Đánh giá tính đầy đủ về nội dung dữ liệu địa chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

2.2. Đánh giá tính đầy đủ về nội dung dữ liệu địa chính

2.2.1. Dữ liệu khơng gian địa chính

Thơng tƣ 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính đã chỉ rõ dữ liệu khơng gian địa chính là dữ liệu về vị trí, hình thể của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; dữ liệu về hệ thống thủy văn, hệ thống thủy lợi; hệ thống đƣờng giao thông; dữ liệu về điểm khống chế; dữ liệu về biên giới, địa giới; dữ liệu về địa danh và ghi chú khác; dữ liệu về đƣờng chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác, chỉ giới hành lang an tồn bảo vệ cơng trình.

Huyện Phú Xun có 28 xã và thị trấn, năm 1982 tất cả các xã và thị trấn đều đƣợc đo vẽ bản đồ giải thửa. Từ năm 1991 đến năm 1996, tiến hành đo vẽ lại bản đồ địa chính gần nhƣ tất cả các xã, các bản đồ địa chính đều đƣợc thành lập ở tỷ lệ

1:1000 và ở dạng giấy. Tuy nhiên các bản đồ này có độ chính xác khơng cao, tất cả đều ở dạng giấy chứ chƣa có dạng số, một số xã cũng đã tiến hành số hóa từ bản đồ giấy nhƣng mục đích cũng chỉ để tham khảo. Nhƣ vậy bản đồ địa chính ở giai đoạn này nội dung còn nghèo nàn, chủ yếu thể hiện ranh giới các thửa đất, độ chính xác thấp không đáp ứng đƣợc các yêu cầu quản lý hiện nay.

Từ năm 2000 đến năm 2002, 10 xã trên địa bàn huyện đã tiến hành đo vẽ lại bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bằng cơng nghệ tồn đạc điện tử. Năm 2008, tiếp tục đo mới bản đồ địa chính cho 2 xã là xã Thụy Phú và xã Văn Nhân. Các bản đồ địa chính đƣợc đo vẽ trong giai đoạn này chủ yếu là cho đất ở cịn đất canh tác thì vẫn chƣa tiến hành đo (ngoại trừ xã Bạch Hà là đƣợc đo vẽ toàn bộ cả đất ở và đất canh tác). Nhìn chung, các bản đồ đƣợc thành lập trong giai đoạn này có độ chính xác cao và tất cả đều đƣợc lƣu trữ dƣới dạng số. Tuy nhiên, các nội dung trong bản đồ địa chính cịn thiếu rất nhiều, mới chỉ có các thơng tin về ranh giới thửa đất, số thửa và diện tích thửa đất, ngồi ra khơng có thơng tin nào khác.

Từ năm 2012 đến năm 2014, thực hiện chủ trƣơng chính sách của Nhà nƣớc về dồn điền đổi thửa xây dựng nông thôn mới, huyện đã chủ trƣơng đo vẽ bản đồ số cho toàn bộ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhƣng đến nay vẫn chƣa đƣợc nghiệm thu vì cịn một số vƣớng mắc tại địa phƣơng.

Năm 2014, UBND huyện đã xin kinh phí thành phố đo vẽ lại bản đồ địa chính trên tồn bộ địa bàn huyện. Hiện nay, đang triển khai đo thí điểm cả đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp ở 03 xã là xã Phú Túc, xã Hoàng Long và xã Đại Xuyên nhƣng vẫn chƣa nghiệm thu.

2.2.2. Dữ liệu thuộc tính địa chính

Hiện nay, huyện Phú Xuyên chỉ quản lý sổ địa chính và sổ đăng ký biến động trên giấy khổ A3 và vẫn chƣa có dạng số. Chính vì vậy mà lƣợng thơng tin đƣợc quản lý tại huyện là rất ít, chỉ có một số các thơng tin nhƣ họ tên chủ sử dụng, họ tên ngƣời đồng sử dụng, tính pháp lý của thửa đất,… Ở địa bàn các xã, để thuận tiện cho việc quản lý thì các xã vẫn tự xây dựng các file sổ dƣới dạng file Excel. Tuy

nhiên, các mẫu sổ chƣa có sự thống nhất giữa các xã và các thông tin chỉ mang tính lƣu trữ, tổng hợp để làm các báo cáo.

Nhìn chung, so với yêu cầu nội dung của dữ liệu thuộc tính địa chính thì các thơng tin địa chính đang đƣợc quản lý hiện thời tại huyện Phú Xun cịn thiếu rất nhiều, đặc biệt các thơng tin mới chỉ đƣợc quản lý ở dạng giấy và vẫn chƣa có dạng số, điều này dẫn đến khó khăn trong cơng tác quản lý cũng nhƣ cập nhật biến động sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)