Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ SƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

2.6. Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn nghiên cứu

Nhìn chung, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo thƣờng xuyên của Thƣờng trực huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan quản lý chuyên môn, trong thời gian qua, công tác quản lý đất đai đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt, đặc biệt là kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua đã tăng so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại hạn chế, ngoài những yếu tố kể trên là:

- Công tác quản lý và sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn lỏng lẻo, chƣa bám sát đƣợc tình hình biến động dẫn đến việc xác định nguồn gốc đất, diện tích sử dụng gặp nhiều khó khăn.

- Cơng tác giao, cấp đất tại các xã, thị trấn cịn nhiều thiếu sót nhƣ cấp khơng đúng vị trí, sai hình thể,…

- Hệ thống hồ sơ tài liệu lƣu trữ đã cũ nát, không đảm bảo thông tin để giải quyết cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện tại. Đặc biệt cịn 13 xã hiện nay chƣa có bản đồ địa chính chính quy gây khó khăn cho việc triển khai hồn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.

Chính vì vậy vấn đề cần đặt ra là huyện cần chú trọng đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính cũng nhƣ hồ sơ sổ sách để làm cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai,…

Sau khi hợp nhất Hà Tây với Hà Nội theo Nghị Quyết của Quốc hội (khóa XII) huyện Phú Xuyên trở thành cửa ngõ phía Nam của Thủ đơ Hà Nội và đƣợc định hƣớng phát triển trở thành đô thị công nghiệp, đầu mối giao thơng, trung chuyển hàng hóa; đơ thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ đơ, đầu mối của các hành lang giao thông quốc gia (Quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc-Nam, tuyến giao thông kết nối vùng Tây Bắc - Hải Phòng; Đỗ Xá - Quan Sơn – Hịa Bình và hê ̣ thớng đƣờng thủy sông Hồng). Huyện luôn nhận đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo và các sở, ban, ngành của Thành phố, đây là điều kiện thuận lợi mới, nguồn lực mới để Phú Xuyên có cơ hội phát triển nhanh hơn cụ thể là:

- Phú Xuyên đƣợc xác định là đô thị vệ tinh với chức năng là đô thị cơng nghiệp, đầu mối giao thơng, trung chuyển hàng hóa vì vậy huyện có khả năng phát triển các khu cơng nghiệp chế biến hỗ trợ vùng nơng nghiệp phía Nam Hà Nội, các khu cơng nghiệp đón nhận tồn bộ cơng nghiệp tại Hà Tây cũ và nội thành Hà Nội và liên kết với hệ thống khu cụm công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) tiếp giáp với Thủ đơ Hà Nội.

- Phú Xun cịn là đơ thị sinh thái vì vậy việc phát triển đô thị gắn với hệ thống mặt nƣớc liên hồn (để khắc phục địa hình thấp trũng), giải quyết việc thốt nƣớc mặt, tƣới tiêu nông nghiệp và tạo dựng cảnh quan đặc trƣng vùng phía Nam Hà Nội.

Để thực hiện đƣợc định hƣớng đó thì yếu tố quy hoạch sử dụng đất nói riêng và quản lý đất đai nói chung trên địa bàn huyện là rất quan trọng. Điều đó địi hỏi cần có những ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý để phục vụ việc sử dụng đất đai hiệu quả hơn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ đang ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng CSDL địa chính là điều tất yếu. CSDL địa chính đƣợc hồn thiện sẽ là nền tảng để phát triển CSDL đất đai, CSDL tài nguyên môi trƣờng, tạo điều kiện liên kết với nhiều ngành kinh tế xã hội khác.

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Các căn cứ đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Để đề xuất giải pháp xây dựng CSDL địa chính cho huyện Phú Xuyên, một mặt cần phân tích rõ hiện trạng dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính huyện đang quản lý hiện nay. Mặt khác, việc xây dựng CSDL địa chính cần tuân thủ theo đúng các quy định quy phạm pháp luật hiện hành. Các văn bản pháp lý, kỹ thuật cần tuân theo khi tiến hành xây dựng CSDL địa chính đƣợc liệt kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các văn bản pháp lý trong xây dựng CSDL địa chính

STT Văn bản Giải thích

1 Thơng tƣ 17/2010/TT- BTNMT

Thông tƣ số 17/2010/TT-BTNMT ngày 4/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về Quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính.

2

Cơng văn 1159/TCQLĐĐ- CĐKTK

Cơng văn số 1159/TCQLĐĐ–CĐKTK của Tổng Cục Quản lý đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng ngày 21 tháng 9 năm 2011 về việc hƣớng dẫn xây dựng CSDL địa chính.

3 Thơng báo

106/BTNMT-CNTT

Thơng báo số 106/BTNMT-CNTT ngày 12 tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc thông báo danh sách các phần mềm đủ điều kiện ứng dụng trong công tác xây dựng và khai thác CSDL đất đai.

4

Công văn 529/TCQLĐĐ- CĐKTK

Công văn số 529/TCQLĐĐ – CĐKTK ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Tổng cục quản lý đất đai về sao và quét GCN, hồ sơ cấp GCN để xây dựng CSDL địa chính.

5 Thơng tƣ 04/2013/TT- BTNMT

Thông tƣ số 04/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định về xây dựng CSDL đất đai.

6 Thông tƣ 30/2013/TT- BTNMT

Thông tƣ số 30/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, CSDL địa chính.

7 Thơng tƣ 23/2014/TT- BTNMT

Thơng tƣ số 23/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

8 Thông tƣ 24/2014/TT- BTNMT

Thông tƣ số 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính.

9 Thông tƣ 25/2014/TT- BTNMT

Thông tƣ số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về bản đồ địa chính

3.2. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian địa chính

3.2.1. Thu thập, đánh giá, tổng hợp tài liệu

đạc khác đã từng sử dụng để cấp giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính); bản đồ quy hoạch sử dụng đất; bản lƣu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập; hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi; hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đƣợc lập sau khi hoàn thành cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính; các tài liệu hồ sơ địa chính đã lập trƣớc khi đo vẽ bản đồ địa chính.

Sau khi thu thập tất cả các tài liệu cần thiết, tiến hành phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng xây dựng CSDL địa chính. Dựa trên tình hình dữ liệu thực tế huyện Phú Xuyên, các bản đồ đƣợc xây dựng trong giai đoạn trƣớc năm 2012 còn thiếu nhiều thơng tin, mức độ chính xác cũng nhƣ mức độ chuẩn hóa cịn thấp, các bản đồ này sẽ đƣợc sử dụng để tham khảo trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian địa chính. Tuy nhiên, các bản đồ địa chính xây dựng từ năm 2012 trở này đây lại chủ yếu xây dựng cho đất canh tác (có 3 xã thí điểm đo vẽ lại bản đồ địa chính) và vẫn chƣa đƣợc nghiệm thu, vì thế cơng việc trƣớc mắt cần đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu các sản phẩm, đồng thời cần tiến hành đo vẽ bổ sung, cập nhật biến động và biên tập theo đúng quy định hiện hành đối với đất ở và đất canh tác. Nguồn bản đồ này sẽ đƣợc sử dụng để xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính.

Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ƣu tiên sử dụng sổ địa chính và bản lƣu giấy chứng nhận. Thực tế huyện Phú Xun sổ địa chính khơng đầy đủ thông tin, không đƣợc cập nhật chỉnh lý biến động thƣờng xuyên; bản lƣu giấy chứng nhận khơng có đầy đủ, vì thế phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi giấy chứng nhận đối với trƣờng hợp còn thiếu để cập nhật.

Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính huyện Phú Xuyên bao gồm: hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi hoàn thành cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính).

Các loại bản đồ đƣợc xây dựng trƣớc năm 2012, các sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp giấy chứng nhận trƣớc đây thì đƣợc xem xét lựa chọn để

bổ sung vào kho hồ sơ cấp giấy chứng nhận dạng số.

3.2.2. Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính từ bản đồ địa chính số

Chuẩn hóa các lớp đối tƣợng khơng gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số sau khi đƣợc chỉnh lý. Kết quả chuẩn hoá dữ liệu khơng gian phải xử lý các đối tƣợng địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính.

Các vấn đề cần chuẩn hóa đối với dữ liệu bản đồ của huyện Phú Xuyên nhƣ sau:

- Chuẩn hóa hệ tọa độ: các bản đồ địa chính đƣợc sử dụng để xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian địa chính phải ở hệ tọa độ quốc gia VN-2000. Tuy nhiên các bản đồ địa chính sử dụng để xây dựng CSDL địa chính vẫn chƣa ở hệ tọa độ theo quy định của Nhà nƣớc, chính vì vậy cần phải chuyển đổi hệ tọa độ của các bản đồ địa chính về đúng hệ tọa độ quốc gia VN-2000 theo quy định của nhà nƣớc.

- Chuẩn hóa hình học: các bản đồ địa chính hiện có của huyện Phú Xuyên còn rất nhiều lỗi về mặt hình học (nhƣ các cạnh bắt chƣa tới, bắt quá,...), một số cơng việc cần thực hiện khi chuẩn hóa hình học các bản đồ địa chính của huyện Phú Xuyên nhƣ sau:

Đối tượng kiểu đường (Line)

+ Làm sạch dữ liệu, loại bỏ đầu thừa, đầu thiếu tại những giao cắt, tiếp nối của đối tƣợng, loại bỏ lỗi chồng đề, tự cắt,...

+ Dựa vào những đối tƣợng ranh thửa là đối tƣơng hình tuyến nhƣ: ranh nhà, vai đƣờng, bờ sông suối,… tạo bổ sung các đối tƣợng theo nhƣ mô tả (định nghĩa) trong chuẩn dữ liệu địa chính để đảm bảo tính đầy đủ của đối tƣợng, bù đủ những đối tƣợng bị mất (“trốn”, theo quy định biên tập bản đồ) bằng lệnh copy trùng và phân lớp cho đúng quy định.

+ Kiểm tra các đối tƣợng “rác” thơng qua chức năng tự động lọc, xố những cạnh thửa quá ngắn (dƣới hạn sai cho phép của loại độ chính xác tƣơng ứng với loại tỷ lệ bản đồ).

Đối tượng kiểu vùng (shape): đối tƣợng kiểu vùng trong CSDL địa chính

+ Thửa đất: từ bản đồ địa chính, đồ hình thửa đất đƣợc tạo thơng qua quan hệ Topo từ ranh thửa đã đƣợc làm sạch ở bƣớc trên. Kết quả chuẩn hố khơng gian thửa đất là lớp Topo thửa đất đƣợc tạo. Lƣu ý là khi chuẩn hoá thửa đất từ bản đồ thƣờng gặp một số trƣờng hợp nhƣ thửa đất có nhãn quy chủ (thƣờng là của tổ chức) nằm trên nhiều tờ, phải thực hiện quy chủ một lần duy nhất tại 1 mảnh, các phần còn lại để trống và cần tham chiếu thơng tin trong các sổ địa chính để làm hợp lý hố; ranh nhà tràn ra ngoài thửa (thƣờng là các trƣờng hợp nhà cơi nới hoặc lỗi chƣa đƣợc xử lý triệt để khi biên tập bản đồ) và cũng cần xác minh để điều chỉnh lại trƣớc khi chuẩn hoá.

+ Tài sản gắn với đất: đồ hình tài sản gắn với đất thƣờng là nhà, cơng trình, vƣờn cây đƣợc tạo từ ranh nhà và các đối tƣợng ranh giới đƣợc điều tra, bổ sung theo mơ tả đối tƣợng địa chính. Khi sử dụng nội dung bản đồ địa chính, những ranh nhà trùng ranh thửa phải thực hiện copy trùng từ ranh thửa và đổi lớp. Để tự động hoá đƣợc khâu này, phần mềm GIS hoặc phần mềm kiểm tra dữ liệu (ví dụ TMV.Data) sẽ tự động tìm kiếm quan hệ ranh nhà thơng qua nhãn nhà nằm trong đồ hình nhà. Điều kiện để tự động hoá là trƣớc khi chạy phần mềm, phải rà soát, kiểm tra thủ cơng tồn bộ đồ hình nhà đã đƣợc gán nhãn đủ và đúng chƣa. Những đồ hình nhà nằm ở nhiều mảnh phải tham chiếu hồ sơ để chuẩn hoá lại cho đúng.

Đối tượng kiểu điểm (Point)

+ Những đối tƣợng dạng điểm đƣợc chuyển trực tiếp từ các file toạ độ vào file *.dgn cho tồn khu đo. Cơng cụ có thể là các file macro hoặc file *.ma hoặc chuyển trực tiếp vào shape file.

- Gán thuộc tính cho đối tƣợng khơng gian địa chính: giá trị thuộc tính của các đối tƣợng khơng gian địa chính đƣợc gán từ các nguồn nhƣ ghi chú trên bản đồ địa chính đồng thời đã đồng bộ với hồ sơ địa chính (số tờ bản đồ, số thứ tự thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng,…) hay thơng tin từ sổ mục kê, sổ địa chính tại thời điểm xây dựng CSDL.

- Hồn thiện dữ liệu khơng gian địa chính: gộp dữ liệu khơng gian địa chính

tƣợng địa chính theo mảnh bản đồ, xử lý đồng bộ thông tin thửa đất trên bản đồ và dữ liệu thuộc tính địa chính, tiến hành gộp dữ liệu khơng gian nhƣ sau:

+ Tổng hợp dữ liệu từ tất cả các mảnh bản đồ địa chính trong xã; + Xử lý những mâu thuẫn tiếp biên, hoàn tất kết quả cuối cùng; + Tiếp biên những đối tƣợng với những xã lân cận.

3.3. Giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính

3.3.1. Đối sốt, phân loại thửa đất

Đối sốt thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi khơng có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lƣu GCN để đƣa ra danh sách phân loại thửa đất nhƣ sau [6]:

- Thửa đất loại A: bao gồm các thửa đất đã đƣợc cấp GCN có nội dung thơng tin phù hợp với quy định hiện hành và chƣa có biến động.

- Thửa đất loại B: bao gồm các thửa đất đã đƣợc cấp GCN có một số thơng tin chƣa phù hợp với quy định hiện hành và chƣa có biến động.

- Thửa đất loại C: bao gồm các thửa đất đã đƣợc cấp GCN nhƣng đã biến động thơng tin thuộc tính.

- Thửa đất loại D: bao gồm thửa đất đã đƣợc cấp GCN nhƣng đã có biến động ranh giới thửa đất (tách, hợp thửa, điều chỉnh ranh giới...) mà chƣa chỉnh lý bản đồ địa chính;

- Thửa đất loại Đ: các thửa đất đã đƣợc cấp GCN ở nơi chƣa có bản đồ địa chính nhƣng tài liệu đo đạc đã sử dụng để cấp giấy không đủ điều kiện để xây dựng CSDL không gian;

- Thửa đất loại E: trƣờng hợp thửa đất đã đƣợc cấp GCN ở nơi có bản đồ địa chính nhƣng chƣa cấp đổi GCN theo bản đồ địa chính mới;

- Thửa đất loại G: các thửa đất đã kê khai đăng ký nhƣng chƣa đƣợc cấp GCN.

Thực tế tại huyện Phú Xuyên, các bản đồ địa chính đƣợc xây dựng từ năm 2012 đến nay sẽ đƣợc sử dụng để xây dựng CSDL khơng gian địa chính và cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng dữ liệu địa chính và đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)