƣớc, rừng và động vật hoang dã và nguồn lợi thủy sản.
o Những điều kiện để cộng đồng tham gia vào công tác quản lý môi trường
Điều kiện tiên quyết để cộng đồng cùng tham gia vào công tác quản lý là cộng đồng phải đƣợc biết họ tham gia kiểm tra, giám sát việc gì; họ có thể đƣợc hƣởng lợi những gì và sẽ phải chịu những chi phí, rủi ro gì v.v... Các câu trả lời phải đƣợc thể hiện và làm rõ một cách công khai, minh bạch.
Hình 1.1. Sơ đồ ba mục tiêu về giáo dục môi trường
Để đạt đƣợc điều đó, ngƣời quản lý và các nhà khoa học phải có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến những vai trò và ý nghĩa của nguồn tài nguyên đối với đời sống của cộng đồng, đồng thời làm cho họ nhận thức đƣợc trách nhiệm phải bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của họ để họ tự giác thực hiện công tác bảo tồn. Từ các nhận thức đó con ngƣời phải thay đổi thói quen khai thác tuỳ tiện, khai thác theo kiểu “tận thu- tận diệt” làm suy giảm nguồn tài nguyên và sự nghèo đói lại quay về với cộng đồng.
Tất cả những nỗ lực trên đều nhằm đạt đƣợc sự độc lập và dựa vào chính các tổ chức do cộng đồng xây dựng cũng nhƣ toàn bộ cộng đồng để quản lý tài nguyên một cách hiệu quả. Cộng đồng chỉ có thể cùng tham gia kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên khi cộng đồng đó là một cộng đồng giác ngộ, am hiểu các vấn đề về pháp luật và nhận thức đƣợc đầy đủ rằng giám sát thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với công tác bảo tồn và bảo vệ các nguồn tài nguyên trên chính địa bàn nơi cộng đồng đang sống.
o Những nguyên tắc và ngun lý khi thực hiện mơ hình quản lý mơi trường dựa
vào cộng đồng
Để cộng đồng tham gia kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật BVMT theo cơ chế tự giám sát một cách tích cực và có hiệu quả cần phải tuân thủ các nguyên tắc:
Hiểu biết về môi trƣờng - Vấn đề - Nguyên nhân - Hậu quả Thái độ đúng đắn về môi trƣờng - Nhận thức - Thái độ - Ứng xử Khả năng hành động có hiệu quả về MT - Kiến thức - Kỹ năng - Dự báo các tác động - Tổ chức hành động
- Tự quản, không áp đặt, bắt buộc hay gò ép, Ban tƣ vấn hoặc Ban tự quản phải đƣợc cộng đồng lựa chọn và bầu ra.
- Tự nguyện, đồng thuận trong giải quyết các vấn đề về giám sát thực thi pháp luật hoặc xử lý các vụ vi phạm pháp luật; hợp tác, trao đổi, dân chủ hóa trong tổ chức, giải quyết các vấn đề liên quan đến giám sát thực thi luật pháp về BVMT.
- Lấy thuyết phục, hòa giải làm biện pháp chủ yếu trong việc vận động cộng đồng cùng tham gia thực thi và giám sát thực hiện.
Bên cạnh đó, cũng cần phải tuân thủ các nguyên lý:
- Đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cộng đồng phải đủ khả năng duy trì, tạo ra hoặc thu đƣợc các sản phẩm và dịch vụ cần thiết cho đời sống, sức khỏe và phúc lợi một cách bền vững. Đây là một vấn đề khơng dễ nhận biết, do đó nó phải là một q trình và qua thực tế cộng đồng mới thấy đƣợc lợi ích và nhận diện đƣợc vấn đề.
- Tăng quyền lực là sự phát triển của sức mạnh quyền lực thực hiện việc kiểm tra, giám sát các bộ luật về những nguồn tài nguyên, qua đó nâng cao thu nhập và đảm bảo sử dụng bền vững nguồn tài nguyên mà các cộng đồng này phụ thuộc. Việc này thƣờng đƣợc thực hiện cùng với các cơ quan Nhà nƣớc.
- Sự cơng bằng có nghĩa là sự bình đẳng giữa mọi ngƣời, mọi tầng lớp đối với những cơ hội và bình đẳng giữa thể chế hiện tại và tƣơng lai. Mọi ngƣời, mọi nhóm xã hội đều có quyền tiếp cận bình đẳng đối với pháp luật và giám sát thực thi pháp luật, những cơ hội tồn tại để phát triển, bảo vệ và quản lý tài nguyên mà họ phụ thuộc.