Thực tiễn công tác DĐĐT tại huyện Mỹ Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3 Thực tiễn công tác DĐĐT tại huyện Mỹ Đức

2.3.1. Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Mỹ Đức đến năm 2030 gắn liền với quy hoạch xây dựng nông thôn mới

* Về tổng thể với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, huyện Mỹ Đức đƣợc phân làm 2 tiểu vùng đặc trƣng:

- Tiểu vùng I (tiểu vùng phía Đơng): Gồm 12 xã, thị trấn ven sơng Đáy. Chủ yếu phát triển các hoạt động NN nhƣ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề….với trung tâm là đô thị Đại Nghĩa.

- Tiểu vùng II (tiểu vùng phía Tây): gồm 10 xã phía Tây của huyện Mỹ Đức. Chủ yếu là phát triển du lịch; cây ăn quả; chăn nuôi; trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Trung tâm của vùng là đô thị cƣ̉a ngõ An Phú.

* Về phát triển đô thị:

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng để thị trấn Đại Nghĩa trở thành đô thị loại IV trong giai đoạn sau năm 2030.

- Giai đoạn năm 2015 -2020 xây dựng cơ sở hạ tầng xã Hƣơng Sơn trở thành trung tâm du lịch – lễ hội có chức năng chính là dịch vụ, du lịch và thƣơng mại. Giai đoạn sau năm 2020-2030 và sau 2030 xây dựng cơ sở hạ tầng xã An Mỹ và xã Hợp Tiến trở thành đơ thị loại V với vai trị dịch vụ, du lịch và trung tâm vùng phía Bắc huyện.

* Về phát triển khu vực nông thôn:

Xây dựng nông thôn mới trên tinh thần phát huy nội lực của cộng đồng, ý chí tự chủ, tự lực, tự cƣờng của nhân dân là chính, kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và phù hợp với điều kiện cơ sở, nhằm đáp ứng yêu cầu CNH HĐH, vừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển môi trƣờng bền vững.

2.3.2. Tổ chức thực hiện DĐĐT

Để khắc phục những hạn chế của tình trạng ruộng đất manh mún, nâng cao hiệu quả sử dụng đất NN, đảm bảo đúng quy định của Luật đất đai hiện hành, không làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của ngƣời sử dụng đất, giữ vững tình hình an ninh chính trị tại địa phƣơng Huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết số 10- NQ/ HU, ngày

01/10/2003 của Ban thƣờng vụ Huyện uỷ Mỹ Đức về DĐĐT, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và Thông báo số 11-TB/ HU của Thƣờng vụ Huyện uỷ về hỗ trợ kinh phí cho cơng tác dồn ơ đổi thửa trên địa bàn huyện Mỹ Đức; Uỷ ban nhân dân huyện ra Quyết định số 919/2004/QĐ - UB, ngày 07/9/2004 về thành lập Ban chỉ đạo dồn điển đổi thửa và ban hành Kế hoạch số 438/ KH - UB, ngày 17/10/2003 về công tác chuyển đổi đất NN từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, gắn với công tác quy hoạch sử dụng đất. Trên địa bàn Huyện, một số xã đã thực hiện DĐĐT, đạt đƣợc kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí nhỏ, tồn bộ sản phẩm của quá trình dồn đổi ruộng (bản đồ, số mục kê, kiểm kê đất đai, sơ đồ giao ruộng...) lƣu trữ dƣới dạng file giấy. Từ khi có quyết định 800/ QĐ- TTG ngày 4 tháng 6 năm 2010 phê duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới 2010- 2020, trong số 19 tiêu chí có tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch (1), giao thông (2), thủy lợi (3), cơ cấu lao động (12), hình thức sản xuất (13), mơi trƣờng (15), việc lập phƣơng án DĐĐT đất NN của các xã tiếp tục kế thừa sản phẩm cũ (năm 2003- 2004) và phải gắn liền với các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới này.

a. Định hướng chung của huyện Mỹ Đức chỉ đạo thực hiện công tác DĐĐT

- Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn đã thực hiện:

+ Thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng Đề án dồn ô đổi thửa của xã, thị trấn; + Tổ chức cho cán bộ 22 xã, thị trấn, với 120 lƣợt ngƣời đi tham quan học tập tại thơn Quất Động xã Phƣơng Tú – Huyện Ứng Hồ;

+ Một số xã, thị trấn đã tổ chức làm điểm ở thơn sau đó nhân ra diện rộng nhƣ xã: Tuy Lai, An Mỹ, Phúc Lâm, Lê Thanh, TT Đại Nghĩa, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Đốc Tín, An Tiến.

Quan điểm đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các chủ thể tham gia DĐĐT phải đạt đƣợc những yêu cầu, nguyên tắc dƣới đây :

- Chuyển đổi ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, từng bƣớc cải tạo nâng cấp, xây dựng mới hệ thống tƣới tiêu, giao thông thủy lợi nội đồng đảm bảo tính khoa học, thiết thực hiệu quả trên cơ sở đó hình thành những vùng sản xuất tập trung chuyên canh, đẩy mạnh kinh tế trang trại, mơ hình lúa - cá hoặc chun ni trồng thủy sản;

- Việc quy hoạch ruộng đất phải thể hiện rõ quỹ đất cơng ích của địa phƣơng để sử dụng vào mục đích: Đất giãn dân, đất giao thơng thủy lợi, đất xây dựng các cơng trình phục vụ sản xuất, phúc lợi xã hội, theo đúng vị trí đã đƣợc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại các thôn trên địa bàn xã.

- Từng thửa ruộng sau chuyển đổi phải tiếp giáp với đƣờng giao thông nội đồng nhằm đảm bảo tính cơng bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng phƣơng tiện cơ giới tạo sức hút cho các nhà doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu liên doanh, liên kết với ngƣời sử dụng đất sản xuất NN cũng nhƣ việc vận chuyển các sản phẩm trực tiếp về thu mua nông sản sau quy hoạch của nông dân.

- Việc giao ruộng tuân thủ nguyên tắc giao đủ số diện tích các hộ đƣợc chia theo Nghị định 64/1993/NĐ - CP đang quản lý, sử dụng theo quy định tại phƣơng án chuyển đổi đã đƣợc phê duyệt trƣớc đây (Tuy nhiên, sau chuyển đổi có thể có hộ gia đình đƣợc giao diện tích lớn hơn hoặc nhỏ hơn diện tích đã giao theo Nghị định 64/1993/NĐ - CP của Chính phủ với lý do đã chuyển nhƣợng một phần diện tích đất NN hoặc đã đƣợc đền bù, hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tƣ; nhận chuyển nhƣợng đất NN của hộ khác...). Những diện tích đất NN đã đƣợc quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tƣ nhƣng chƣa kiểm kê lập phƣơng án GPMB thì đƣợc giữ nguyên cho các hộ, không đƣa vào đối tƣợng chuyển đổi ruộng đất.

- Các chính sách của thơn, xã phải mang tính chung nhất phù hợp với ý nguyện của đại đa số nhân dân thể hiện tính khoa học, pháp lý, cơng khai dân chủ và tính nhân đạo nhằm giải quyết cơ bản các mối quan hệ trong quá trình chuyển đổi ruộng đất:

+ Trong quá trình thực hiện phải thể hiện rõ sự quan tâm đối với các đối tƣợng chính sách, ngƣời độc thân, đối tƣợng già yếu neo đơn... nên quy hoạch vào vùng tƣơng đối thuận tiện cho việc sản xuất NN;

+ Nếu thôn có đủ quỹ đất cơng ích để cân đối, Tiểu ban tổ chức rà soát, kiểm tra phân loại cụ thể diện tích từng vùng, xứ đồng trên cơ sở đó đƣa ra hệ số điều chỉnh, hệ số điều chỉnh phải lớn hơn 1 để áp dụng cho diện tích xấu, diện tích xa.

+ Khi tính hệ số điều chỉnh cần tuân thủ theo quy trình (Tiểu ban dự kiến hệ số chênh lệch diện tích đƣa ra dân bàn bạc thống nhất tại hội nghị thôn, Ban chỉ đạo xã xem xét và quyết định phê duyệt);

+ Việc xây dựng các chính sách cho cơng tác chuyển đổi ruộng đất phải đƣợc Ban chỉ đạo xã dự kiến xây dựng trên điều kiện thực tế tại địa phƣơng để thơng qua tồn thể nhân dân và đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ mới trình Đảng ủy, HĐND và UBND xã quyết định bằng văn bản.

- Thống nhất lấy địa bàn thôn làm đơn vị chuyển đổi, lấy đơn vị xã làm đơn vị cân đối diện tích đất NN tồn xã để phá thế cài răng lƣợc giữa ruộng đất của các hộ giải quyết việc ghép nhóm của các ngƣời khác thôn nhƣng muốn hợp tác với nhau. Mục tiêu phấn đấu sau chuyển đổi mỗi hộ gia đình chỉ cịn từ 1 - 2 thửa đất NN.

Tùy thuộc vào thực tế địa hình, phân bổ xứ đồng mà các xã lập các phƣơng án DĐĐT khác nhau trên nguyên tắc chỉ đạo chung của Huyện.

b. Phương án DĐĐT của 3 xã điểm trong địa bàn nghiên cứu

 Phƣơng án DĐĐT của xã Phù Lƣu Tế

o Mục đích- Yêu cầu- Nguyên tắc chuyển đổi ruộng Mục đích :

- Tiết kiệm thời gian, công sức lao động.

- Tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất CNH, HĐH NN nơng thơn.

- Thuận tiện cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất NN

- Cấp GCNQSDĐ cho các hộ. Yêu cầu :

- Mỗi hộ có 1- 2 thửa ruộng.

- Gắn với quy hoạch sử dụng đất của xã, gắn với san gò, lấp trũng, cải tạo ruộng.

Nguyên tắc :

- Dân chủ, tự nguyện cùng có lợi, đồn kết giúp đỡ nhau nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Ổn định diện tích theo đội sản xuất.

- Giữ nguyên số khẩu, số hộ và diện tích đã giao đến ngày 15/10/1993, có điều chỉnh năm 1995.

- Ổn định diện tích quỹ đất 5% của ngân sách xã.

- Khuyến khích các hộ nhận 1 thửa đồng xa, đất xấu trƣớc hoặc chuyển đổi mơ hình kinh tế khu ruộng (Củ Hạ, Củ Thuợng, Giếng Nâu).

- Nên vận động các hộ cùng dịng họ, cùng xóm, anh em, bố con thoả thuận bàn bạc với nhau ghép thành từng nhóm nhận lơ lớn, sau đó các hộ tự chia nhau.

- Quá trình giao ruộng hợp tác xã cử ngƣời đo từng thửa và giao từng hộ. - Căn cứ vào bản đồ vẽ sơ đồ những ô thửa lớn và các thửa ruộng của các hộ, ghi số liệu cạnh thửa, đánh số thửa từng mảnh bản đồ, tiến hành lập sổ mục kê, các tài liệu quan trọng liên quan và cấp GCNQSDĐ cho các hộ theo quy trình phạm vi.

o Dự thảo phƣơng án dự phòng nhà nƣớc

- Mở đuờng trƣớc khi chia dồn ruộng : Để đảm bảo diện tích ruộng của các khẩu trƣớc khi dồn ruộng, hiện tại mỗi khẩu là 1 sào 5 thƣớc, nay mỗi khẩu bớt lại 1 thƣớc để mở đƣờng, còn chia mỗi khẩu là 1 sào 4 thƣớc ruộng.

- Đề đảm bảo an toàn lƣơng thực và cuộc sống sau khi nhà nƣớc mở đƣờng, ruộng tuyến 1 các cơ sở để dự phòng ở đồng Kênh, ruộng tuyến 2 để ở Bực Lầm.

o Phƣơng án

a. Tổng diện tích canh tác chia cho 1 khẩu : 1 sào 6 thƣớc ruộng. Trong đó: - Diện tích cấy lúa 1 sào 4 thƣớc / 1khẩu.

- Diện tích gieo mạ 1 thƣớc /khẩu. - Diện tích màu : 1 thƣớc / khẩu.

b. Các tuyến ruộng : gồm 2 tuyến ruộng cấy, mạ 1 tuyến, màu 1 tuyến. Tuyến ruộng cấy gồm :

Tuyến I : Chia cả diện tích đất màu với tổng diện tích 590 mẫu, 9 sào, 5 thƣớc. Bao gồm các xứ đồng: Bãi Thƣợng, Bãi Hạ, Cầu Thú Y, Cả, Dọn, Sen, Cầu 19, Mơ, Bờ Hè, Trạm Xá, Dinh, Máy Kéo, Vàng, Đƣờng Phát, Đƣờng Đá, Sung San, Cửa, Dỡ, Xép, Phó Thâm, Bác, Kênh, Blu, Sâu Ra, Thấm.

Tuyến 2 : Tổng diện tích 341 mẫu 9 sào 9 thƣớc. Bao gồm các xứ đồng: Blu, Đƣờng Dẫn, Sâu Ra Trầm, Cửa Chéo, Bờ Le, Chân Tràng, Đồng Năng, Cửa Vuông, Củ Hạ, Giếng Nâu.

Tuyến mạ: Gồm các xứ đồng: Dỡ, Bác Thƣợng, Bác Hạ với tổng diện tích

là 65 mẫu 4 sào, 8 thƣớc.

Tuyến màu: Gồm các xứ đồng: Nền Đình, Lốc, Ao Họ, Nhà Gà, Sung San

Trong, Dinh, Bãi Dừa. Tổng diện tích là 7 mẫu 8 sào 3 thƣớc.

 Phƣơng án DĐĐT của xã Mỹ Thành o Mục tiêu

Trong năm 2012 hoàn thành việc DĐĐT trên địa bàn xã.

Dồn quỹ đất cơng vào vùng tập trung, hình thành vùng sản xuất tập trung, giảm số thửa trên hộ còn từ 1-2 thủa đất lúa/ hộ. Tạo điều kiện đầu tƣ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất NN, từng bƣớc cơ giới hóa NN nơng thơn.

Tạo quỹ đất cơng ích vào vùng tập trung nằm trong quy hoạch liền kề khu dân cƣ, thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 nhằm mục đích đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, phục vụ lợi ích quốc gia và mục đích cơng cộng.

Tạo hành lang pháp lý để nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo thẩm quyền, thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy CNQSD đất, đảm bảo lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng đất đƣợc nhà nƣớc giao theo quy định của pháp luật.

o Phƣơng án

a. Quy hoạch vùng sản xuất của xã (theo quy hoạch và Đề án nông thôn mới) - Vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung 120 ha gồm các xứ đồng :

+ Đồng Phủ Yên, Vòng Giữa, Vòng, Đồng Quan, Đồng, Chân Hai. - Vùng 2 lúa- 1 vụ đông 227.98 ha, gồm các xứ đồng :

+ Khu 24 Mẫu, Phủ Yên, Cửa Chùa; Ruộng Chiêm, Trại Chăn Nuôi, Chân Cái, Tam bảo, Vòng Giữa, Vịng Dƣới, Đƣờng Cháy, Sơng Cả, Cây Và , Đồng Quan, Đồng Miếu, Đồng Chùa, Đồng Hạ, Chân Hai, Đồng Đào, Đƣờng Lẽ.

- Vùng 1 lúa - 1 cá : 30.1 ha gồm các xứ đồng : Tuy Lai, Đồng Trái, Đồng Bèn, Đồng Hạ, Vƣờn Bà.

- Khu chăn ni tập trung : khơng có. - Vùng 2 lúa kết hợp chăn ni : Khơng có.

Thơng báo cho các hộ có nhu cầu sản xuất đăng ký tham gia vào các vùng đó, khuyến khích anh em cùng dịng họ nhận cùng chung 1 vùng để thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu giống, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, cơ giới hóa vào sản xuất để tăng giá trị/ đơn vị diện tích.

Phƣơng án DĐĐT đƣợc thực hiện nhƣ sau :

- Vùng 1 thửa/ Hộ gồm : 68 hộ= 272 khẩu, diện tích 41.8 ha. - Vùng 2 thửa/ hộ= 3409 khẩu, diện tích 192.64 ha.

b. Diện tích để quy hoạch GTNĐ là 4.27 ha

- Xây mới+ nâng cấp mở rộng giao thông nội đồng : 3ha. - Xây mới và nâng cấp hệ thống thủy lợi : 1.27ha.

c. Diện tích để quy hoạch cơng trình phục lợi xây dựng nơng thơn mới : 6.38 ha.

d. Diện tích dành cho cơng trình phục vụ đời sống dân sinh : 2.2 ha.

 Phƣơng án DĐĐT của xã Đốc Tín o Mục tiêu:

- Quý 4 năm 2013 hoàn thành việc DĐĐT trên địa bàn xã Đốc Tín, mục tiêu cơ bản chủ yếu đạt đƣợc là:

- Có quỹ đất để xây dựng mới và mở rộng các tuyến đƣờng giao thông, thủy lợi nội đồng và phục vụ các cơng trình phúc lợi xã hội đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định xây dựng Nơng thơn mới.

- Hình thành các vùng sản xuất tập trung, giảm số thửa trên hộ, phấn đấu có khoảng 70% số hộ có 1 thửa ruộng canh tác lúa.

o Phƣơng án DĐĐT

- Tổng diện tích đất NN của xã Đốc Tín phải DĐĐT là: 176,53 ha.

- Trên cơ sở quỹ đất sản xuất NN hiện có của thơn, xóm (trừ các khu vực đã quy hoạch cho cơ sở hạ tầng xây dựng Nông thôn mới), các tiểu ban chỉ đạo và thực hiện DĐĐT ở thơn, xóm lập Phƣơng án kế hoạch thực hiện của đơn vị cơ sở mình.

- Khi lập kế hoạch cần xem xét và đề ra nhiều phƣơng án để lựa chọn phƣơng án cho phù hợp. Do điều kiện đất sản xuất NN của xã khơng đồng đều, có

đất màu và đất lúa, địa hình cao - thấp không bằng phẳng, thổ nhƣỡng tốt - xấu đan xen lẫn lộn.

- Có thể sử dụng phƣơng án không quy đổi đối với các loại ruộng đất trung bình - đồng đều, những hộ có dƣới 1000 m2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)