Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2. Điều kiện tự nhiên
3.2.1. Diện tích các loại đất
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất của xã Cảm Ân trong năm 2012
Diện tích (ha) Diện tích đất tự nhiên 2464,09 Trong đó: Diện tích đất có rừng 1127 Rừng tự nhiên 230 Rừng sản xuất 720 Rừng phịng hộ 177
Đất sản xuất nơng nghiệp 315
Diện tích đất trồng lúa 54
Diện tích đất trồng các loại cây khác 261
Các loại đất khác 1022,09
Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội xã Cảm Ân năm 2012
Từ bảng 3.1 ta thấy mặc dù diện tích đất có rừng trong xã khá lớn 1127 ha, tuy nhiên chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phịng hộ, diện tích đất rừng tự nhiên rất ít 230ha, điều này cũng đồng nghĩa với nguồn tài nguyên cây thuốc vừa hiếm gặp và trữ lượng chắc chắn sẽ khơng cịn nhiều.
Diện tích đất lúa nước và đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ, như vậy người dân khó có thể sống ổn định và làm giàu từ đất nơng nghiệp. Vì vậy cần phải phát huy tiềm năng từ đất lâm nghiệp, trong đo chú trọng trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng tự nhiên, đưa cây thuốc vào trồng dưới tán rừng. Đây là tiềm năng vơ cùng lớn.
3.2.2. Địa hình
Địa hình của huyện Yên Bình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ Trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đơng Nam lên Tây
Bắc được tạo bởi hai dãy núi: Cao Biền nằm phía tả ngạn sơng Chảy ( phía Đơng hồ Thác Bà) và Con Voi nằm phía hữu ngạn sơng Chảy( phía Tây hồ Thác Bà ).
3.2.3. Thổ nhưỡng
Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của n Bình là nhiều loại đất, nhóm đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây cơng nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía...) và phát triển đồng cỏ để chăn ni đại gia súc. Nhóm đất dốc tự phân bổ rải rác ở các thung lũng sơng suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ sơng Chảy có đặc tính độ phì cao của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây màu và cây lương thực.
3.2.4. Khí hậu - Thủy văn
n Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm là 2.121,2mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 37% và khơng có sương muối. Do đặc điểm là huyện có diện tích mặt nước nhiều (hồ Thác Bà trên 15.000 ha) nên khí hậu vùng này mang tính chất vùng hồ: mùa đơng ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho việc phát triển nơng, lâm nghiệp, trồng rừng phịng hộ và rừng nguyên liệu; trồng cây công nghiệp chè, cao su, cây ăn quả và là tiềm năng để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch dịch vụ. Lượng mưa phân bố tương đối đồng đều giữa các tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cây thuốc phát triển dưới tán rừng thấp và vườn hộ gia đình.
Vị trí địa lý, địa hình và lớp thảm thực vật khá thuận lợi cho một số loài cây thuốc bản địa hoặc một số loài đưa từ nơi khác về trồng. Tiềm năng đất
đai để phát triển cây thuốc còn rất nhiều. Đây là điểm thuận lợi lớn về điều kiện tự nhiên cho phát triển cây thuốc.