KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng (Trang 86 - 90)

1. Kết luận:

Với yêu cầu quản lý đất đai trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thành đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ là rất cần thiết, hồn thiện được cơng việc đăng ký đất đai ban đầu sẽ thiết lập được hồ sơ địa chính đầy đủ, làm cơ sở để cấp GCNQSDĐ phục vụ cho nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất, có kế hoạch sử dụng đất đai hiệu quả, bền vững đồng thời bảo hộ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, thiết lập cơ sở dữ liệu về đất đai cho hệ thống thơng tin đất đai.

Nhìn chung Luật Đất đai năm 2003 ra đời cùng với việc ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành đã có nhiều cải cách đáng kể theo hướng tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng đất được thực hiện các quyền của mình, tuy nhiên các văn bản quy định về đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất còn chồng chéo và nằm rải rác ở nhiều văn bản Luật, Nghị định khác nhau nên rễ gây nhầm lẫn, khó hiểu đối với người dân.

Quy định thu nghĩa vụ tài chính về đất khi cấp giấy chứng nhận gồm tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ, lệ phí cơng chứng, chứng thực hợp đồng cịn khá cao vượt quá khả năng đối với phần lớn các hộ gia đình. Quy định về việc thu thuế thu nhận cá nhân khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo hai hình thức hồn tồn khác nhau: (Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì thu 2%. Hai là

phát sinh những trường hợp tại một thửa đất cùng vị trí lại phải nộp thuế ở hai mức khác nhau điều này nảy sinh việc mất công bằng, gây thắc mắc khiếu lại của người sử dụng đất.

Hệ thống pháp luật của nước ta quy định về công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai trong q trình hiện đại hóa đất nước. Sự thay đổi thường xuyên những chế định pháp luật cũng đã khắc phục được một số bất cập, nâng cao hiệu quả công tác cấp GCNQSDĐ nhưng cũng dẫn đến nhiều khó khăn cho việc thực hiện do hệ thống luật chưa thực sự thống nhất, còn nhiều quy định rườm rà, phức tạp.

Việc chấp hành quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận ở nhiều địa phương còn chưa nghiêm như yêu cầu nộp thêm nhiều giấy tờ trái quy định, cán bộ có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ không kiểm tra, hướng dẫn đầy đủ làm cho người dân phải đi lại nhiều lần, thủ tục thực hiện vượt quá thời gian quy định mà không thông báo lý do gây phản cảm với người dân và bức xúc trong dư luận xã hội.

Hệ thống hồ sơ địa chính được lập chưa đầy đủ, không thống nhất, đồng bộ theo quy định. Việc chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều địa phương đã cấp giấy chứng nhận, xây dựng hồ sơ địa chính nhưng chưa ổn định, số liệu đo đạc cịn thiếu chính xác, một số nơi cịn phải sử dụng các tài liệu địa chính đã cũ để quản lý đất đai nên công tác xét cấp GCN gặp nhiều khó khăn do thiếu căn cứ xác định nguồn gốc, xác định tính hợp pháp trong q trình sử dụng.

Lực lượng cán bộ địa chính cấp cơ sở cịn mỏng, yếu về chun mơn nghiệp vụ; thiếu trang thiết bị hỗ trợ để có thể thực hiện một khối công việc lớn; đặc biệt, hiện nay đang trong giai đoạn đẩy nhanh công tác cấp một GCNQSDĐ cho cả nhà, đất và các tài sản gắn liền với đất.

KIẾN NGHỊ

- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, thống nhất các nội dung của các bộ luật có liên quan đến công tác quản lý đất đai, bất động sản để có hành lang pháp lý vững chắc tạo thuận lợi cho việc đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ngày một tốt hơn..

- Đào tạo, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chun mơn cho các cán bộ địa chính cấp cơ sở, xã, phường, thị trấn và có các chính sách đãi ngộ chính đáng đối với những cán bộ này.

- Tăng cường trang thiết bị hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ, làm cơ sở dữ liệu tiến tới thành lập hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại.

- Huyện Thủy Nguyên cần tích cực tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về chính sách pháp luật, phổ biến rộng rãi cho người dân hiểu rõ về vai trị của cơng tác đăng ký đất đai, cấp GCN QSDĐvà các thủ tục có liên quan.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về công tác chuyên môn giữa huyện với các xã, thị trấn và những đơn vị làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

Đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí cho các địa phương để đo đạc bản đồ địa chính cho các xã, thị trấn trong huyện Thủy Ngun chưa có bản đồ địa chính để phục vụ công tác quản lý đất đai của huyện Thủy Nguyên nói riêng và Thành phố Hải Phịng nói chung với mục tiêu sử dụng đất ngày càng tiết kiệm có hiệu quả kinh tế cao góp phần ổn định tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương để huyện Thủy Nguyên ngày càng phát triển bền vững đóng góp vào sự phát triển chung của Thành phố Hải Phòng và cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Xuân Bái (2004), Hệ thống hồ sơ địa chính. Giáo trình ĐHKHTN

2. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu Địa bạ Triều Nguyễn, 5 tập. NXB TP Hồ Chí Minh.

3. Thái Thị Quỳnh Như (2006), Hệ thống hồ sơ địa chính. ĐHKHTN 4. Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai. . NXB ĐHQGHN 5. Trần Văn Tuấn (2004), Đánh giá đất. ĐHKHTN

6. Trương Hữu Quýnh (1982-1983), Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI-XVIII. NXB Khoa học Xã hội.

7. Mai Xuân Yến (2000), Hệ thống chính sách pháp luật đất đai. ĐHKHTN 8. Đặng Hùng Võ, Nguyễn Đức Khả (2009), Cơ sở địa chính. ĐHKHTN

9. Lê Đình Thắng, Đỗ Đức Đơi (2000), Giáo trình đăng ký thống kê đất đai. NXB CTQG, Hà Nội

10. Quốc triều hình luật ( Luật Hồng Đức), 1991. NXB Pháp lý Hà Nội. 11. Luật đất đai năm 1987, năm 1993, năm 2003.

12. Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính Phủ 13. Nghị định 182/2004/NĐ-CP của Chính Phủ 14. Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính Phủ 15. Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính Phủ 16. Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính Phủ 17. Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính Phủ 18. Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính Phủ

19. Nghị định 120/2010/NĐ-CP của Chính Phủ.

20. Thơng tư 09/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 21. Thông tư 16/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 22. Thông tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 23. 2Quyết định 03/1994/QĐ-UB Của UBND Thành Phố Hải Phòng 24. Quyết định 1518/2006/QĐ-UB Của UBND Thành Phố Hải Phòng 25. Báo cáo thống kê năm 2010 trên địa bàn huyện Thủy Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký đất đai và quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện thủy nguyên thành phố hải phòng (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)