CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ NƢỚC THẢI SẢN XUẤT DỰA VÀO
1.2.3.3. Kinh nghiệm quản lý nước thải sản xuất dựa vào cộng đồng
Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nƣớc ở Việt Nam đã ghi nhận và đánh giá cao vai trò quan trọng của các cộng đồng địa phƣơng với tƣ cách vừa là ngƣời trực tiếp sử dụng nƣớc, đồng thời vừa là ngƣời quản lý và bảo vệ tài nguyên nƣớc. Quản lý bởi cộng đồng hay quản lý dựa vào cộng đồng đã đƣợc giới thiệu và áp dụng ở nhiều vùng theo các cách khác nhau trong lĩnh vực cấp nƣớc sinh họat và thủy lợi. Mặc dù cịn có nhiều bất cập về mặt pháp luật, thể chế và năng lực, nhƣng cộng đồng địa phƣơng đã chứng minh đƣợc rằng tài nguyên nƣớc sẽ đƣợc quản lý tốt hơn nếu có sự tham gia của cộng đồng trong quá trình ra quyết định. Gần đây, một trong 6 tuyên bố chính thức của Hội nghị quốc tế về nƣớc ngọt ở CHLB Đức (2001) đã xác nhận tầm quan trọng của quản lý dựa vào cộng đồng rằng: “Phi tập trung hóa là cốt lõi. Địa phương là nơi để chính sách quốc gia đáp ứng nhu cầu của cộng đồng”.
* Khái niệm: Quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng động là một quá trình
trong đó cộng đồng chính là trung tâm của hệ thống quản lý nƣớc có hiệu quả. Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phƣơng, quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nƣớc, thể chế và năng lực địa phƣơng, và cơng nghệ đƣợc sử dụng. Mơ hình này có thể xác lập dƣới dạng các hội ngƣời tiêu dùng và các nhóm hành động cộng đồng ở khu vực thành thị cho đến các nhóm sử dụng nƣớc và hợp tác xã thủy lợi ở vùng nông thôn (Bandaragoda 2005).
* Nguyên tắc cốt lõi của quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng là sự
tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch, vận hành, duy trì các hệ thống cấp nƣớc mà cộng đồng đƣợc hƣởng lợi.
Theo Molle (2005), sự tham gia này có thể đƣợc xem nhƣ một công cụ (để quản lý tốt hơn) hoặc một quá trình (để trao quyền cho cộng đồng).
Theo Madeleen (1998), quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng có 3 khía cạnh chính là trách nhiệm, quyền lực và kiểm soát.
Trách nhiệm: cộng đồng tham gia làm chủ (có quyền sở hữu) và có nghĩa vụ
tham dự vào hệ thống cấp nƣớc để đảm bảo việc vận hành và duy trì thành cơng.
Quyền lực: với tƣ cách vừa là ngƣời sử dụng, vừa là ngƣời quản lý tài nguyên
nƣớc, cộng đồng có quyền hợp pháp để ra những quyết định liên quan đến kiểm sốt, vận hành và duy trì tài ngun nƣớc và hệ thống cấp nƣớc đi kèm.
Kiểm soát: cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định đƣợc kết quả từ các
quyết định của mình có liên quan đến hệ thống. Khía cạnh này chính là đề cập đến năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân cơng và tài chính, cũng nhƣ sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện và duy trì tính bền vững của hệ thống cung cấp nƣớc.
Một bƣớc tiến khi quản lý tài nguyên nƣớc dựa vào cộng đồng đƣợc chính thức đề xuất trong Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 đã
đƣợc phê duyệt theo Quyết định 81/2006/QD-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 14 tháng Tƣ năm 2006 (Cục BVMT, 2006). Chiến lƣợc này nhìn nhận sự tham gia của cộng đồng là một biện pháp chính đảm bảo việc quản lý và sử dụng tài nguyên nƣớc bền vững. Chiến lƣợc này nhấn mạnh:
+ Huy động sự tham gia của nhân dân nhằm bảo vệ tài nguyên nƣớc, đặc biệt là ở các thành phố lớn, vùng đông dân cƣ và các vùng đang bị ô nhiễm nguồn nƣớc nghiêm trọng;
+ Xây dựng các cơ chế phù hợp huy động khả năng của cộng đồng trở thành những ngƣời hỗ trợ chính cho việc giám sát bảo vệ nguồn nƣớc và ngăn chặn các hành vi tiêu cực làm cho nguồn nƣớc bị ô nhiễm và suy thóai;
+ Tăng cƣờng sự tham gia của các tổ chức và cá nhân trong quá trình lập kế hoạch, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các kế hoạch lƣu vực sông và dự án về tài nguyên nƣớc.
1.2.4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nước thải
Để bảo vệ tài nguyên nƣớc (TNN), cũng nhƣ thống nhất việc quản lý nƣớc thải, Quốc hội đã thơng qua Luật TNN (năm 2012); Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chiến lƣợc quốc gia về TNN đến năm 2020. Việt Nam hiện là thành viên của Công ƣớc Liên hợp quốc về Luật Sử dụng các nguồn nƣớc liên quốc gia cho mục đích giao thông thủy, nhằm thống nhất quản lý nguồn nƣớc thải. Có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc ban hành quy định nội dung quản lý môi trƣờng nƣớc thải sản xuất.
Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2015. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ
mơi trƣờng; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trƣờng; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trƣờng. Luật này đã hƣớng dẫn thực hiện chính sách ƣu đãi, hỗ trợ của Nhà nƣớc trong lĩnh vực xử lý nƣớc thải. Tại Điều 7 đã qui định một trong những hành vi bị nghiêm cấm đó là thải chất thải chƣa đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nƣớc và khơng khí. Và điều 70 đã qui định các làng nghề phải đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trƣờng đồng thời qui định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh có làng nghề sản xuất.
Luật tài nguyên nƣớc 2012 tại điều 42, 43 cũng khẳng định rõ: Nhà nƣớc
khuyến khích, ƣu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ xử lý nƣớc thải.
Hƣớng dẫn thực hiện chính sách ƣu đãi, hỗ trợ của Nhà nƣớc trong lĩnh vực xử lý nƣớc thải theo quy định tại Luật bảo vệ môi trƣờng 2013 và Luật tài nguyên nƣớc 2012.
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về
thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải. Nguyên tắc chung quản lý thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải đó là ngƣời gây ơ nhiễm phải trả tiền xử lý ơ nhiễm, nguồn thu từ dịch vụ thốt nƣớc và xử lý nƣớc thải phải đáp ứng từng bƣớc và tiến tới bù đắp chi phí dịch vụ thốt nƣớc.
Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải. Đối tƣợng chịu phí bảo vệ mơi trƣờng theo quy định tại Nghị định này là nƣớc thải công nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt. Nƣớc thải công nghiệp là nƣớc từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trƣờng. Căn cứ khung mức thu phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng quy định cụ thể mức thu phí cố định và mức thu đối với từng chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp; hƣớng dẫn việc xác định số phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp phải nộp của đối tƣợng nộp phí.
1.2.5. Biện pháp quản lý mơi trường nước thải sản xuất
Có rất nhiều cơng cụ, biện pháp để quản lý môi trƣờng nƣớc thải sản xuất. Thƣờng quản lý mơi trƣờng thơng qua các chính sách.
Chính sách là phƣơng sách, sách lƣợc và kế hoạch cụ thể nhằm đạt mục đích nhất định dùng trong khi cầm chính quyền. Để quản lý môi trƣờng nƣớc thải sản xuất cần thơng qua các chính sách.
Thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ mơi trƣờng nƣớc đƣợc xây dựng và hồn thiện theo hƣớng lồng ghép hữu cơ giữa quản lý nhà nƣớc về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng (BVMT) và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã góp phần khơng nhỏ vào việc thiết lập một hệ thống các cơng cụ quản lý mơi trƣờng nói chung và mơi trƣờng nƣớc nói riêng. Các nội dung về bảo vệ môi trƣờng nƣớc đƣợc đề cập đến trong rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ: Luật Bảo vệ môi trƣờng; Luật Tài nguyên nƣớc; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Bảo vệ rừng và phát triển rừng; Luật Đất đai; Luật Di sản văn hoá; Luật Khoáng sản; Luật Du lịch,... Bên cạnh đó, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản dƣới luật liên quan đến quản lý chất lƣợng nƣớc, ví dụ nhƣ các văn bản về: quản lý lƣu vực sơng, kiểm sốt ơ nhiễm, quan trắc mơi trƣờng, đánh giá tác động mơi trƣờng, phí BVMT đối với nƣớc thải…
Trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, Luật Bảo vệ môi trƣờng và Luật Tài nguyên nƣớc là hai văn bản luật quan trọng nhất về bảo vệ mơi trƣờng nƣớc. Phần dƣới đây sẽ trình bày tóm tắt các nội dung liên quan đến quản lý chất lƣợng nƣớc đƣợc quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
a) Các văn bản luật
Luật Bảo vệ môi trường - số 55/2014/QH13. Luật này đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ mơi trƣờng; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trƣờng; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trƣờng. Luật này đã hƣớng dẫn thực hiện chính sách ƣu đãi, hỗ trợ của Nhà nƣớc trong lĩnh vực xử lý nƣớc thải
Tại Điều 5, Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2015 qui định chính sách của Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng: Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trƣờng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cƣơng và văn hóa bảo vệ mơi trƣờng. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lƣợng sạch và năng lƣợng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ƣu tiên xử lý vấn đề môi trƣờng bức xúc, ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trƣờng nguồn nƣớc; chú trọng bảo vệ môi trƣờng khu dân cƣ; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tƣ cho bảo vệ mơi trƣờng; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trƣờng trong ngân sách với tỷ lệ tăng dần theo tăng trƣởng chung; các nguồn kinh phí bảo vệ môi trƣờng đƣợc quản lý thống nhất và ƣu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm trong bảo vệ môi trƣờng...
Tại Điều 6, Luật bảo vệ môi trƣờng qui định những hoạt động bảo vệ mơi trƣờng đƣợc khuyến khích: Truyền thơng, giáo dục và vận động mọi ngƣời tham gia bảo vệ mơi trƣờng, giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa
dạng sinh học. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, khu dân cƣ thân thiện với mơi trƣờng. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng của cộng đồng dân cƣ. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh mơi trƣờng, xóa bỏ hủ tục gây hại đến mơi trƣờng. Đóng góp kiến thức, cơng sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng; thực hiện hợp tác công tƣ về bảo vệ môi trƣờng.
Tại Điều 7, Luật bảo vệ môi trƣờng qui định những hành vi bị nghiêm cấm: Thải chất thải chƣa đƣợc xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nƣớc và khơng khí. Đƣa vào nguồn nƣớc hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chƣa đƣợc kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con ngƣời và sinh vật. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào khơng khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vƣợt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. Gây tiếng ồn, độ rung vƣợt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng. nguy hiểm về môi trƣờng đối với con ngƣời.Che giấu hành vi hủy hoại môi trƣờng, cản trở hoạt động bảo vệ môi trƣờng, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trƣờng. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vƣợt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trƣờng.
Luật Tài nguyên nước - số 17/2012/QH13, ngày 21 tháng 6 năm 2012: Luật
Tài nguyên nƣớc đầu tiên đƣợc ban hành năm 1998, năm 2012 Luật Tài nguyên nƣớc đã đƣợc sửa đổi bao gồm 10 chƣơng với 79 điều, trong đó có 03 chƣơng liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trƣờng nƣớc.
Luật Tài nguyên nƣớc 2012 đề cập đến nội dung bảo vệ tài nguyên nƣớc, Luật đã có những quy định cụ thể về các biện pháp phịng, chống ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nƣớc và ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nƣớc; quy định giám sát tài nguyên nƣớc, các hoạt động khai thác, sử dụng nƣớc và xả nƣớc thải vào
nguồn nƣớc, bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; quy định hành lang bảo vệ nguồn nƣớc, các biện pháp bảo vệ lịng, bờ, bãi sơng, bảo đảm sự lƣu thơng của dịng chảy… nhằm kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ gây ơ nhiễm, suy thối, cạn kiệt nguồn nƣớc để bảo vệ số lƣợng, chất lƣợng của nguồn nƣớc và bảo vệ các dịng sơng.
b) Các văn bản dƣới luật
Để hƣớng dẫn thực hiện các Luật nêu trên, Chính phủ, Bộ Chính trị và Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành các Nghị định, Nghị quyết và Quyết định quy định chi tiết các nội dung, yêu cầu của Luật Tài nguyên nƣớc, Luật Bảo vệ môi trƣờng và một số luật khác có liên quan. Một số Nghị định, Nghị quyết và Quyết định chính liên quan đến bảo vệ mơi trƣờng nƣớc đƣợc trình bày dƣới đây.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 Quy định về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng và Thông tƣ số 26/2011/ TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/ NĐ-CP.
Nghị định 29/2011/ NĐ-CP quy định các nội dung về đánh giá tác động môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động mơi trƣờng, cam kết BVMT trong đó có quy định thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng của Bộ Tài nguyên và Mơi trƣờng (TNMT) và các Bộ khác. Theo đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ TNMT.
- Nghị định số: 154/2016/NĐ-CP, ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ qui định về phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc thải. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ mơi trƣờng đối với nƣớc