Hiện trạng công tác đăng ký đất đai và thành lập hồ sơ địa chính của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)

Việt Nam.

Thời gian gần đây mặc dù đã được Chính phủ quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí, trang thiết bị cùng với việc thành lập hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa phương tuy nhiên công tác đăng ký đất đai vẫn còn nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất đều chậm so với chỉ tiêu, tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các loại đất chính đạt chưa cao. Theo số liệu thống kê của bộ Tài Ngun và Mơi trường tính đến nay cả nước đã đo đạc lập bản đồ địa chính đạt 74,9% tổng diện tích đất tự nhiên. Đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp đạt 81.8% tổng diện tích, đất lâm nghiệp đạt 82,37% diện tích, đất ở nơng thơn đạt 82,3% diện tích, đất ở đơ thị đạt 71,67% diện tích, đất chuyên dùng đạt 63,21% diện tích, đất cơ sở tơn giáo đạt 81,6% diện tích. Trong đó việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP của cả nước đạt 6.133.063 giấy, trong số đó cấp lần đầu được 2.550.285 giấy.

Bảng 1.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận một số loại đất chính đến tháng 12 năm 2012.

ST T T Đơn vị hành chính Đất sản xuất nơng nghiệp

Đất Lâm nghiệp Đất ở nông thôn Đất ở đô thị Đất chuyên dùng

Số giấy đã cấp Tỷ lệ DT Số giấy đã cấp Tỷ lệ DT Số giấy đã cấp Tỷ lệ DT Số giấy đã cấp Tỷ lệ DT Số giấy đã cấp Tỷ lệ DT 1 Cả nƣớc 16439357 81.8 1597713 82.37 11261607 82.3 4142542 71.67 177596 63.21

Kết quả đó đã góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại trong quản lý và sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền; giải quyết có hiệu quả tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; tạo điều kiện đẩy nhanh việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật đất đai của người dân.

Việc lập hồ sơ địa chính đã được các địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện, kết quả đến nay có trên 70% số xã phường thị trấn đã xây dựng được hồ sơ, sổ sách địa chính phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai. Đặc biệt nhiều địa phương đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để thay thế dần cho việc lập sổ sách địa chính dạng giấy, nhằm thiết lập hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, hiện đại; tạo điều kiện cho việc khai thác, cung cấp thông tin đất đai một cách thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống đăng ký đất đai; góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản minh bạch. Trong đó có nhiều tỉnh triển khai mạnh như Bắc Ninh, nghệ An, An Giang, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh; riêng tỉnh Đồng Nai đã cơ bản hoàn thành xây dựng, vận hành sử dụng cơ sở dữ liệu địa chính thống nhất từ tỉnh đến huyện cho tất cả các xã.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cũng cịn một số tồn tại, hạn chế; Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận lần đầu đến nay chưa hoàn thành mà nhu cầu cấp giấy chứng nhận và đăng ký biến động cịn rất lớn. Hồ sơ địa chính lập chưa đầy đủ, khơng thống nhất, việc cập nhật chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ theo quy định; nhiều nơi đã cấp giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính nhưng chưa ổn định, cịn phải làm lại do việc dồn điền, đổi thửa sau khi cấp giấy chứng nhận hoặc do chưa có bản đồ địa chính nên phải cấp theo khai báo của người dân hoặc cấp theo các loại bàn đồ cũ có độ chính xác thấp.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính triển khai cịn chậm và phân tán, thiếu đồng bộ, chưa được kết nối giữa các cấp và các cơ quan có liên quan nên chưa được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai và thị trường bất động sản.

Như vậy có thể thấy rằng cơng tác đăng ký đất đai và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Nếu địa phương nào có hệ thống hồ sơ địa chính

đồng bộ, chính xác đặc biệt là đã lập được bản đồ địa chính thì cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gặp nhiều thuận lợi hơn và ngược lại. Trong thực tế cả nước hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố đều chưa thành lập song bản đồ địa chính do nguồn kinh phí chi cho hoạt động này cịn hạn chế trong khi đó giá thành lại khá cao. Đối với Thành phố Hải Phịng nói chung và huyện Thủy Ngun nói riêng cũng ở trong tình trang trên khi mà trong tổng số 35 xã và 02 thị trấn trong huyện thì mới chỉ có 02 xã có bản đồ địa chính, cịn các xã cịn lại phải sử dụng bản đồ giải thửa đo vẽ thủ công từ năm 1982 và hệ thống hồ sơ sổ sách địa chính đã cũ nát. Điều này cũng là nguyên nhân làm cho công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận tại huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng còn chậm và có nhiều sai sót gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý đất đai.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)