1.1 .Các khái niệm liên quan đến đăng ký, cấp giấy chứng nhận và hồ sơ địa chính
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội quận Ngô Quyền
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1. Dân số, lao động, việc làm
Theo số liệu của Phịng thống kê quận thị dân số của Quận Ngơ Quyền (chính thức đến năm 2019) là 165.309 người với tổng số hộ dân cư 42.134 hộ. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2019 là 5,24%. Mật độ trung bình năm 2019 là 14.629 người/km2. Trong đó mật độ dân số cao nhất ở phường Cầu Đất là 44.050 người/km2, mật độ dân số thấp nhất ở phường Máy Tơ là 7.572 người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động năm 2019 là 116.724 người (theo điều tra lao động việc làm), số người có việc làm ổn định chiếm 71% dân số toàn quận.
Bảng 2. 1. Bảng tổng hợp phân bố dân số trên địa bàn quận
(người) (người/km2) 1 Máy Chai 20265 8.623 2 Máy Tơ 11433 7.572 3 Vạn Mỹ 20087 18.428 4 Cầu Tre 16151 35.891 5 Lạc Viên 9666 25.437 6 Lương Khánh Thiện 5884 21.014 7 Gia Viên 9856 37.908 8 Đông Khê 21463 12.058 9 Cầu Đất 5286 44.050 10 Lê Lợi 7624 31.767 11 Đằng Giang 23097 12.221 12 Lạch Tray 8379 11.638 13 Đồng Quốc Bình 6118 26.600 Tổng cộng 165309 14.629
(Nguồn: Phịng Thống kê Ngơ Quyền)[3] Hiện nay, tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1,2 %. Quận Ngơ Quyền có cơ cấu dân số trẻ, tháp tuổi có dạng hình cây thơng, số người dưới tuổi lao động cao. Theo số liệu thống kê cho thấy qui mô tăng dân số chủ yếu là do hai yếu tố:
- Tăng tự nhiên.
- Tăng cơ học (tăng cơ học chủ yếu là do dân các quận nội thành di cư đến). Trong đó, tăng cơ học chiếm phần lớn do ảnh hưởng của q trình đơ thị hố và sự phát triển của hoạt động công nghiệp trên địa bàn quận. Việc gia tăng dân số đã làm phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết như giao thông, nhà ở, y tế, giáo dục, an ninh trật tự…
Về lao động - việc làm, quận có 11.152 học viên được đào tạo nghề đạt tỷ lệ 107,6% giảm 5% so cùng kỳ và 7.926 lao động được giới thiệu và giải quyết việc làm đạt 115,2% so với chỉ tiêu năm 2013 giảm 4%.
2. Cơ cấu kinh tế và tốc độ phát triển của các ngành
Trong 5 năm qua, thương mại dịch vụ trên địa bàn quận tăng trưởng khá, chuyển dịch đúng hướng và phù hợp với tiềm năng, lợi thế của quận. Thu hút các nguồn lực xã hội, thành phần kinh tế đầu tư vào kinh doanh dịch vụ. Hạ tầng kỹ thuật các ngành thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại bắt đầu được hình thành, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một số ngành dịch vụ thế mạnh duy trì tốc độ phát triển như ngân hàng, cho thuê văn phòng, khách sạn, nhà hàng. Số vốn đầu tư vào ngành dịch vụ thương mại trong 5 năm qua tăng bình quân 14,2%/năm. Giá trị các ngành dịch vụ thương mại tăng bình quân 22,8%/năm. Tỷ trọng thương mại, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 72,8%.
Nhiều tuyến đường của quận, có thể thấy hiệu quả cao của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại một số khu vực. Cụ thể, hàng loạt cơ sở công nghiệp trên đường Lạch Tray, An Đà, Điện Biên Phủ đang di chuyển dần ra khỏi đô thị, thay vào đó là các tổ hợp thương mại, văn phịng cho th. Trong đó, trên mặt bằng của Công ty CP Sơn Hải Phòng trước đây, nay là dự án Tòa nhà phức hợp văn phòng, căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại; mặt bằng của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tại số 2 An Đà trở thành khu tổ hợp thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp đã công bố quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, dự kiến khởi công vào cuối năm nay. Từ đó, kết nối tồn tuyến đường Lạch Tray đến nút giao thông Quán Mau trở thành trung tâm văn hóa-thể thao-du lịch-dịch vụ vui chơi giải trí của thành phố. Đặc biệt, Trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng cao cấp trên đường Lê Thánh Tơng do Tập đồn Vingroup đầu tư dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm nay; cùng với các Trung tâm thương mại Nguyễn Kim trên đường Lương Khánh Thiện, tòa nhà văn phòng và các trung tâm dịch vụ sau cảng dọc tuyến đường Lê Thánh Tông, hệ thống các ngân
hàng ...là những minh chứng cụ thể, đưa Ngô Quyền trở thành trung tâm dịch vụ, thương mại, tài chính, dịch vụ sau cảng. Đây cũng là điểm nổi bật, khác biệt của Ngô Quyền với các địa phương khác.