Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã đông thọ, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 31 - 33)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO

1.2.3.1. Một số khái niệm

o Khái niệm về cộng đồng và tổ chức cộng đồng

Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng. Thông thƣờng, cộng đồng đƣợc hiểu là tập hợp những ngƣời có chung lịch sử hình thành, có chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những ngƣời có cùng những đặc điểm tƣơng tự về kinh tế - xã hội và văn hóa.

Cũng có quan niệm khác, cộng đồng là một nhóm ngƣời có chung sở thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngơn ngữ (hoặc loại ngơn ngữ) và có những đặc điểm tƣơng đồng.

Hiện nay, ở nƣớc ta, thuật ngữ cộng đồng đã đƣợc sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế xã hội. Cộng đồng có thể là một nhóm nhỏ dân cƣ (ví dụ nhƣ cộng đồng dân cƣ ở một thôn, xã, cộng đồng những ngƣời tái chế chất thải của một thơn, một xã...), hoặc có thể là cộng đồng dân cƣ của một dân tộc, nhiều dân tộc cùng chung các điểm tƣơng đồng (cộng đồng ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, cộng đồng quốc tế những nƣớc nói tiếng Pháp, cộng đồng các nƣớc ASEAN, cộng đồng kinh tế Châu Âu...).

Tùy theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng đồng sau: Cộng đồng ngƣời địa phƣơng, là những ngƣời có quan hệ gần gũi với nhau, thƣờng xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống;

- Cộng đồng những ngƣời có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất (cộng đồng các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nhân,...);

- Cộng đồng những ngƣời có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất, màu da (cộng đồng ngƣời dân tộc thiểu số, cộng đồng ngƣời da màu,...);

- Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra quyết định (cộng đồng các nƣớc ASEAN, cộng đồng kinh tế Châu Âu, các nƣớc Pháp ngữ,...).

Tổ chức cộng đồng là một khối liên kết của các thành viên trong cộng đồng vì những mối quan tâm chung và hƣớng tới một quyền lợi chung, hợp sức với nhau để tận dụng tiềm năng, trí tuệ của nhau để cùng thực hiện một hoặc nhiều vấn đề.

Ở Việt Nam, hiện đang có các loại tổ chức cộng đồng sau đây:

- Tổ chức cộng đồng thành lập theo pháp luật về hội, nhƣ liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ;

- Tổ chức cộng đồng dƣới dạng nhóm tự quản nhƣ: bản, ấp, nhóm dự án, nhóm sở thích, câu lạc bộ, tổ hồ giải, tổ dân phố,... Các tổ chức này khơng có luật quy định thành lập hay cấm thành lập;

- Tổ chức cộng đồng thành lập theo quy định pháp lý về kinh tế, hợp tác, nhƣ: tổ hợp tác, hợp tác xã,...

o Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng

Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng:

Paul (1987) cho rằng, phát triển cộng đồng là một q trình tích cực mà cộng đồng tác động đến hƣớng và việc thực hiện dự án phát triển nhằm nâng cao phúc lợi của họ về mặt thu nhập, phát triển cá nhân, niềm tin cá nhân hoặc các giá trị khác mà họ mong muốn.

Tổ chức phát triển Quốc tế Canada (CIDA) quan niệm tham gia cộng đồng là thu hút các nhóm đối tƣợng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của ngƣời nghèo để duy trì đƣợc cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra đƣợc trong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khỏi dự án. Cách tiếp cận này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực, các dự án trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng tại xã đông thọ, thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)