Kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020 và 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 71 - 75)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020 và 2030

Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất của huyện Tiền Hải còn thể hiện rõ diện tích bị ngập úng và nhiễm mặn làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.

3.3.1. Kịch bản nước biển dâng

Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng công bố năm 2012 và cặp nhật năm 2016; mực nƣớc biển dâng tính cho tỉnh Thái Bình nói chung và huyện Tiền Hải Nói riêng, đến năm 2020 mực nƣớc biển dâng 12 cm và đến năm 2030 mực nƣớc biển dâng 18 cm. Với các mực nƣớc dâng theo kịch bản, diện tích các loại đất trong ranh giới hành chính của huyện bị ngập thể hiện ở bảng sau:

Bảng 14. Dự báo diện tích đất bị ngập đến năm 2020 và 2030 huyện Tiền Hải

Đơn vị: ha STT Loại đất Hiện trạng năm 2015 Diện tích đất bị ngập đến năm 2020 và 2030(*) 2020 2030 Tổng diện tích đất của đơn

vị hành chính 23.130,30 1.820,95 5.241,79

STT Loại đất Hiện trạng năm 2015

Diện tích đất bị ngập đến năm 2020 và 2030(*)

3 Đất chƣa sử dụng 77,82 15,91 39,08

(*) Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường

Số liệu ở bảng trên cho thấy đến năm 2020, mực nƣớc biển dâng cao 12 cm, tồn bộ diện tích của huyện bị ngập là 1.820,95 ha, chiếm 7,87%, trong đó diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện bị ngập 1.540,11 ha (chiếm 9,58% đất nông nghiệp và chiếm 6,66% diện tích tự nhiên); Đất phi nông nghiệp bị ngập 264,93 ha (chiếm 3,80% đất phi nơng nghiệp và chiếm 1,46% diện tích tự nhiên của huyện); đất chƣa sử dụng bị ngập 15,91 ha.

Dự báo đến năm 2030, mực nƣớc biển dâng cao 18 cm, tồn bộ diện tích đất của huyện bị ngập là 5.241,79 ha, chiếm 22,66% diện tích đất trong địa giới hành chính của huyện, trong đó diện tích đất nơng nghiệp tồn huyện bị ngập 4.314,66 ha (chiếm 26,83% đất nông nghiệp và chiếm 18,65% diện tích tự nhiên); Đất phi nơng nghiệp bị ngập 888,05 ha (chiếm 12,74% đất phi nông nghiệp và chiếm 3,84% diện tích tự nhiên của huyện); đất chƣa sử dụng bị ngập 39,08 ha.

Ngồi ra, đất có mặt nƣớc ven biển nằm ngồi diện tích tự nhiên của huyện là 3.578,38 ha, tồn bộ diện tích này đều bị ngập theo các kịch bản đến năm 2020 và năm 2030, trong đó: Đất mặt nƣớc ven biển ni trồng thuỷ sản là 2.862,95 ha; Đất mặt nƣớc ven biển có rừng ngập mặn là 659,55 ha; Đất mặt nƣớc ven biển có mục đích khác là 55,87 ha.

Bảng 15. Dự báo diện tích các loại đất nơng nghiệp bị ngập đến năm 2020 và 2030 huyện Tiền Hải

Đơn vị: ha STT Loại đất Hiện trạng năm 2015 Diện tích đất bị ngập đến năm 2020 và 2030(*) Năm 2020 Năm 2030 1 Tổng diện tích đất nơng 16.083,85 1.540,11 4.314,66

STT Loại đất Hiện trạng năm 2015 Diện tích đất bị ngập đến năm 2020 và 2030(*) Năm 2020 Năm 2030 1 Đất trồng lúa 10.345,96 1.124,72 3.710,49 2 Đất trồng cây hàng năm khác 388,14 53,51 75,45

3 Đất trồng cây lâu năm 1.124,16 111,99 124,75

4 Đất rừng sản xuất

5 Đất rừng phòng hộ 510,55 90,76 113,31

6 Đất rừng đặc dụng

7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.587,80 138,17 266,45

8 Đất nông nghiệp khác 125,89 20,96 24,21

(*) Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường

Mức chênh theo các kịch bản nƣớc biển dâng khơng đáng kể (khoảng 1cm) nên diện tích ngập tính theo các kịch bản khơng thay đổi, do đó chỉ tính chung cho 1 cột của năm 2020 và 2030. Mức ngập năm 2020 là 12cm và 2030 là 18cm.

Theo kịch bản đến năm 2020, tổng diện tích đất nơng nghiệp bị ngập là 1.540,11 ha, trong đó loại đất bị ngập nhiều nhất là đất trồng lúa, diện tích bị ngập 1.124,72 ha, chiếm 10,87% đất trồng lúa và chiếm 6,99% đất nông nghiệp; tiếp đến là đất nuôi trồng thuỷ sản bị ngập 138,17 ha; Đất trồng cây lâu năm 111,99 ha; các loại đất còn lại theo dự báo bị ngập không nhiều.

Dự báo đến năm 2030, tổng diện tích đất nơng nghiệp bị ngập là 4.314,66 ha, trong đó đất trồng lúa bị ngập nhiều nhất là 3.710,49 ha, chiếm 35,86% đất trồng lúa và chiếm 23,07% đất nông nghiệp; tiếp đến là đất nuôi trồng thuỷ sản bị ngập 266,45 ha; Đất trồng cây lâu năm 124,75 ha; Đất rừng phòng hộ 113,31 ha; các loại đất còn lại bị ngập từ 25 đến 75 ha..

3.3.2. Về xâm nhập mặn

bị xâm nhập mặn cụ thể nhƣ sau:

Bảng 16. Dự báo diện tích đất nơng nghiệp bị nhiễm mặn đến năm 2020 và 2030 huyện Tiền Hải

TT Loại đất Hiện trạng năm 2015 (ha) Diện tích bị nhiễm măn đến năm 2020 (ha) (*) Diện tích bị nhiễm măn đến năm 2030 (ha) (*) Tổng diện tích Trong đó mặn nhiều Tổng diện tích Trong đó mặn nhiều Đất nông nghiệp 16.083,85 4.703,16 1.904,17 5.993,32 2.332,54 1 Đất trồng lúa 10.345,96 2.965,85 864,97 3.520,68 943,40 2 Đất trồng cây hàng năm 388,14 142,46 136,76 233,98 219,89 3 Đất trồng cây lâu năm 1.124,16 500,59 453,54 632,79 498,30 4 Đất rừng sản xuất

5 Đất rừng phòng hộ 510,55 297,26 146,64 337,87 232,78

6 Đất rừng đặc dụng

7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.587,80 742,25 264,79 1.204,07 393,30

8 Đất nông nghiệp khác 125,89 54,75 37,47 63,93 44,87

(*) Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường

Số liệu bảng trên cho thấy, đến năm 2020 tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện Tiền Hải bị nhiễm mặn là 4.703,16 ha, chiếm 29,24% đất nơng nghiệp, trong đó diện tích bị nhiễm mặn nhiều là 1.904,17 ha.

Trong đất nông nghiệp, đất trồng lúa bị nhiễm mặn nhiều nhất với 2.965,85 ha, chiếm 28,67% diện tích đất trồng lúa và chiếm 18,44% đất nơng nghiệp; diện tích bị nhiễm mặn nhiều là 864,97 ha, tồn bộ diện tích loại đất này nằm ở địa hình thấp. Tiếp theo là đất nuôi trồng thủy sản, diện tích bị nhiễm mặn là 742,25 ha, trong đó bị nhiễm mặn nhiều là 264,79 ha; Đất trồng cây lâu năm bị nhiễm mặn là 500,59 ha, trong đó diện tích bị nhiễm mặn nặng là 453,54 ha; Đất rừng phòng hộ bị nhiễm mặn là 297,26 ha, trong đó diện tích bị nhiễm mặn nặng là 146,64 ha; các loại đất cịn lại có diện tích bị nhiễm mặn không nhiều.

Dự báo đến năm 2030, diện tích đất nơng nghiệp của huyện Tiền Hải bị nhiễm mặn là 5.993,32 ha, chiếm 37,26% đất nơng nghiệp, trong đó diện tích bị nhiễm mặn nhiều là 2.332,54 ha, trong đó:

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn nhiều nhất với 3.520,68 ha, chiếm 34,03% diện tích đất trồng lúa và chiếm 21,89% đất nơng nghiệp; trong đó diện tích bị nhiễm mặn nhiều là 943,40 ha. Tiếp theo là đất nuôi trông thủy sản, diện tích bị nhiễm mặn là 1.204,07 ha, trong đó bị nhiễm mặn nhiều là 393,30 ha; Đất trồng cây lâu năm bị nhiễm mặn là 632,79 ha, trong đó diện tích bị nhiễm mặn nặng là 498,30 ha; Đất rừng phòng hộ bị nhiễm mặn là 337,87 ha, trong đó diện tích bị nhiễm mặn nặng là 232,78 ha; các loại đất cịn lại có diện tích bị nhiễm mặn khơng nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 71 - 75)