Nồng độ muối tại Lợi Thành-Đông Quý-Tiền Hải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 55)

Đơng Q-Tiền Hải

Hình 5. Nồng độ muối tại Lương Phú-Tây Lương-Tiền Hải

Hình 6. Nồng độ muối tại Vũ Lăng-Tiền Hải Hải

Nguồn: Mơ hình xâm nhập mặn trong nước sơng Trà Lý tỉnh Thái Bình phục vụ xây dựng kế hoạch khai thác nước nhạt và vận hành đóng mở cống ngăn mặn

động triều. Với tần suất dịng chảy của sơng bằng 85% vào mùa khô với chế độ thủy triều năm 2012 xâm nhập mặn vào sâu trong sông Trà lý tới 14km. Xâm nhập mặn mùa khô trong các tháng đầu năm diễn ra mạnh mẽ hơn hai tháng cuối năm[23].

2.3.4. Biến đổi khí hậu ở huyện Tiền Hải trong giai đoạn 2005 - 2015 [18]

2.3.4.1. Khí hậu

Huyện Tiền Hải có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt với tần suất xuất hiện cao của hầu hết các loại thiên tai có ở tỉnh Thái Bình nhƣ bão, lũ, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn…

Là một trong những huyện có lƣợng mƣa khá lớn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, trung bình năm từ 1.466,3 - 1.585,8 mm, nhƣng phân bố rất không đều giữa hai mùa và lớn dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lƣợng mƣa rất ít, chỉ chiếm 15 - 20% lƣợng mƣa cả năm, khô hạn nhất là tháng I, lƣợng mƣa chỉ đạt 4 - 5 mm/tháng. Ngƣợc lại mùa mƣa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 80 - 85% lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất vào tháng 8 có 15 đến 19 ngày mƣa với lƣợng mƣa lên tới 380 - 390 mm. Ngoài ra, trong mùa này thƣờng xuất hiện giông, bão kèm theo mƣa lớn trên diện rộng gây úng lụt. Mƣa lớn, kéo dài cộng với địa hình trũng cục bộ, nhiều sơng ngịi và bở biền dài dẫn đến sạt lở đất đai ven sơng, ven biển, tình trạng ngập úng,… xảy ra nhiều nơi trên địa bàn huyện.

2.3.4.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Huyện Tiền Hải đang là một trong những huyện đang chịu ảnh hƣởng tác động của sự biến đổi khí hậu.

Qua chuỗi số liệu quan trắc khí tƣợng từ năm 2005 đến năm 2015 cho thấy những biến đổi bất thƣờng của thời tiết trong những năm gần đây nhƣ sau:

* Nhiệt độ:

Nhiệt độ có xu thế tăng lên, nhiệt độ trung bình trong 10 năm gần đây phổ biến cao hơn từ 0,1 - 0,3oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt từ 37,3 đến 38,5oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối không thấp nhƣ nhiều năm trƣớc đây kể cả trong những ngày rét đậm, rét hại đầu năm 2008 (từ 6 - 7 oC trở lên).

* Nắng nóng:

Nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nhiều hơn, xảy ra cục bộ và và diễn biến phức tạp, số ngày nắng nóng gay gắt nhiều hơn, điển hình là đợt nắng nắng kéo dài gần 30 ngày trong mùa hè năm 2008 nhiều ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối từ 37 – 38oC; mùa hè năm 2013, nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tối cao tuyệt đối dao động từ 38 – 39 oC ở nhiều nơi, gió nam đến tây nam liên tục thổi cả ngày.

* Khơng khí lạnh:

Có nhiều biểu hiện bất thƣờng, xuất hiện sớm (cuối tháng 8 đã xuất hiện khơng khí lạnh), số đợt nhiều hơn, diễn biến tạp, cƣờng độ không mạnh nhƣ nhiều năm trƣớc đây nhƣng lại có những đợt mang tính lịch sử nhƣ đầu năm 2008, một đợt khơng khí lạnh kéo dài liên tục trên 20 ngày, trong đó nhiều ngày rét đậm, rét hại. Nhìn chung những năm gần đây khơng khí lạnh hoạt động phức tạp hơn, số đợt nhiều nhƣng cƣờng độ không mạnh, nhiều mùa đơng khơng có rét gây khó khăn cho sản xuất vụ Đông Xuân.

* Mƣa:

Mƣa có nhiều biểu hiện khác với quy luật thông thƣờng nhiều năm, trong mùa khơ ít mƣa nhƣng có ngày mƣa trên 100 mm xảy ra cục bộ. Trong những tháng cao điểm của mùa mƣa bão, nhƣng lƣợng mƣa thiết hụt so với trung bình nhiều năm rất nhiều, điển hình là năm 2006, 2008 và 2009.

Mùa mƣa đến muộn và kết thúc sớm, đặc biệt là một số năm gần đây mùa mƣa đến muộn kết thúc sớm hơn bình thƣờng từ 15 ngày đến 1 tháng.

Lƣợng mƣa biến động lớn giữa các khu vực, có năm lƣợng mƣa ở khu vực ven biển lớn hơn trung bình nhiều năm từ 100 – 200 mm nhƣng khu vực sâu bên trong nội địa lại thấp hơn trung bình nhiều năm từ 50 – 100m nhƣ năm 2006, 2008, 2009 và năm 2013 cũng là trƣờng hợp tƣơng tự.

Các đợt mƣa lớn ít hơn cả về số đợt lẫn cƣờng độ so với nhiều năm trƣớc đây đặc biệt là mƣa lớn trên diện rộng, là do bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến

* Hạn hán:

Do mƣa có biến động lớn, lƣợng mƣa khơng nhiều, mùa mƣa đến muộn và kết thúc sớm nên thƣờng xảy ra khô hạn thiếu nƣớc trong vụ Đông Xuân cũng nhƣ vụ Hè Thu. Vụ Đông Xuân hạn hán trên diện rộng xảy ra vào các năm 2005, 2007, 2008, 2009 và 2013 lƣợng nƣớc thiếu hụt từ 30 – 80 %, có nơi 25-30 ngày liên tục khơng hề có mƣa. Vụ Đơng Xn 2013 – 2014 xảy khô hạn thiếu nƣớc trên diện rộng là do mùa mƣa năm 2013 kết thúc sớm, lƣợng mƣa chỉ đạt ở mức thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm.

2.3.4.3. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với huyện Tiền Hải

Những tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH đối với huyện Tiền Hải có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:

* Tác động của nƣớc biển dâng

Huyện Tiền Hải có bờ biển dài 23 km với hàng chục nghìn km2 lãnh hải, tổng diện tích tự nhiên năm 2015 là 23.130,30 ha, trong đó có nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mƣa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nƣớc biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thốt nƣớc, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nƣớc ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp và nƣớc sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các cơng trình xây dựng ven biển.

Trong thời gian gần đây, thời tiết diễn biến không theo quy luật, hệ thống kè trên các sông lớn chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, đồng ruộng trong đê bị nhiễm mặn cùng các yếu tố bất lợi khác đã ảnh hƣởng nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống của ngƣời dân ven biển và kinh tế huyện.

* Tác động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng tới tài nguyên đất.

- Do tác động của biến đổi khí hậu mực nƣớc biển dâng cao, nhiều diện tích gieo trồng vùng ven biển và vùng thấp trũng của huyện Tiền Hải sẽ bị ngập, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp. Nƣớc biển dâng làm vùng ven bờ bị sạt lở ảnh hƣởng trực tiếp đến các khu dân cƣ ven biển và có nguy cơ thu hẹp. Nƣớc biển dâng

làm mặn hóa đầm nƣớc lợ ven biển ảnh hƣởng xấu làm thay đổi cấu trúc hệ sinh thái làm thay đổi cơ cấu diện tích ni trồng thuỷ sản.

- Tình trạng xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng ven biển và hạ lƣu các sông đã xảy ra thƣờng xuyên trên diện rộng và ngày càng nghiệm trọng sẽ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng đất canh tác. Nhiều diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn hoặc vùng đất đang nhiễm mặn nhẹ chuyển hoá thành nhiễm mặn nặng dẫn đến không thể trồng lúa do đó phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, điển hình nhƣ hạ lƣu các sơng Hồng, sơng Trà Lý.

- Qua hạn hán kéo dài ở nhiều nơi trên khắp địa bàn tỉnh cũng đã gây nên tình trạng đất đai bị khơ cằn. Nhiều diện tích đất trồng lúa nƣớc đã phải chuyển đổi thành đất trồng màu, nhiều vùng chuyên canh nguyên liệu cho các nhà máy bị thu hẹp do không đủ nƣớc tƣới.

- Mực nƣớc biển gia tăng làm cho diện tích và cơ sở hạ tầng sản xuất muối bị ảnh hƣởng, đồng thời với những trận mƣa lớn hơn có cƣờng độ cao hơn cũng ảnh hƣởng đến năng suất muối.

Biến đổi khí hậu có khả năng làm tăng tần số, cƣờng độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm nhƣ bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mùa nhƣ thời tiết khơ nóng, lũ, ngập úng hay hạn hán, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lƣợng cây trồng, vật nuôi.

Biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng sẽ làm thay đổi sâu sắc các yếu tố tự nhiên trong môi trƣờng sống của các hệ sinh thái hiện có. Nƣớc biển dâng gây nhiễm mặn, ngập úng, thay đổi tính chất mơi trƣờng đất và môi trƣờng nƣớc, ... ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, tăng chi phí đầu tƣ và suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học.

2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến biến động diện tích, cơ cấu sử dụng đất giai đoa ̣n 2005 - 2015 huyện Tiền Hải giai đoa ̣n 2005 - 2015 huyện Tiền Hải

Trong giai đoạn năm 2005 - 2015, huyện Tiền Hải có những biến động về diện tích sử dụng một số loại đất nông nghiệp nhƣ sau:

Bảng 12. Biến động diện tích đất nơng nghiệp của huyện Tiền Hải giai đoạn 2005 - 2015 Đơn vị: ha STT LOẠI ĐẤT hiệu Năm Biến động tăng (+), giảm (-) 2005 2015 1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11.470,4 10734,10 -736,30 2 Đất trồng lúa LUA 11.065,1 10.345,96 -719,14 3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 405,3 388,14 -17,16

4 Đất trồng cây lâu năm CLN 581,8 1.124,16 542,36

5 Đất lâm nghiệp LNP 942,9 510,55 -432,35

6 Đất rừng sản xuất RSX

7 Đất rừng phòng hộ RPH 942,9 510,55 -432,35

8 Đất rừng đặc dụng RDD

9 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1.325,1 3.587,80 2.262,70

Nguồn: Phịng Tài Ngun và Mơi trường huyện Tiền Hải

Do các tác động của biến đổi khí hậu cùng với những chủ trƣơng triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả sẽ giảm cùng với việc tăng diện tích đất nuôi trồng thủy sản do thực hiện các giải pháp chuyển mục đích sử dụng đất để khắc phục những hậu quả của biến đổi khí hậu. Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất của huyện Tiền Hải cịn thể hiện rõ diện tích bị ngập úng và nhiễm mặn làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Bảng 13. Diện tích đất bị ngập úng và nhiễm mặn huyện Tiền Hải

Huyện Diện tích ngập úng (ha) Diện tích bị nhiễm mặn nặng và trung bình (ha)

Sự biến động tăng, giảm về diện tích đất tự nhiên, diện tích bị ngập và bị nhiễm mặn cho thấy tác động ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất huyện Tiền Hải.

2.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến biến động diện tích, cơ cấu sử dụng đất trong nhóm đất nơng nghiệp trong nhóm đất nơng nghiệp

Diện tích nơng nghiệp năm 2015 là 16.083,85 ha, tăng 1.763,65 ha so với năm 2005, ở các giai đoạn khác nhau diện tích đất nơng nghiệp có sự biến động khác nhau:

- Giai đoạn 2005-2010: đất nông nghiệp tăng 710,97 ha; trong đó tăng do chuyển đất chƣa sử dụng sang đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm 3,37 ha tại xã Nam Phú; đất bãi bồi ven biển và đất chƣa sử dụng chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản 707,06 ha ở các xã ven biển Đơng Hồng, Đơng Minh, Đơng Xun, Nam Phú, Nam Thịnh, Vũ Lăng.

Đất nông nghiệp giảm 182,27 ha; trong đó giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp 160,44 ha để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng; chuyển sang đất ở 21,78 ha; chuyển sang đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 0,05 ha.

Nhƣ vậy giai đoạn này, diện tích đát nông nghiệp mặc dù đã chuyển mục đích sử dụng để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng nhƣng vẫn tăng 528,7 ha, diện tích đất nơng nghiệp tăng thêm chủ yếu sử dụng vào mục đích ni trồng thủy sản. Q trình chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp diễn ra mạnh hơn so với giai đoạn trƣớc, cụ thể chuyển đổi giữa các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất lâm nghiệp với tổng diện tích 36,97 ha; đồng thời chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng trong nội bộ đất trồng cây hàng năm với diện tích khá lớn, đây chính là biểu hiện rõ nét do ngập và nhiễm mặn dẫn đến phải chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

1.170,14 ha; trong đó tăng từ khai thác đất bãi bồi ven biển ở các xã Đơng Hồng, Đơng Minh, Đơng Xuyên, Nam Phú, Nam Thịnh và đất chƣa sử dụng chuyển sang đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm 773,21 ha; chuyển đất có mặt nƣớc chuyên dùng để đƣa vào sử dụng cho mục đích sản xuất nơng nghiệp 390,82 ha, diện tích cịn lại tăng do đo đạc lại khu dân cƣ và tách bóc đất nơng nghiệp trong khu dân cƣ theo chỉ tiêu sử dụng đất của pháp luật đất đai năm 2003 và tăng do sai số đo đạc.

Đất nông nghiệp thực giảm 122,94 ha, trong đó có 72,97 ha chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; ngồi ra cịn có 41,84 ha đất ni trồng thuỷ sản nƣớc lợ và đất rừng phòng hộ do bị nƣớc biển xâm lấn tại các xã Đông Xuyên, Đông Minh, 8,18 ha đất trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản không hiệu quả bỏ hoang chuyển sang đất sông và mặt nƣớc chuyên dùng tại các xã Đông Minh, Nam Thịnh, Nam Phú do mặn và ngập; có 43,33 ha chu chuyển nội bộ trong đất nông nghiệp do thay đổi cơ cấu cây trồng.

Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nên tình trạng hạn hán kéo dài kết hợp với triều cƣờng trong vụ đông xuân đã làm cho nhiều diện tích đất canh tác của các xã ven biển bị nhiễm mặn. Diện tích đất bị nhiễm mặn tập trung ở các xã: Đông Hải, Đông Long, Đông Minh, Nam Hƣng, Nam Thịnh, Nam Phú.

Các loại đất trong giai đoạn 2005 - 2015 biến động nhƣ sau:

Đất trồng lúa: năm 2005, đất trồng lúa có diện tích 11.065,1 ha, đến năm 2015 diện tích đất trồng lúa có 10.345,96 ha giảm 719,14 ha, trong đó một phần chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp và phần còn lại do ngập và nhiễm mặn phải chuyển sang mục đích nơng nghiệp khác.

Đất trồng cây lâu năm: năm 2005, đất trồng cây lâu năm có diện tích 581,8 ha đến năm 2015 diện tích đất trồng cây lâu năm tăng lên 1124,16 ha, do những tác động của biến đổi khí hậu, nhƣ: ngập lụt và nhiễm mặn thì diện tích đất trồng cây lâu năm có khả năng phát triển trên đất vƣờn tạp và đất ruộng 1 vụ lúa để trồng cây ăn quả, cây cảnh.

Đất lâm nghiệp: năm 2005 đất lâm nghiệp có diện tích 942,9 ha đến năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 510,55 ha. Với đặc thù của một huyện đồng bằng ven biển, phần diện tích đất lâm nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chắn gió, chắn sóng, chắn cát, bảo vệ hệ thống đê điều, khu dân cƣ, điều hồ khí hậu mơi trƣờng và bảo vệ hệ sinh thái vùng ngập nƣớc ven biển.

Đất ni trồng thủy sản: diện tích đất ni trồng thủy sản tăng mạnh trong thời kỳ 2005 - 2015, năm 2005 có diện tích 1.325,1 ha, đến năm 2015 có diện tích 3.587,80 ha, tăng 63% so với năm 2005.

Do biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét những yếu tố thời tiết tiêu cực không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện tiền hải, tỉnh thái bình (Trang 55)