Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.1. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiền Hải,

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

a) Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế có tốc độ tăng trƣởng khá, tăng trƣởng bình qn 5 năm giai đoạn 2010 - 2015 là 9,96%; trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 6,68%; công nghiệp, xây dựng tăng 13,85%; dịch vụ tăng 7,98%. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 42,93%; cơng nghiệp xây dựng 40,2%; dịch vụ 16,87%. Có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

b) Dân số

Đến hết năm 2015, tồn huyện có 236.427 ngƣời; mật độ dân số trung bình 1.022 ngƣời/km2 và phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Tập trung nhiều nhất ở thị trấn Tiền Hải, Nam Thanh, Nam Hải và thấp nhất ở Nam Phú, Nam Hƣng.

c) Lao động - việc làm và thu nhập

Theo số liệu thống kê năm 2015 tồn huyện có 129.404 ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 54,73% dân số, trong đó lao động làm việc trong ngành nơng- lâm nghiệp chiếm chủ yếu 70,9%, số còn lại là lực lƣợng lao động tham gia vào các ngành sản xuất khác. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực; tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp, xây dựng tăng 2,5%, dịch vụ tăng 1,7%; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm 4,2%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 28,3 triệu đồng. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện chƣa hợp lý, lực lƣợng tham gia vào các ngành công nghiệp, xây dựng còn thấp.

Thực hiện chƣơng trình giải quyết việc làm, hàng năm số lao động trong huyện đƣợc giải quyết việc làm ngày càng tăng trong đó có giải quyết việc làm tại chỗ và đƣa lao động ra tỉnh ngoài và xuất khẩu lao động.

d) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội - Giao thơng

Tiền Hải có mạng lƣới giao thơng tƣơng đối hoàn thiện bao gồm tỉnh lộ 39B, tỉnh lộ Đồng Châu, tỉnh lộ 221A, tỉnh lộ 221D, đƣờng Đê 6 và đƣờng ra khu du lịch sinh thái Cồn Vành nối liền với các huyện phía Tây Bắc của tỉnh và ra biển cùng với hệ thống đƣờng huyện (75,1 km), đƣờng xã (396,24 km), đƣờng thơn xóm (443,01 km) đan xen đi lại khá thuận tiện. Ngồi ra cịn khoảng 420 km đƣờng nội đồng. Hệ thống giao thông nông thôn đã đƣợc củng cố và phát triển, hầu hết các tuyến mới xây dựng đảm bảo về mặt kỹ thuật.

Giao thơng đƣờng thuỷ có điều kiện rất thuận lợi trong việc giao lƣu với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của huyện. Ngoài 23 km đê biển Tiền Hải cịn có hệ thống sơng Trà Lý, sông Hồng, sông Lân và sơng Long Hầu đóng vai trị khá quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá hỗ trợ cho đƣờng bộ.

- Thuỷ lợi

Qua nhiều năm đến nay huyện đã có một hệ thống kênh mƣơng khá hoàn chỉnh, đáp ứng cơ bản việc tƣới tiêu cho đại bộ phận diện tích đất canh tác của huyện. Bên cạnh đó tồn huyện cịn có trên 100 trạm bơm lớn nhỏ và hàng trăm km đê, trong đó gần 30 km đê biển có tác dụng ngăn mặn, chống lũ lụt… bảo vệ sản xuất và đời sống.

- Thơng tin liên lạc

Mạng lƣới bƣu chính viễn thơng phát triển mạnh đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phƣơng. Mạng Internet cũng đã vƣơn tới tất cả các xã. Xây dựng mạng cáp quang đến các vùng trọng điểm, mở rộng dung lƣợng máy ở các bƣu cục, các xã cơ bản có nhà Bƣu điện văn hóa.

- Hệ thống điện

Ngành điện lực có cố gắng trong việc tiếp nhận lƣới điện trung áp nông thôn từ các xã về ngành điện quản lý và đang triển khai tiếp nhận lƣới điện hạ áp ở các xã, thị trấn để bán điện trực tiếp đến các hộ. Tập trung đầu tƣ, cải tạo nâng cấp đƣờng dây, trạm biến áp để đáp ứng yêu cầu về điện phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Giáo dục - đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn đƣợc sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân. Đến nay tồn huyện có 35/35 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tồn huyện có 73/101 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia.

Cơ sở vật chất cho ngành giáo dục đã dần đƣợc cải thiện. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng so với những năm trƣớc. Nhiều đơn vị trƣờng học đã xây dựng đƣợc nhà cao tầng. Tỷ lệ phòng học chức năng ngày càng nhiều, góp phần nâng cao chất lƣợng học tập.

Cơng tác hƣớng nghiệp và dạy nghề cũng đƣợc quan tâm, chú trọng. - Y tế

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh đƣợc tăng cƣờng, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Việc thực hiện chuẩn quốc gia về y tế cơ sở có nhiều tiến bộ, năm 2015 huyện có 29/35 trạm y tế xã, thị trấn đƣợc UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia. Chất lƣợng chăm sóc giáo dục và bảo vệ trẻ em đƣợc nâng lên, trẻ em có hồn cảnh khó khăn đƣợc quan tâm tốt hơn.

- Văn hoá, thể thao

Tại 35 xã trên địa bàn huyện đều có nhà văn hố; một số xã xây dựng nhà văn hố thơn. Các nhà văn hố xã hoạt động tích cực; các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phát thanh phản ánh kịp thời đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thông tin biển đảo… Thực hiện tốt phong trào “tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc phát triển sâu rộng

Phong trào thể dục – thể thao đƣợc quan tâm phát triển mạnh ở các xã trong huyện, trong đó phát triển các câu lạc bộ thể thao nhƣ: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bơi trải…đã và đang đƣợc ngƣời dân nhiệt tình tham gia ngày càng rộng.

- Du lịch

Huyện Tiền Hải có khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành với diện tích gần 1.700 ha. Hiện khu du lịch này đang ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. Đây là khu du lịch có nhiều tiềm năng, nếu đƣợc đầu tƣ phù hợp sẽ trở thành địa điểm quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và của huyện Tiền Hải nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)