2.4.1. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính.
Huyện Thủy Nguyên là một huyện có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý do vậy nền kinh tế, xã hội phát triển mạnh với nhiều dự án lớn được đầu tư tại đây do vậy cơ cấu sử dụng đất có nhiều biến động. Hơn nữa hệ thống hồ sơ địa chính của huyện cũng khơng hồn chỉnh, khơng đồng bộ. Tại một số xã hồ sơ địa chính khơng được bảo quản tốt dẫn đến hiện tượng có xã bị mất sổ địa chính, bản bản đồ, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động.
Từ khi Luật đất đai năm 1987 được ban hành và có hiệu lực năm 1988 vấn đề đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức được quy định là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai. Công tác đăng ký đất đai chỉ có thể tiến hành một cách có hiệu quả khi thực hiện việc đo đạc và thành lập bản đồ địa chính. Theo chỉ thị 299-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất
trên địa bàn cả nước. Các địa phương trong Thành phố Hải Phòng đồng loạt tiến hành việc đo đạc thành lập bản đồ giải thửa, tổ chức đăng ký đất đai theo hướng dẫn của trung ương.
Tại huyện Thủy Nguyên việc thành lập bản đồ được thực hiện bằng phương pháp tương đối thủ công, đo đạc thực địa bằng thước dây, sau đó vẽ lại trên giấy theo tỷ lệ, rồi đánh số thửa theo quy định. Bản đồ được thành lập chủ yếu theo tỷ lệ 1/2000, việc đo vẽ bản đồ giải thửa của toàn huyện được hoàn thành vào năm 1993. Cho đến nay do chưa thành lập được bản đồ địa chính chính quy cho nên huyện Thủy Nguyên vẫn dùng bản đồ này làm căn cứ chính để thực hiện cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết các mâu thuẫn có liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai của tồn huyện. (Bản đồ này cịn có tên gọi khác là bản đồ giải thửa 299). Trên địa bàn mỗi xã, thị trấn có thể có một tờ bản đồ giải thửa chung cho cả xã, thị trấn hoặc thành nhiều tờ bản đồ tùy thuộc vào diện tích tự nhiên của từng xã, thị trấn Trung bình mỗi xã, thị trấn có 3 đến 4 tờ bản đồ giải thửa. Tồn huyện đến nay mới chỉ có hai xã là Gia Minh và Gia Đức có bản đồ địa chính. Cịn Lại 35 xã, thị trấn sử dụng bản đồ giải thửa 299 để phục vụ cho công tác quản lý đất đai. Công tác thành lập bản đồ đã có nhiều hạn chế song việc bảo quản bản đồ cũng rất khó khăn, do được làm bằng giấy nên rất rễ bị rách lát mà đặc thù của công tác quản lý đất đai là thường xuyên phải sử dụng bản đồ. Đối với một số xã đến nay khơng cịn giữ được bản đồ gốc thì phải sử dụng bản phơ tơ lại từ bản gốc để sử dụng tạm thời chờ nhà nước đầu tư kinh phí để thành lập bản đồ địa chính. Như vậy hệ thống bản đồ trong hồ sơ địa chính của huyện Thủy Nguyên hiện nay đang ở trong tình trạng rách nát, thất lạc nhiều và nó khơng đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai trên địa bàn đặc biệt là trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Song song với việc đo đạc thành lập bản đồ giải thửa là việc tổ chức kê khai đăng ký đất, lập sổ mục kê. Vào những năm 1985 đến 1993 công tác đăng ký đất đai
đăng ký và vào sổ quản lý (Sổ địa chính, sổ mục kê) cho người sử dụng đất. Trong thời gian này nhà nước chưa công nhận thị trường bất động sản, chưa cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất do đó đất đai cũng chưa có giá trị trên thị trường hơn nữa lại phải gánh thuế nặng nên người sử dụng đất cũng chưa thực sự quan tâm đến việc kê khai, đăng ký quyền của mình. Trong đó có một số trường hợp do sợ phải gánh nhiều thuế nên chủ động khai khơng đúng diện tích, khai ít hơn thực tế sử dụng. Việc kê khai đăng ký và đo vẽ bản đồ bằng phương pháp thủ công cho nên cũng không thể tránh khỏi nhầm lẫn về diện tích, chủ sử dụng, số hiệu thửa đất và loại đất điều này đã không được kiểm nghiệm chặt chẽ và trong thời gian dài công tác quản lý đất đai bị bng lỏng cùng với việc hồ sơ địa chính bị thất lạc là ngun nhân chính gây khó khăn cho người sử dụng đất khi họ thực hiện thủ tục đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ nhất là hệ thống bản đồ đang được sử dụng là bản đồ giải thửa 299 với tổng số là 235 tờ trừ 02 xã đã có bản đồ địa chính là Gia Minh và Gia Đức và 04 xã đang đo vẽ nhưng chưa hoàn thành. Đặc điểm của bản đồ giải thửa 299 là được đo vẽ bằng phương pháp thủ công từ những năm 1983 đến năm 1990, không được quy chuẩn theo hệ tọa độ nhà nước. Việc thể hiện các thơng tin trên bản đồ cũng có nhiều sai sót như tỷ lệ, diện tích và hình thể thiếu chính xác. Ký hiệu trên bản đồ cũng không thống nhất và mỗi xã, thị trấn có một cách thể hiện khác nhau ví dụ như: Đối với đất thổ cư có xã thể hiện trên bản đồ là chữ T (đất thổ cư), có xã là TC (đất thổ cư), có xã trên bản đồ chỉ thể hiện số thửa mà không thể hiện loại đất.v...v. Không những vậy sau gần 30 năm sử dụng do không được bảo quản tốt đến nay hệ thống bản đồ này đã bị rách nát và thất lạc khá nhiều gây khó khăn cho cơng tác quản lý và tra cứu thông tin.
Đối với sổ mục kê đất đai: Tại huyện Thủy Nguyên có khoảng 108 quyển được thành lập từ khá sớm với nhiều giai đoạn khác nhau từ năm 1973, năm 1978, năm 1985. Nhưng hiện nay chủ yếu các xã, thị trấn dùng sổ được lập năm 1985. Đây là loại sổ được lập ngay sau khi thành lập bản đồ giải thửa 299, nó thể hiện tồn bộ số hiệu
được ghi theo thứ tự từ 1 đến hết. Cùng với thời gian hệ thống sổ này cũng bị rách nát, thất lạc nhiều. Tại một số xã, thị trấn nhiều khi cán bộ địa chính tùy tiện chỉnh lý biền động trên sổ mục kê gây khó khăn cho cơng tác xác minh nguồn gốc đất.
Như đã đánh giá ở phần trên công tác chỉnh lý biến động đất đai của huyện có nhiều mặt hạn chế có thể thấy đây là một cơng tác yếu kém nhất trong việc quản lý hồ sơ địa chính của các xã, thị trấn. Để xác định ngun nhân thì có cả khách quan lẫn chủ quan nhưng cho dù xét về khía cạnh nào thì trách nhiệm chính vẫn thuộc về phía cơ quan quản lý mà ở địa phương là thuộc về cán bộ địa chính xã, thị trấn chưa làm trịn trách nhiệm của mình.
Hệ thống hồ sơ địa chính dạng số tại huyện Thủy Ngun. Do cơng tác đo đạc bản đồ địa chính của huyện chưa được đầu tư kinh phí để thực hiện nên chỉ có một vài xã đã thành lập được bản đồ địa chính cịn lại có tới 95 % số xã thị trấn vẫn phải sử dụng hệ thống bản đồ, sổ sách địa chính đã cũ số liệu khơng chính xác. Như vậy chỉ có một số dữ liệu duy nhất được lưu trữ trong máy tính là số liệu về sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.4.2. Công tác chỉnh lý biến động đất đai.
Tại huyện Thủy Nguyên hiện nay công tác chỉnh lý biến động đất đai cịn nhiều hạn chế, tỷ lệ diện tích đất có biến động đã được chỉnh lý đạt 40%, còn lại khoảng 60% biến động chưa được chỉnh lý và cập nhật vào hồ sơ địa chính. Do chưa có tin học hố trong quá trình kê khai, đăng ký biến động đất đai và do nguồn nhân lực còn thiếu nên công việc này chưa được trú trọng thực hiện đúng quy định. Công tác chỉnh lý biến động đất đai chủ yếu được thực hiện đối với các trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất và đăng ký cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong khi đó cơng tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng cho các dự án trên địa bàn diễn ra nhiều với quy mơ diện tích các loại đất bị thu hồi lớn. Tuy nhiên những biến động này chưa được chỉnh lý kịp thời. Điều này gây nhiều khó khăn phức tạp trong quản lý đất đai. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần làm chậm cơng tác đăng ký đất
đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nó cịn ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch về đất đai.
Về phía người người dân, các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân chưa hiểu đúng quy định pháp luật về đăng ký đất đai khi có biến động về đất đai nhưng không đến đăng ký, không tự động trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan có thẩm quyền để chỉnh lý biên động v.v.
Công tác đăng ký biến động, chỉnh lý biến động trên hệ thống hồ sơ địa chính cũng khơng được các xã, thị trấn trong huyện cập nhật thường xuyên mà nguyên nhân chính là do cơng tác chỉ đạo, đơn đốc của chính quyền các địa phương khơng sâu sát, có khi cịn bỏ ngỏ việc chỉnh lý biên động, cũng có ngun nhân các cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn được giao nhiêm vụ nhưng không làm hết trách nhiệm chun mơn của mình.